Thỏa thuận về giá tài sản thi hành án: Cần có một thời hạn nhất định

Nhân viên thẩm định giá nghiên cứu tài liệu bán đấu giá tài sản thi hành án. (Ảnh  minh họa)
Nhân viên thẩm định giá nghiên cứu tài liệu bán đấu giá tài sản thi hành án. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Định giá tài sản kê biên, bán đấu giá để giải quyết việc thi hành án hiện nay được thực hiện theo quy định tại Điều 98 Luật Thi hành án dân sự (THADS) năm 2008, được sửa đổi, bổ sung năm 2014. Trong thực tế áp dụng Luật THADS, quy định tại Điều 98 về định giá tài sản đang phát sinh nhiều vướng mắc, bất cập cần được tháo gỡ, trong đó có một số vấn đề liên quan đến thời hạn.

Đề xuất tính thời hạn kể từ ngày tổ chức kê biên tài sản

Điều 98 Luật THADS quy định: Ngay khi kê biên tài sản mà đương sự thỏa thuận được về giá tài sản hoặc về tổ chức thẩm định giá thì chấp hành viên lập biên bản về thỏa thuận đó. Giá tài sản do đương sự thỏa thuận là giá khởi điểm để bán đấu giá. Trường hợp đương sự có thỏa thuận về tổ chức thẩm định giá thì chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá đó.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên tài sản, chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản kê biên trong các trường hợp sau đây: Đương sự không thỏa thuận được về giá và không thỏa thuận được việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá; Tổ chức thẩm định giá do đương sự lựa chọn từ chối việc ký hợp đồng dịch vụ; Thi hành phần bản án, quyết định quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này.

Chấp hành viên xác định giá trong các trường hợp sau đây: Không thực hiện được việc ký hợp đồng dịch vụ quy định tại khoản 2 Điều này; Tài sản kê biên thuộc loại tươi sống, mau hỏng hoặc có giá trị nhỏ mà đương sự không thỏa thuận được với nhau về giá. Chính phủ quy định về tài sản có giá trị nhỏ.

Theo đó, một trong những vướng mắc nổi lên là quy định về thời hạn cho đương sự thỏa thuận xác định giá tài sản hoặc thỏa thuận về tổ chức thẩm định giá như hiện nay (“ngay khi kê biên tài sản mà đương sự thỏa thuận được về giá hoặc tổ chức thẩm định giá”) là không rõ ràng. Điều này dẫn đến khi áp dụng luật, chấp hành viên phải thông báo và cho đương sự thực hiện ngay lập tức việc thỏa thuận về giá hoặc thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá, mà không phải là sau khi kê biên hoặc thỏa thuận trong một thời hạn nhất định sau khi kê biên. 

Thực tế cho thấy, chấp hành viên thường áp dụng giải pháp là khi thông báo kê biên tài sản, đồng thời thông báo về quyền thỏa thuận xác định giá tài sản và quyền thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá cho các đương sự. Tại buổi kê biên, chấp hành viên giải thích cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, lập biên bản về nội dung về thỏa thuận xác định giá tài sản kê biên hoặc thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá để thẩm định giá tài sản kê biên. 

Ngoài ra, chấp hành viên cũng áp dụng giải pháp linh hoạt phù hợp quy định về thời hạn tại khoản 2 Điều 98 Luật THADS, đó là trong khoảng thời hạn 05 ngày thời hạn phải ký hợp đồng dịch vụ đối với tổ chức thẩm định giá, chấp hành viên vẫn vận động, giải thích và cho đương sự, người liên quan thỏa thuận về xác định giá tài sản kê biên, thỏa thuận về lựa chọn tổ chức thẩm định giá, miễn là việc ký hợp đồng với tổ chức thẩm định giá (nếu có) vẫn trong thời hạn luật định.

Tuy nhiên, về lâu dài, nhiều ý kiến đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 98 Luật THADS theo hướng quy định một thời hạn nhất định (kể từ ngày tổ chức kê biên tài sản) để các đương sự, hoặc giữa người được thi hành án và người thứ ba là người bảo lãnh có tài sản thế chấp bị kê biên được thỏa thuận xác định giá tài sản kê biên hoặc thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá để thẩm định giá tài sản kê biên.

Thời hạn “05 ngày làm việc…” cần được hướng dẫn rõ hơn

Cũng liên quan đến thời hạn, khoản 2 Điều 98 Luật THADS quy định thời hạn chấp hành viên phải ký hợp đồng với tổ chức thẩm định giá “05 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên tài sản” là không hợp lý. Vì thực tế có trường hợp đương sự, người thứ ba có tài sản thế chấp không thỏa thuận được ngay tại buổi kê biên tài sản mà thỏa thuận đạt được vào thời gian sau khi kê biên; hoặc có trường hợp tổ chức thẩm định giá được các đương sự thỏa thuận lựa chọn từ chối ký hợp đồng dịch vụ nhưng không từ chối ngay, văn bản từ chối ký hợp đồng gửi chậm...

Từ đó, dẫn đến thời hạn 05 ngày làm việc là quá ngắn, không đủ để chấp hành viên xem xét, lựa chọn tổ chức thẩm định giá, đàm phán, thỏa thuận và thực hiện trình tự, thủ tục để ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá.

Về vướng mắc trên, đại diện Cục THADS TP Hà Nội đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 98 Luật THADS theo hướng quy định 05 ngày làm việc, kể từ ngày: (i) các đương sự hoặc giữa người được thi hành án và người thứ ba là người bảo lãnh có tài sản thế chấp bị kê biên hoặc người thứ ba là người bảo lãnh có tài sản thế chấp bị kê biên không thỏa thuận được về giá, về lựa chọn tổ chức thẩm định giá; (ii) nhận được văn bản từ chối ký hợp đồng dịch vụ của tổ chức thẩm định giá được các bên thỏa thuận lựa chọn. 

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Kinh nghiệm quốc tế: Xây dựng chính sách đa số đều xuất phát từ Chính phủ

Tòa nhà lập pháp Ontario tại trung tâm Toronto Canada. (Ảnh minh họa: ofa.on.ca)
(PLVN) -  Một trong những đổi mới đáng chú ý tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua ngày 19/2/2025 là Luật đã quy định về xây dựng chính sách. Tham khảo quy trình chính sách của các nước trên thế giới sẽ là kinh nghiệm tốt để chúng ta thực hiện có hiệu quả quy định mới này của Luật Ban hành VBQPPL năm 2025.

Các cơ quan xây dựng, ban hành văn bản pháp luật phải chịu trách nhiệm đến cùng theo đúng chức năng, nhiệm vụ

Ông Ngô Trung Thành, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội cho biết, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) đã có những đổi mới rất mạnh mẽ. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Xây dựng và hoàn thiện thể chế là 1 trong 3 đột phá chiến lược được xác định trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, là khâu “đột phá của đột phá”. Để thể chế hóa chủ trương của Đảng và đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã xem xét thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (sửa đổi) với những điểm mới rất mạnh mẽ. Trong đó, có đổi mới hết sức quan trọng về quy trình xây dựng và ban hành VBQPPL nhằm đẩy nhanh tiến độ ban hành luật, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

"Cần nghiên cứu sửa Hiến pháp"

Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính (Bộ Tư pháp) Nguyễn Thị Kim Thoa: “Cần nghiên cứu bổ sung nguyên tắc hiến định để khuyến khích cán bộ dám nghĩ, dám làm”.
(PLVN) - Trên cơ sở thay đổi tư duy về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo hướng bảo đảm yêu cầu quản lý và khuyến khích đổi mới sáng tạo, TS Nguyễn Thị Kim Thoa, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp đề xuất nghiên cứu bổ sung vào Hiến pháp quy định nguyên tắc “lập pháp phải hợp hiến; hành pháp, tư pháp phải trên cơ sở pháp luật và tính công bằng của pháp luật” nhằm khuyến khích cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung của đất nước, vì lợi ích cộng đồng.

Đoàn Luật sư Hà Nội phối hợp tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024

Cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Vừa qua, Đoàn Luật sư TP Hà Nội phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Thanh Trì, UBND xã Tứ Hiệp, UBND xã Tân Triều tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến những nội dung cơ bản, những điểm mới của Luật Thủ đô năm 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành tới cán bộ và nhân dân trên địa bàn xã Tứ Hiệp và xã Tân Triều.

Các trung tâm tài chính tại Việt Nam: Xây dựng các cơ chế, chính sách vượt trội nhưng phải có kiểm soát

Nhiều việc phải làm để TP.HCM có thể trở thành trung tâm tài chính quốc tế (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) -  Yêu cầu trên được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh khi chủ trì cuộc họp với lãnh đạo một số Bộ, ngành chức năng về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập và hoạt động của trung tâm tài chính tại Việt Nam (Nghị quyết), diễn ra chiều 21/2 tại Hà Nội.

Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đề xuất nhiều giải pháp gỡ vướng về thể chế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đề xuất nhiều giải pháp gỡ vướng về thể chế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
(PLVN) - Phát biểu tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế ngày 21/2, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ các “điểm nghẽn của điểm nghẽn” về thể chế nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng từ 8% trở lên.

GS.TS Võ Khánh Vinh: “Đổi mới xây dựng pháp luật phải theo hướng phát huy dân chủ và bảo vệ quyền con người”

GS.TS Võ Khánh Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
(PLVN) - Kỷ nguyên phát triển mới của đất nước đòi hỏi phải đổi mới căn bản, mạnh mẽ, mang tính đột phá cách mạng công tác xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật theo hướng phát huy dân chủ và bảo vệ quyền con người, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững đất nước. Đây là nội dung trao đổi của GS.TS Võ Khánh Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam với Báo Pháp luật Việt Nam.