Thổ Nhĩ Kỳ: Dùng nước hoa thay thế nước rửa tay mùa dịch

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Nhu cầu sử dụng nước rửa tay đã tăng đột biến kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, tại Thổ Nhĩ Kỳ, dùng nước hoa thay thế nước rửa tay đã trở thành một thứ vũ khí bí mật giúp ngăn ngừa virus lây lan.

Theo AFP, nghi thức xịt nước hoa vào tay khi ghé tiệm cắt tóc, nhà hàng hay thậm chí là đi xe bus đã có từ rất lâu ở Thổ Nhĩ Kỳ. Đây được xem là một biểu tượng của lòng hiếu khách, cũng như là một sự trợ giúp vệ sinh tay ở quốc gia này. 

Hiện tại, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp, nước hoa Thổ Nhĩ Kỳ xuất hiện ở hầu hết mọi hộ gia đình, từ tủ lạnh cho đến tủ quần áo. Thứ “vũ khí bí mật” trong cuộc chiến chống virus Corona này đang có nhu cầu rất cao, điều chưa từng thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Vào đầu tháng 3, khi ca nhiễm Covid-19 đầu tiên ở Thổ Nhĩ Kỳ được công bố, đã có hàng dài những người xếp hàng bên ngoài các cửa hàng bán nước hoa ở khu chợ gia vị đông đúc nhất thủ đô Istanbul, thuộc khu vực Eminonu.

Người dân Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng, việc nước hoa có chứa cồn thì chắc chắn nó sẽ có thể tiêu diệt virus Corona. Vì vậy, người dân Thổ Nhĩ Kỳ thường xuyên xịt nước hoa lên tay khi đi trên phố. Các tài xế taxi cũng cung cấp nước hoa cho khách hàng. Ilyas Gocdu, một khách hàng, cho hay anh dùng nước hoa gấp ba lần so với trước đây. “Tôi tin nó ngăn chặn virus rất hiệu quả vì nó chứa cồn”, anh nói.

Ngoài ra, người cao tuổi ở quốc gia này cũng được phát nước hoa miễn phí. Một hiệp hội ở thành phố Izmit, Phía Tây Bắc nước này phân phát nước hoa cũng như bánh mỳ miễn phí cho người già. 

Những chai nước hoa đã hết sạch trên các kệ hàng kể từ khi Bộ trưởng Y tế Fahrettin Koca kêu gọi người dân sử dụng loại chất lỏng này thay thế nước rửa tay ngăn virus. Eyup Sabri Tuncer, một hãng sản xuất nước hoa truyền thống hàng đầu Thổ Nhĩ Kỳ cho hay đã nhận được hàng chục nghìn đơn đặt hàng trong những tuần gần đây. “Nhằm đảm bảo việc phân phối đến khách hàng, chúng tôi đang tạm ngừng nhận đơn hàng trực tuyến”, Atilla Ariman, một lãnh đạo của công ty cho hay.

Vậy niềm tin nào khiến người dân nghĩ rằng, nước hoa có thể thay thế nước rửa tay, ngăn chặn virus? Theo Giáo sư Bulent Ertugrul, thành viên Hiệp hội Vi sinh lâm sàng và Bệnh truyền nhiễm Thổ Nhĩ Kỳ cho hay, cồn có thể phá hủy lớp ngoài của virus Corona.

“Cồn là một dung môi tốt, nó phá hủy lớp vỏ lipid này. Cách ngăn ngừa dịch bệnh tốt nhất là rửa tay sau khi tiếp xúc với các bề mặt. Nếu không có xà phòng và nước, sử dụng chất khử trùng tay có ít nhất 60% cồn có cũng có hiệu quả đáng kể. Nước hoa có tác dụng này vì nó chứa ít nhất 70% cồn. Đó là lý do tại sao nước hoa trở thành một loại nước rửa tay tốt trong việc phòng chống Covid-19”, Giáo sư Ertugrul nói.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.