Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.

Theo đài RT, phát biểu tại một cuộc họp báo mới đây, ông Varhelyi đã được đề nghị đưa ra mốc thời gian để các quốc gia ứng cử viên có thể gia nhập EU, trong đó có Albania, Moldova, Montenegro, Bắc Macedonia, Serbia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine…

Trả lời về vấn đề này, ông Varhelyi không đưa ra thời hạn chính xác cho bất kỳ quốc gia nào, nhưng cho biết Brussels đã cung cấp cho các nước này “tất cả các công cụ họ cần để chuẩn bị sẵn sàng vào cuối nhiệm kỳ tiếp theo”.

Nhiệm kỳ tiếp theo của Ủy ban châu Âu bắt đầu vào tháng 12 này và kết thúc vào năm 2029. Ông Varhelyi cũng nói thêm rằng EU đã chuẩn bị các kế hoạch cụ thể cho từng ứng cử viên để giúp họ thực hiện các cải cách cần thiết.

“Tôi nghĩ rằng đây là khung thời gian đủ cho bất kỳ nước nào thực sự muốn gia nhập Liên minh châu Âu có thể bắt tay vào làm việc và thực hiện”, ông Varhelyi.

Đồng thời, ông này cũng cho rằng việc gia nhập EU là một “quy trình dựa trên năng lực”, có nghĩa là rất khó để thiết lập thời hạn cứng.

Bình luận của ông Varhelyi được đưa ra trong bối cảnh Ủy ban châu Âu vừa công bố Gói mở rộng hàng năm, cung cấp đánh giá chi tiết về tiến độ của các ứng cử viên trên con đường gia nhập khối.

Báo cáo về Ukraine ghi nhận tiến độ cải cách, tư pháp và cuộc chiến chống tội phạm có tổ chức của quốc gia này, nhưng cho biết tham nhũng vẫn là mối quan tâm.

Năm 2019, Ukraine đặt mục tiêu gia nhập EU và NATO làm mục tiêu quốc gia của nước này. Năm 2022, Kiev chính thức nộp đơn xin gia nhập EU và được cấp tư cách ứng cử viên vào cùng năm đó.

Vào tháng 6 cùng năm, EU đã mở các cuộc đàm phán gia nhập với Ukraine, mặc dù nhiều quan chức phương Tây cho rằng sẽ mất hàng thập kỷ để quốc gia này gia nhập Liên minh.

Đọc thêm

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.