Thổ Nhĩ Kỳ bác tối hậu thư của Mỹ về vũ khí Nga

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không từ bỏ quyết định mua các hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga, bất chấp cảnh báo từ Mỹ rằng thương vụ này khiến Thổ Nhĩ Kỳ bị loại khỏi chương trình máy bay chiến đấu F-35.

Theo Reuters, tuyên bố trên được Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đưa ra sau khi quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan hồi tuần trước đã gửi cho người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ một bức thư, trong đó cảnh báo rằng Ankara sẽ bị rút khỏi chương trình máy bay F-35 nếu họ không thay đổi kế hoạch lắp đặt các hệ thống phòng thủ của Nga.

Trong phản hồi trực tiếp đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ đối với bức thư, ông Cavusoglu tuyên bố không ai có thể đưa ra tối hậu thư với Thổ Nhĩ Kỳ.

“Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không rút lại các quyết định của mình vì những loại thư như vậy. Thổ Nhĩ Kỳ đã mua các hệ thống S-400, chúng sẽ được bàn giao và triển khai tại Thổ Nhĩ Kỳ”, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố.

Thương vụ Thổ Nhĩ Kỳ mua các hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga đã khiến quan hệ giữa nước này với Mỹ trở nên căng thẳng trong nhiều tháng qua.

Tương tự các đồng minh NATO khác của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ vừa là khách hàng tiềm năng, vừa là đối tác sản xuất máy bay F-35. Giới chức Mỹ lo ngại rằng, với việc Thổ Nhĩ Kỳ mua vũ khí của cả 2 bên, hệ thống phòng thủ của Nga là mối đe dọa đối với các máy bay F-35. Washington cũng đã ra tối hậu thư, tuyên bố Ankara không thể có cả 2 hệ thống vũ khí này, thậm chí cảnh báo sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt với nước này.

Đầu tháng 4 vừa qua, Mỹ đã dừng bàn giao các thiết bị liên quan đến máy bay F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ. Sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar hôm 22/5 thông báo các nhân viên quân sự của nước này đã tới Nga để tham gia các khóa huấn luyện về việc sử dụng các hệ thống S-400, Mỹ cũng đã tuyên bố xem xét tạm dừng việc đào tạo cho các phi công Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng máy bay F-35 tại Arizona. 

Hồi tuần trước, Mỹ cũng đã ngừng nhận tiếp thêm phi công Thổ Nhĩ Kỳ tới nước này để tham gia hoạt động đào tạo. Đây được xem là dấu hiệu cụ thể nhất cho thấy tranh cãi về máy bay F-35 giữa 2 nước đang đến điểm bước ngoặt. 

Theo các chuyên gia, nếu Thổ Nhĩ Kỳ bị loại khỏi chương trình F-35, đây sẽ là một trong những vụ “đứt gánh” quan trọng nhất trong mối quan hệ giữa nước này với Mỹ trong lịch sử gần đây.

Trong phát biểu ngày 13/6, ông Cavusoglu tiếp tục lặp lại lời kêu gọi của Thổ Nhĩ Kỳ về việc thành lập một nhóm làm việc chung với Mỹ để các chuyên gia từ cả 2 nước cùng nhau đánh giá mối lo ngại của Mỹ.

Theo Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, Bộ trưởng Quốc phòng nước này và người đồng cấp Mỹ ngày 13/6 cũng đã có cuộc điện đàm và thảo luận về bức thư của quyền Bộ trưởng Mỹ.

Trong cuộc điện đàm, người đứng đầu Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã nhấn mạnh rằng những từ ngữ trong bức thư của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ không đúng, không phù hợp với tinh thần của Liên minh.

Một ngày trước đó, ngày 12/6, Tổng thống Tayyip Erdogan tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ đã hoàn tất thỏa thuận với Nga và các hệ thống này sẽ được chuyển giao vào tháng 7. 

Về phía Mỹ, Washington cho biết nước này đang đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ về việc bán hệ thống phòng thủ Patriot cho Thổ Nhĩ Kỳ. Song, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan trước đó cho hay, lời đề nghị của Mỹ “không tốt” như đề nghị trong thương vụ S-400 với Nga.

Đọc thêm

Đức nêu điều kiện để Ukraine gia nhập EU

Thủ tướng Đức Olaf Scholz.
(PLVN) - Liên minh châu Âu (EU) sẵn sàng hỗ trợ Ukraine gia nhập khối, đài RT dẫn lời Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết trong một cuộc phỏng vấn được đăng tải ngày 8/6. Tuy nhiên, “tư cách thành viên trong EU chỉ có thể diễn ra sau khi các tiêu chí gia nhập đã được đáp ứng”.

Đảm bảo cân bằng, công bằng, đồng bộ và đột phá trong chuyển đổi kinh tế

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn dự hội nghị.
(PLVN) - Ngày 8/6, trong khuổn khổ các hoạt động của Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) 2023, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tiếp tục tham dự và là diễn giả chính phát biểu tại phiên thảo luận về “Phát thải ròng bằng không, phát triển bền vững, đa dạng sinh học” do Bộ trưởng Bộ trưởng An ninh năng lượng và trung hoà carbon Anh chủ trì.

Việt Nam đề cao tăng cường hệ thống an sinh xã hội tại Hội nghị Lao động quốc tế

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai cùng Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị. Ảnh: Trương Anh Tuấn, TTXVN.
(PLVN) - Theo tin từ Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva, ngày 7/6, tại trụ sở Liên hợp quốc tại Geneva (Thụy Sỹ), Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn, đã đại diện Chính phủ Việt Nam phát biểu tại Hội nghị Lao động quốc tế lần thứ 111, đề cao chính sách và thành tựu đáng khích lệ của Việt Nam về tăng cường hệ thống an sinh xã hội nhằm thúc đẩy phục hồi và phát triển bao trùm hậu COVID-19.

Việt Nam yêu cầu Đài Loan hủy bỏ tập trận trái phép xung quanh Ba Bình

Bà Phạm Thu Hằng, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam
(PLVN) - “Việc Đài Loan tổ chức diễn tập bắn đạn thật ở vùng biển xung quanh Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đe dọa hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh hàng hải, gây căng thẳng và làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông”.

El Nino có thể làm tăng giá cà phê?

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Thời tiết cực đoan do El Nino làm dấy lên lo ngại nguồn cung hạt cà phê robusta tại các nước sản xuất hàng đầu như Việt Nam và Indonesia bị ảnh hưởng, đẩy giá lên cao.

Cháy rừng ở Canada, New York chìm trong khói mù

Cháy rừng ở Canada, New York chìm trong khói mù
(PLVN) - Ngày 6/6 (giờ địa phương), người dân thành phố New York và phần lớn các vùng phía Đông Bắc Mỹ phải hít thở bầu không khí "không lành mạnh" do ô nhiễm bởi khói từ các vụ cháy rừng dữ dội ở miền đông Canada.