Thời gian cho thuê đất đặc khu sẽ được căn chỉnh phù hợp với Luật Đất đai

Thời gian cho thuê đất đặc khu sẽ được căn chỉnh phù hợp với Luật Đất đai
(PLO) - Đó là khẳng định của Bộ trưởng Lê Thành Long khi giải đáp thắc mắc của bà con cử tri về vấn đề cho thuê đất đặc khu.

Sáng 19/6, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cùng Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Kiên Giang đã có buổi tiếp xúc cử tri tại phường Vĩnh Hiệp, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang để thông báo kết quả kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV, đồng thời lắng nghe tâm tư nguyện vọng và giải đáp thắc mắc của bà con cử tri.

Tại buổi tiếp xúc, bà con cử tri bày tỏ sự thống nhất và vui mừng về những thông tin kết quả kỳ họp vừa qua mà Đoàn ĐBQH đã báo cáo. Phần chất vấn được đổi mới với hình thức 1 phút hỏi, 3 phút trả lời đã giải đáp nhiều thắc mắc của bà con cử tri trong cả nước về các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội và những vấn đề “nóng” trong dư luận. Nhiều dự án luật, nghị quyết thiết thực liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân được thông qua, cho ý kiến. Cụ thể, Quốc hội đã xem xét thông qua 7 dự án luật, 8 Nghị quyết và cho ý kiến 9 dự án luật. Đồng thời, bấm nút thông qua nhiều dự án luật quan trọng như: Luật Đo đạc và bản đồ, Luật an ninh mạng, Luật Tố cáo, Luật cạnh tranh, Luật Quốc phòng sửa đổi...

Trong kỳ họp vừa qua, Quốc hội đã thẳng thắn đánh giá những mặt đạt được, những hạn chế, tồn tại và tìm ra nguyên nhân để đề ra giải pháp trong thời gian tới. Đồng thời, Quốc hội sẽ tiến hành giám sát 2 chuyên đề quan trọng về quy hoạch sử dụng đất đai đô thị và công tác phòng cháy chữa cháy đang được người dân trong cả nước quan tâm.

Bên cạnh ý kiến nhất trí, bà con cử tri cũng bày tỏ sự băn khoăn về nhiều vấn đề “nóng” của đất nước trong thời gian qua. Cử tri Nguyễn Tuấn Oanh (phường Vĩnh Hiệp, TP Rạch Giá) cho rằng, bà con đang rất lo lắng về vấn đề thời gian cho thuê đất trong dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt. “Bác Hồ đã từng nói “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Vì vậy, vấn đề luật này, Quốc hội cần phải tiếp tục trưng cầu ý kiến người dân để có sự đồng thuận cao nhất”, ông Oanh đề nghị.

Cử tri đề nghị Quốc hội cần tiếp tục trưng cầu ý kiến người dân về thời gian cho thuê đất đặc khu để có sự đồng thuận cao nhất
Cử tri đề nghị Quốc hội cần tiếp tục trưng cầu ý kiến người dân về thời gian cho thuê đất đặc khu để có sự đồng thuận cao nhất

Cử tri Huỳnh Văn Sáu (phường Vĩnh Hiệp) cho biết, hiện tại vật giá “leo thang”, thực phẩm, hàng tiêu dùng lên vùn vụt nhưng giá lúa lại bấp bênh, lên xuống thất thường khiến đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Từ đó, đề nghị Quốc hội kiến nghị, xem xét và có biện pháp ổn định giá cả nông nghiệp để giúp đỡ bà con nông dân. Đồng thời, theo ông Sáu, vấn đề giá cả thị trường cũng ảnh hưởng đến chất lượng nhà tình thương, nhà tình nghĩa. Số tiền trợ cấp vẫn “giậm chân tại chỗ” mà giá thành vật liệu xây dựng lại lên như “diều gặp gió”.

Quan tâm về vấn đề y tế, bà con cử tri cho rằng, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chính sách đối với bảo hiểm y tế còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, có bệnh viện không đảm bảo vệ sinh và lối thoát hiểm khi gặp sự cố. Nói về bảo hiểm y tế, cử tri thừa nhận bảo hiểm giúp người dân được hưởng nhiều quyền lợi nhưng những quy định về thông tuyến lại gây khó khăn, bất cập cho bà con. “Khi đến bệnh viện cấp cứu nhân viên y tế không làm hồ sơ cấp cứu mà yêu cầu về xin hồ sơ chuyển tuyến. Về xin giấy chuyển tuyến không khớp thời gian cũng không được bảo hiểm y tế thanh toán”, cử tri Trần Văn Đắc bức xúc.

Bộ trưởng Lê Thành Long đánh giá cao các ý kiến của bà con cử tri. Theo Bộ trưởng, bà con đã quan tâm đến nhiều vấn đề quan trọng mang tầm vĩ mô của đất nước.

Nói về vấn đề trợ cấp cho người cao tuổi, Bộ trưởng cho biết, đối tượng được hưởng trợ cấp là những người 80 tuổi trở lên không nhận lương hưu và các khoản bảo hiểm khác. Một số ý kiến đề nghị hạ số tuổi này xuống, tuy nhiên vấn đề này vẫn được xem xét. Thực tế, hiện tại vì nguồn tiền còn hạn chế nên độ tuổi phải từ 80 trở lên và kèm theo các điều kiện để góp phần giảm bớt sự bất bình đẳng trong xã hội.

Trả lời cử tri về vấn đề giá trị nhà tình nghĩa, Bộ trưởng đồng ý với ý kiến cho rằng hỗ trợ nhà tình nghĩa ở mức giá 50 triệu đồng là thấp và sẽ đề nghị xem xét tăng lên.

Liên quan đến đề án về cải cách chính sách tiền lương và cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, Bộ trưởng Lê Thành Long thông tin: “Có ý kiến phản ánh người nghỉ hưu trước một năm cụ thể bị thiệt thòi nhưng tôi đảm bảo với bà con Nhà nước sẽ tính toán kỹ việc này không để bà con chịu thiệt”. Cùng với đề án cải cách tiền lương, đề án cải cách bảo hiểm xã hội đang hướng đến tăng số người được hưởng lương hưu thay vì hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Trước ý kiến của bà con về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ trưởng cho biết, hiện có đầy đủ pháp luật quy định về vấn đề này.  Các cơ quan như Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đều tham gia xử lý. Điều 317, Bộ luật Hình sự 2015 cũng đã hình sự hóa các hành vi liên quan vấn đề An toàn vệ sinh thực phẩm. Khung phạt cao nhất là 12 – 20 năm tù đối với hành vi vi phạm gây chết người.

Đối với Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, Bộ trưởng cũng thông tin, việc ban hành luật là thực hiện theo các nghị quyết của Đảng từ nhiều nhiệm kỳ trước, theo quy định trong Hiến pháp và chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Theo đó, chọn những nơi có điều kiện đặc biệt tạo cơ chế vượt trội có khả năng cạnh tranh phát triển kinh tế và thu hút đầu tư. Tuy nhiên, trong dự luật đề cập đến vấn đề cho thuê đất 99 năm chưa được sự thống nhất. Do thông điệp đến quần chúng chưa đầy đủ nên một số người lạm dụng, xúi giục gây kích động, gây rối trật tự trị an. Quốc hội đã quyết định lùi thời gian thông qua dự luật đến kỳ họp thứ 6, đồng thời căn chỉnh lại thời gian thuê đất cho phù hợp theo luật đất đai...

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cùng Đoàn ĐBQH tỉnh KiênGiang tặng quà cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cùng Đoàn ĐBQH tỉnh KiênGiang tặng quà cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Tại buổi tiếp xúc, Bộ trưởng Lê Thành Long cùng Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang đã tặng 3 phần quà cho 3 gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường.

Đọc thêm

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống VBQPPL thống nhất, đồng bộ

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Ngày 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ biên tập dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Trần Anh Đức chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp là đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; bộ, ngành khác có liên quan.

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng 9/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn.

Bộ Quốc phòng sơ kết Đề án 1371

Các đại biểu dự Hội nghị
(PLVN) -Sáng 9/1, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Sơ kết giai đoạn 1 (2021-2024) thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” (Đề án 1371) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Chính phủ xác định tập trung phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Một trong 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá năm 2025 được Chính phủ xác định là huy động tối đa các nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, có nhiệm vụ xây dựng Đề án về cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc, giữ vai trò tiên phong, dẫn dắt. Đây là thông tin được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 8/1.

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc
(PLVN) - Kế thừa truyền thống yêu nước, tinh thần cống hiến cho dân tộc, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, họ vẫn còn gặp không ít khó khăn. Các chuyên gia kinh tế, pháp luật cho rằng cần khơi thông mọi nguồn lực để doanh nghiệp dân tộc phát triển song hành cùng sự hùng mạnh của đất nước. 

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Cần xây dựng chính sách, pháp luật để hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh. (Ảnh: Phương Mai)
(PLVN) - Việc xây dựng chính sách, pháp luật để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp dân tộc là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh Việt Nam hướng đến tăng trưởng kinh tế cao và đột phá trong khoa học công nghệ. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều khẳng định cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, mang tính dẫn dắt. Tuy nhiên, hiện nay vẫn thiếu khung pháp lý rõ ràng để hỗ trợ doanh nghiệp dân tộc. Để làm rõ vấn đề trên, Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.

"Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam"

 Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Ảnh Hương Giang)
(PLVN) -  Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về việc Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật, trong đó: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm”, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam”.

Nhiều doanh nghiệp lớn sẵn sàng nhận nhiệm vụ được giao

Metro Bến Thành - Suối Tiên. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) -  Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động và dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng cộng đồng doanh nghiệp luôn sẵn sàng tận dụng cơ hội để tái cơ cấu, trụ vững và phát triển, đặc biệt sẵn sàng thực hiện các trọng trách, các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam: Có thể ưu tiên lĩnh vực công nghiệp bán dẫn

 Đại biểu Quốc hội Nguyễn Duy Minh, Đà Nẵng
(PLVN) - Nhìn ra thế giới, có thể thấy rất nhiều câu chuyện phát triển thần kỳ của các quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc hay gần nhất với Việt Nam là Singapore - cùng khu vực ASEAN… Nhưng trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, để phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, chúng ta có thể tập trung ưu tiên vào công nghiệp bán dẫn.