Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn việc kết nạp Phần Lan vào NATO

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (bên phải) và người đồng cấp Phần Lan Sauli Niinisto.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (bên phải) và người đồng cấp Phần Lan Sauli Niinisto.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ ngày 30/3 đã thông qua dự luật phê chuẩn nghị định thư về việc Phần Lan gia nhập NATO.

Theo hãng tin TASS, tất cả 276 nhà lập pháp có mặt tại phiên họp của Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ bỏ phiếu ủng hộ, như vậy, Phần Lan đã có được cơ sở pháp lý để tham gia liên minh.

Tuy nhiên, các nhà lập pháp Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng Thụy Điển, quốc gia đã nộp đơn xin gia nhập NATO cùng với Phần Lan, vẫn chưa hoàn thành các điều khoản trong bản ghi nhớ với Thổ Nhĩ Kỳ và do đó chưa sẵn sàng gia nhập liên minh.

Thổ Nhĩ Kỳ trở thành quốc gia thành viên NATO cuối cùng phê chuẩn nghị định thư kết nạp Phần Lan vào liên minh.

Trước đó, quá trình này cũng bị Hungary trì hoãn nhưng Hungary đã thông qua dự luật liên quan vào ngày 27/3.

Vào tháng 5/2022, Phần Lan và Thụy Điển nộp đơn xin gia nhập NATO, tuy nhiên, nỗ lực gia nhập của 2 nước này ngay lập tức bị Ankara ngăn cản.

Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu các nước Bắc Âu nêu trên tuyên bố các tổ chức người Kurd là tổ chức khủng bố, dẫn độ những người bị cáo buộc hoạt động khủng bố hoặc hỗ trợ, tiếp tay cho âm mưu đảo chính năm 2016 cho Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời gỡ bỏ lệnh cấm cung cấp vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Để giải quyết những khác biệt này, 3 nước đã ký một biên bản ghi nhớ chung trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATO vào năm 2022.

Văn bản này bao gồm lộ trình các biện pháp thiết thực mà Thổ Nhĩ Kỳ đề nghị Phần Lan và Thụy Điển phải thực hiện nếu muốn gia nhập liên minh NATO. Ankara sau đó cho rằng Helsinki đã tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận.

Đọc thêm

Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva chúc mừng Quốc khánh Lào

Đại sứ Việt Nam Lê Thị Tuyết Mai và Đại sứ Lào Latsamy Keomany khẳng định các Cơ quan đại diện của Việt Nam và Lào tại Geneva sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau, đóng góp tích cực cho mối quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai nước. Ảnh: Phóng viên TTXVN tại Geneva.
(PLVN) - Chiều 1/12, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Lê Thị Tuyết Mai dẫn đầu đoàn đại biểu của Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Geneva tới chúc mừng Phái đoàn đại diện thường trực Lào tại Geneva nhân dịp kỷ niệm 48 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (2/12/1975-2/12/2023).

Các quốc gia hào hứng với 'Ngày hội ôm quốc tế'

Các quốc gia hào hứng với 'Ngày hội ôm quốc tế'
(PLVN) - Nhiều quốc gia trên thế giới có ngày hội ôm của riêng mình nhưng mục đích của những ngày hội này đều tương tự nhau. Đó là khuyến khích mọi người thể hiện cảm xúc và nghĩa cử yêu thương với nhau nhiều hơn.

Sau COVID-19, thế giới có gì?

Thế giới đã thay đổi sau đại dịch COVID-19. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
(PLVN) - COVID-19 đã trở thành bệnh thông thường ở Việt Nam. Tuy nhiên, điều lo ngại thường trực là với hơn 500 loại Coronavirus, biết khi nào một trong số chúng lại đột biến để gây đại dịch cho người, chưa kể vô số loại virus khác cũng đều có nguy cơ gây đại dịch.

Thụy Sĩ đóng băng tài sản trị giá gần 9 tỷ USD của Nga

Thụy Sĩ vốn là một điểm đến ưa thích của những người Nga giàu có và là nơi cất giữ tài sản của họ. Ảnh minh hoạ: Internet.
(PLVN) - Thụy Sĩ thông báo, từ đầu năm đến nay, nước này đã đóng băng các tài sản của Nga trị giá khoảng 7,7 tỷ franc Thụy Sĩ (tương đương 8,81 tỷ USD) theo các lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine.

Việt Nam kêu gọi duy trì cách tiếp cận mở, đa phương đối với vấn đề di cư

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva phát biểu tại khóa họp lần thứ 114 Hội đồng Tổ chức di cư quốc tế (IOM), Geneva ngày 28/11/2023. Nguồn: Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva
(PLVN) - Theo tin từ Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva, từ ngày 27-29/11, tại Geneva, Khóa họp lần thứ 114 Hội đồng của Tổ chức di cư quốc tế (IOM) đã diễn ra với sự tham dự của đại diện 175 quốc gia thành viên, đặc biệt trong đó có sự tham dự của hơn 30 lãnh đạo cấp Nguyên thủ và Bộ trưởng.