Thời điểm vàng để doanh nghiệp Việt Nam bứt phá

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Tuấn Việt, đây đang là giai đoạn mà cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển, vươn ra thế giới để làm giàu một cách chân chính.

Lợi thế các hiệp định thương mại

Tính đến thời điểm này, Việt Nam đã ký kết và đàm phán tổng cộng 20 hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước và khu vực, trong đó có 16 FTA đang thực thi, gồm nhiều hiệp định thế hệ mới như Hiệp định Ðối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh và Bắc Ailen (UKVFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)...

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Tuấn Việt.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Tuấn Việt.

Theo thống kê, những FTA này đã mở ra cánh cửa thương mại với hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm khoảng 90% GDP toàn cầu. Nhờ tận dụng các FTA, Việt Nam nhiều năm liền nằm trong top 20 quốc gia có kim ngạch thương mại lớn nhất thế giới. Riêng năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 786 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt trên 405 tỷ USD. Một số thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam trong năm 2024 như xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 119 tỷ USD, sang EU đạt 52,1 tỷ USD (tăng 19,3%), sang Canada đạt khoảng 7,5 tỷ USD (tăng 22,7%)…

Theo ông Nguyễn Tuấn Việt, Tổng giám đốc Công ty Vietgo – người có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu, việc khai thác các FTA vẫn chưa tương xứng với tiềm năng mà chúng ta có. “Nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ còn thiếu thông tin về thị trường cũng như các kỹ năng trong xuất khẩu”, ông Việt nói và cho rằng, dư địa để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường thế giới thông qua các FTA là rất lớn. “Đây là thời điểm vàng để các doanh nghiệp nước ta phát triển, cất cánh. Cơ hội để người Việt Nam làm giàu là rất lớn”, ông Việt khẳng định.

Việt Nam hiện thuộc nhóm quốc gia có số lượng FTA nhiều nhất trên thế giới, và vẫn đang tiếp tục đàm phán để mở rộng thêm. “Đây chính là ‘hàng rào mềm’ nhưng rất hiệu quả giúp doanh nghiệp Việt giảm phụ thuộc vào Mỹ, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu,” ông Việt nhận định.

Theo phân tích của chuyên gia Nguyễn Tuấn Việt, cả doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam đều đang đứng trước những cơ hội rất tốt. “Hiện nay cơ chế của nhà nước là rất tốt”, ông Việt nói và phân tích, ở Việt Nam, cứ lập doanh nghiệp là đủ điều kiện để có thể xuất khẩu. Ngoài ra, thủ tục khởi nghiệp ở Việt Nam cũng rất dễ dàng. “Ví dụ ở Nhật, để khởi nghiệp rất khó. Họ muốn mở một tài khoản USD ở một ngân hàng là rất khó khăn, phức tạp, tốn thời gian, cần phải chứng minh được tài sản, tiền mình có”, vị chuyên gia nói và cho biết, ở Việt Nam, việc kinh doanh, buôn bán được nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện tối đa.

Hơn thế nữa, doanh nghiệp kinh doanh ở Việt Nam có lợi thế về vị trí địa lí. Nước ta có bờ biển kéo dài, nằm trên mặt đường hàng hải quốc tế. Hàng hóa đi ra cảng biển, tiếp cận với thị trường thế giới rất dễ dàng. Đó là lợi thế logistics của Việt Nam. “Có những sản phẩm, nếu không có lợi thế về logistics thì không bán được. Ví dụ như xuất khẩu xi măng, các loại vật liệu xây dựng, than đá cũng như các loại quặng. Đây là những mặt hàng có trọng lượng rất nặng, nếu đi đường bộ, đường hàng không thì cước vận chuyển rất lớn, cần có lợi thế logistics đường biển để xuất khẩu”, ông Việt phân tích.

Theo chuyên gia Nguyễn Tuấn Việt, thế mạnh của hàng hóa Việt Nam khi tiếp cận thị trường nước ngoài là giá cả, chất lượng. Hiện nay, các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như dệt may, da giày, đồ gỗ, hàng tiêu dùng... rất được thị trường thế giới ưu chuộng cũng là nhờ giá cả và chất lượng.

Việt Nam có lợi thế logistics khi có bờ biển dài, gần đường hàng hải quan trọng quốc tế.

Việt Nam có lợi thế logistics khi có bờ biển dài, gần đường hàng hải quan trọng quốc tế.

Cũng theo ông Nguyễn Tuấn Việt, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp Việt khi ra nước ngoài là kỹ năng thương mại. Ở nước ta, có nhiều công ty sản xuất nhưng có rất ít công ty thương mại để bán những sản phẩm đó đi nước ngoài. Hiện nay ở Việt Nam, chủ yếu các công ty tự sản xuất được hàng hóa thì tự xuất ra nước ngoài. “Trong khi nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ lại thiếu kỹ năng thương mại, thiếu kinh nghiệm xuất khẩu, thậm chí không biết tiếp cận bạn hàng quốc tế qua kênh nào”, ông Việt nói và cho rằng, nếu chúng ta phát triển thêm đội ngũ các doanh nghiệp thương mại để hỗ trợ bán hàng cho các doanh nghiệp sản xuất thì cơ hội phát triển các doanh nghiệp nước ta sẽ tốt hơn.

“Thị trường quốc tế rất rộng lớn, hàng hóa trong nước cũng nhiều, nhưng khâu để tiếp thị, quảng bá, tiếp cận thị trường nước ngoài thế nào thì cần được quan tâm, phát triển thêm”, ông Việt nhận định.

Cần đa dạng hóa thị trường

Liên quan đến rủi ro các nước lớn đánh thuế, chuyên gia Nguyễn Tuấn Việt cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam cần mở rộng thêm thị trường, tránh việc phụ thuộc quá nhiều vào một hoặc vài thị trường duy nhất.

Ông Nguyễn Tuấn Việt cũng nhấn mạnh đến một xu thế mới: Các quốc gia và thị trường đang “đi tìm nhau” để không còn phụ thuộc quá nhiều vào Mỹ. Điểm trung tâm của làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng này sẽ là châu Á – cái nôi sản xuất toàn cầu, trong đó Việt Nam được đánh giá là quốc gia có lợi thế lớn nhờ nhân công giá rẻ, logistics thuận lợi, nhất là đường biển.

Ông Nguyễn Tuấn Việt làm việc với đối tác nước ngoài, đưa hàng hóa Việt xuất ra thế giới.

Ông Nguyễn Tuấn Việt làm việc với đối tác nước ngoài, đưa hàng hóa Việt xuất ra thế giới.

Một tín hiệu đáng mừng được ông Việt chia sẻ là thời gian qua, Công ty Vietgo của ông đã tiếp nhận hàng loạt đơn hàng từ những thị trường mà trước đây Việt Nam rất khó tiếp cận như Nam Mỹ, châu Phi, Canada… “Sự dịch chuyển nhu cầu này chứng minh rằng thế giới đang thực sự đi tìm nhau, mở ra cơ hội cho Việt Nam vươn ra toàn cầu. Và trong bối cảnh này, doanh nghiệp vừa và nhỏ chính là đối tượng hưởng lợi nhiều nhất. Chúng ta không cần làm gì lớn lao, chỉ cần làm tốt sản xuất, kiểm soát chất lượng và ‘gật đầu’ đúng lúc với đối tác là có thể bắt kịp dòng chảy toàn cầu hóa mới. Đây là thời điểm vàng, và nếu bỏ lỡ, rất khó có cơ hội lần hai,” vị chuyên gia nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Tuấn Việt cho rằng cộng đồng doanh nghiệp Việt đang đối mặt với hai “cơn bão” lớn. Thứ nhất là “cơn bão” về chính sách thuế và "cơn bão” cơ hội khi thị trường thế giới tái cấu trúc, tạo ra dòng dịch chuyển mới về thương mại.

“Chúng ta không thể tránh cơn bão đầu tiên, nhưng hoàn toàn có thể ‘đón gió’ từ cơn bão thứ hai để bứt phá. Đây là thời điểm không dành cho sự chần chừ,” vị chuyên gia khuyến nghị.

Tin cùng chuyên mục

Doanh thu khai báo tăng lên khi sử dụng hóa đơn điện tử không phải là cơ sở để truy thu.

Hộ kinh doanh có bị truy thu khi áp dụng hóa đơn điện tử?

(PLVN) - Liên quan đến những lo ngại bị truy thu thuế của hộ kinh doanh khi áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, lãnh đạo Cục Thuế khẳng định, cơ quan thuế chỉ truy thu số thuế đã bị bỏ sót hoặc khai báo không trung thực từ các kỳ trước đó.

Đọc thêm

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Nhiều địa phương đã chuyển động tích cực trong giải phóng mặt bằng

Bộ Xây dựng kiến nghị địa phương đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Trao đổi với Báo PLVN, ông Vũ Hồng Phương - Giám đốc Ban Quản lý dự án (QLDA) đường sắt cho biết, đơn vị đã hoàn thành giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Sau khi trình Bộ Xây dựng và Chính phủ thông qua, hồ sơ dự án đã bàn giao cho các tỉnh, thành phố có tuyến đường sắt đi qua để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), hỗ trợ tái định cư phục vụ thi công vào năm 2026.

'Siết' hàng giả trên môi trường số, Bộ Công Thương sẽ phân cấp, phân quyền cho địa phương quản lý giao dịch thương mại điện tử

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giải trình các nhóm vấn đề được đại biểu Quốc hội quan tâm.
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết tình trạng hàng giả, gian lận thương mại tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt trên môi trường số. Để tăng cường quản lý lĩnh vực này, Bộ sẽ phân cấp, phân quyền cho địa phương trong quản lý giao dịch thương mại điện tử. Đồng thời, trình Quốc hội Luật Thương mại điện tử, dự kiến Dự thảo Luật sẽ được trình trong Kỳ họp thứ 10.

Phê duyệt bổ sung hơn 38.000 tỷ đồng vốn điều lệ cho Công ty mẹ - VEC

VEC cần bổ sung vốn để đủ điều kiện huy động vốn nhằm thực hiện đầu tư các dự án. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc quyết định phê duyệt phương án bổ sung vốn điều lệ cho Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), nâng tổng vốn điều lệ lên 39.366 tỷ đồng đến hết năm 2026, tăng 38.251 tỷ đồng so với mức vốn điều lệ đã được phê duyệt đến năm 2023.

Thay đổi trong áp dụng thuế khoán: Cần giải pháp để hộ kinh doanh thích nghi - Bài 2: Xây dựng hệ thống thuế hiện đại, minh bạch

Nghị định số 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ là một trong nhiều bước trong lộ trình xây dựng một hệ thống thuế hiện đại, minh bạch.
(PLVN) - Sau nhiều năm tồn tại như một công cụ thu thuế mang tính ước lượng, thuế khoán (TK) đang dần được thay thế bởi cơ chế khai thuế và nộp thuế theo doanh thu thực tế. Đây không chỉ là bước chuyển mình của chính sách thuế, mà còn là phép thử đối với năng lực quản trị, tính minh bạch và khả năng thích nghi của hệ thống quản lý nhà nước và hàng triệu hộ kinh doanh (HKD) cá thể trên cả nước…

Kỳ 1: Kinh tế tư nhân Lào Cai - Động lực mới cho tăng trưởng bền vững

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cùng các đại biểu tham quan không gian trưng bày các sản phẩm của tỉnh Lào Cai tại Chương trình “Gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc”.
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, kinh tế tư nhân đang ngày càng khẳng định vai trò là một động lực quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai. Từ một khu vực từng bị xem là “manh mún, nhỏ lẻ”, kinh tế tư nhân đã và đang tiếp sức cho hành trình vươn lên của tỉnh, từng bước đưa địa phương trở thành trung tâm kinh tế, thương mại và du lịch năng động vùng Tây Bắc.

Mời nhà đầu tư Cảng cạn 1.700 tỷ tại Thái Nguyên

Mời nhà đầu tư Cảng cạn 1.700 tỷ tại Thái Nguyên
(PLVN) - Sở Tài chính tỉnh Thái Nguyên mời các nhà đầu tư quan tâm nghiên cứu tham gia đầu tư Dự án Cảng cạn Tiên Phong. Quy mô Cảng cạn khoảng 14,35ha với tổng mức đầu tư khoảng 1.700 tỷ, thời gian hoạt động 50 năm.

Cục Hải quan hoàn thành chuyển đổi sang mô hình tổ chức bộ máy mới chỉ trong 15 ngày

Tại buổi gặp mặt Phó Cục trưởng Trần Đức Hùng đã thông tin về một số kết quả của ngành Hải quan 6 tháng năm 2025. (Ảnh HP)
(PLVN) - Phó Cục trưởng Cục Hải quan Trần Đức Hùng cho biết, chỉ sau 15 ngày Quyết định số 382/QĐ-BTC của Bộ Tài chính có hiệu lực (từ 1/3/2025 đến 0 giờ ngày 15/3/2025), toàn bộ công tác sắp xếp, tổ chức bộ máy, nhân sự các đơn vị bên trong Cục Hải quan đã hoàn thành việc chuyển đổi sang mô hình tổ chức bộ máy mới.

Đầu tư hơn 251 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp trường THPT Chu Văn An

Ảnh minh họa (nguồn: Internet).
(PLVN) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Tây Hồ (TP. Hà Nội) vừa mới phát đi thông báo mời thầu gói thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị thuộc Dự án Cải tạo, nâng cấp Trường THPT Chu Văn An với tổng mức đầu tư 251,591 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn ngân sách Quận.

Liên danh Công ty Khánh Hòa - Miền Trung trúng gói thầu hơn 976 tỷ đồng tại tỉnh Khánh Hòa

Ảnh minh họa (nguồn: Internet).
(PLVN) - Thông tin từ Mạng đấu thầu Quốc gia, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và giao thông tỉnh Khánh Hòa vừa mới công bố kết quả trúng thầu Gói thầu số 11 Thi công xây dựng công trình thuộc Dự án thành phần 1 Dự án Xây dựng đường giao thông liên vùng huyện Diên Khánh thuộc Dự án Đường giao thông liên vùng huyện Diên Khánh có giá trúng thầu hơn 976,73 tỷ đồng.

So sánh thời gian thực hiện gói thầu và thời gian thực hiện hợp đồng

Ảnh minh họa từ internet.
(PLVN) - Dù là gói thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa hay tư vấn, việc xác định rõ thời gian thực hiện không chỉ giúp đảm bảo tiến độ dự án mà còn là căn cứ để đánh giá năng lực, trách nhiệm của các bên liên quan. Tuy nhiên, thời gian thực hiện gói thầu và thời gian thực hiện hợp đồng là hai khái niệm thường bị nhầm lẫn trong quá trình đấu thầu. Mặc dù có liên quan chặt chẽ với nhau nhưng chúng lại mang những ý nghĩa và phạm vi khác nhau.

Các tỉnh Đông Nam Bộ: Quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng hai con số trong năm 2025

Nhiều dự án trọng điểm được các tỉnh Đông Nam Bộ đẩy nhanh tiến độ. (Trong ảnh: Dự án đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành tại tỉnh Bình Dương)
(PLVN) - Kết thúc 5 tháng đầu năm 2025, “bức tranh” kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ cho thấy những tín hiệu khởi sắc rõ nét. Tuy nhiên, để cán đích tăng trưởng hai con số như mục tiêu đề ra, các địa phương trong vùng đang tăng tốc triển khai hàng loạt giải pháp mang tính căn cơ, quyết liệt nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, thúc đẩy sản xuất, cải thiện môi trường đầu tư và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Hà Nội: Đấu thầu gói thầu xây dựng hầm chui tại nút giao Cổ Linh (Long Biên) gần 600 tỷ đồng

Ảnh minh họa (nguồn: Internet).
(PLVN) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội đang tổ chức triển khai đấu thầu rộng rãi qua mạng gói thầu 01/XL Thi công xây dựng hầm (bao gồm cả thiết bị, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình phụ trợ và tổ chức giao thông đồng bộ) thuộc Dự án Xây dựng hầm chui tại nút giao Cổ Linh, quận Long Biên, TP. Hà Nội có giá trị gần 600 tỷ đồng.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Phân cấp, phân quyền phải 'rõ người, rõ việc', không để 'giao quyền mà không giao lực'

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu tại Hội nghị.
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết, sau khi rà soát 1.055 văn bản quy phạm pháp luật, Bộ đã làm rõ hơn 1.000 thẩm quyền giữa các cấp chính quyền, trong đó 500 thẩm quyền thuộc trách nhiệm của bộ trưởng. Việc phân cấp, phân quyền không chỉ để chia việc, mà nhằm kiến tạo tư duy quản lý mới, hiệu quả, minh bạch, gắn quyền với trách nhiệm và nguồn lực, khắc phục tình trạng chồng chéo, đùn đẩy và thiếu rõ ràng trong thực thi.

Công ty Xây dựng Cát Hải trúng 2 gói thầu hơn 407 tỷ đồng tại Hà Nam

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Thông tin từ Mạng đấu thầu Quốc gia, Sở Xây dựng tỉnh Hà Nam vừa phê duyệt cho Công ty TNHH Xây dựng Cát Hải trúng cả 2 gói thầu thi công xây dựng và cung cấp, lắp đặt thiết bị của 2 dự án nhà ở xã hội (Khu nhà ở cán bộ, bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai và Khu nhà ở cán bộ, bác sỹ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) tại TP. Phủ Lý. Tổng giá trị trúng thầu của cả 2 gói thầu là hơn 407 tỷ đồng.