Thiếu tướng Văn Ngọc Quế, Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ đội Biên phòng: Phát huy truyền thống, xây dựng Bộ đội Biên phòng ngày càng vững mạnh, chính qui, hiện đại

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đắk Ken, BĐBP Đắk Nông tuần tra, kiểm soát biên giới. Ảnh: Kim Nhượng/Báo Biên phòng.
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đắk Ken, BĐBP Đắk Nông tuần tra, kiểm soát biên giới. Ảnh: Kim Nhượng/Báo Biên phòng.
(PLVN) - Với chức năng, nhiệm vụ làm nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, trải qua 64 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, những trang sử vẻ vang, chiến công oanh liệt của lực lượng Bộ đội biên phòng (BĐBP) đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận bằng nhiều phần thưởng cao quý. Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Văn Ngọc Quế, Phó Chủ nhiệm Chính trị BĐBP.

- Sau 34 năm thực hiện Ngày Biên phòng toàn dân, Thiếu tướng cho biết kết quả xây dựng thế trận lòng dân ở khu vực biên giới thời gian qua của lực lượng BĐBP?

BĐBP luôn tích cực tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, xây dựng “thế trận lòng dân” ở khu vực biên giới (KVBG). Hiện nay, có 311 “Cán bộ tăng cường xã quân hàm xanh” giữ các vị trí chủ chốt tại các xã biên giới đặc biệt khó khăn và 2.388 đảng viên các Đồn Biên phòng về tham gia sinh hoạt tại các chi bộ thôn, bản; 9.402 đảng viên ở các Đồn Biên phòng phụ trách 40.893 hộ gia đình ở khu vực biên giới. Các tỉnh, thành ủy đã ra quyết định chuẩn y, chỉ định 165 đồng chí tham gia cấp ủy cấp huyện, 517 đồng chí tham gia cấp ủy cấp xã; góp phần bồi dưỡng, giới thiệu hàng nghìn thanh niên ưu tú người dân tộc vào Đảng, xóa gần 600 thôn, bản trắng về đảng viên. Hàng trăm “Thầy giáo quân hàm xanh” đã mở gần 1.000 lớp xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học cho trên 10.000 học viên.

Thực hiện chương trình “Nâng bước em tới trường”, hàng năm toàn lực lượng hỗ trợ 500.000đ/tháng/học sinh cho 3.000 học sinh ở KVBG (trong đó, có 75 cháu của Lào và 100 cháu của Campuchia). Từ năm 2018 đến nay các đơn vị nhận nuôi 388 em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong chương trình “Con nuôi đồn biên phòng”.

Năm 2022, thực hiện Dự án “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em tới trường” các đơn vị BĐBP đã nhận nuôi 205 học sinh, nhận hỗ trợ 2.433 học sinh với tổng kinh phí hỗ trợ trên 12 tỷ đồng. Hàng trăm “Thầy thuốc quân hàm xanh” thường xuyên túc trực, khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho người dân hai bên biên giới. Hàng ngàn “Cán bộ khuyến nông quân hàm xanh” tham gia cùng chính quyền và bà con chuyển dịch cơ cấu nông lâm nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, tăng cường trồng và bảo vệ rừng, tạo vành đai xanh biên giới.

Bên cạnh đó, các đơn vị BĐBP đã có nhiều hoạt động nhân văn và sáng tạo như: Chương trình “Mái ấm biên cương” trao tặng gần 10.000 căn nhà và công trình dân sinh; Chương trình “Bò giống giúp người nghèo nơi biên giới, hải đảo” đã tặng hơn 25.000 con bò cho các gia đình khó khăn; Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo” đã góp phần nâng cao trình độ, nhận thức pháp luật cho nhân dân; Chương trình “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản”; hàng năm tặng hàng chục công trình dân sinh và từ 10.000 đến trên 26.000.000 suất quà Tết cho đồng bào nghèo đã mang lại những mùa xuân ấm tình quân dân; Chương trình “Tặng cờ Tổ quốc và ảnh Bác Hồ”, trao tặng trên 210.000 lá cờ và 71.000 ảnh Bác cho nhân dân KVBG, biển đảo, cổ vũ, động viên bà con vươn khơi bám biển, bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Các chương trình, mô hình: “Xuân biên giới, Tết hải đảo”, Chiến dịch “Hãy làm sạch biển”, “Ngày Chủ nhật xanh”, “Thứ bảy tình nguyện”, “Tháng Thanh niên”, “Tháng ba biên giới”, “Tuổi trẻ BĐBP xung kích, dũng cảm đấu tranh phòng, chống tội phạm”, “Câu lạc bộ võ thuật”, “Câu lạc bộ Thanh niên Điều lệnh”; Chương trình “Mẹ đỡ đầu”; phong trào thi đua “Phụ nữ BĐBP trí tuệ - bản lĩnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ, xây dựng gia đình hạnh phúc, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới; Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, xây dựng người phụ nữ BĐBP theo tiêu chí “Bốn tốt; Công đoàn BĐBP tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, đã và đang được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân đánh giá cao.

- Có thể thấy, tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên các tuyến biên giới luôn diễn biến phức tạp, mang tính xuyên quốc gia. Với sự sắc bén, tinh thông về nghiệp vụ, đấu tranh quyết liệt, hiệu quả, ý chí quyết tâm tấn công tội phạm của các cán bộ, chiến sĩ biên phòng và tinh thần cảnh giác của quần chúng nhân dân, hàng loạt vụ án, chuyên án đã được bóc gỡ. Thiếu tướng cho biết kết quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy, phòng, chống xuất, nhập cảnh trái phép trên các tuyến biên giới?

- Với vai trò chủ trì, duy trì an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu; BĐBP đã xây dựng và triển khai nhiều kế hoạch đấu tranh phòng, chống tội phạm gắn với bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Các đơn vị BĐBP đã chủ động nắm chắc tình hình, phân tích, đánh giá, dự báo sát đúng; kịp thời triển khai các chủ trương, đối sách đấu tranh ngăn chặn, vô hiệu hóa âm mưu hoạt động của bọn phản động, giữ ổn định an ninh quốc gia ở KVBG, không để bị động, bất ngờ. Cán bộ, chiến sĩ BĐBP không quản ngại vất vả, hy sinh, thể hiện tinh thần đấu tranh không khoan nhượng với tội phạm.

Tính từ năm 1998 tới nay, BBĐP đã xác lập hơn 1.600 chuyên án, xây dựng trên 7.000 kế hoạch nghiệp vụ, bắt giữ và xử lý hơn 107.000 vụ với trên 167.000 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia, mua bán người, tiền giả và các loại tội phạm khác; giải cứu trên 2.000 nạn nhân bị mua bán về tái hòa nhập cộng đồng. Xử phạt hành chính, tịch thu hàng hóa tang vật sung công quỹ Nhà nước trị giá hàng chục nghìn tỷ đồng…

Riêng đấu tranh với tội phạm về ma túy, BĐBP đã bắt giữ trên 120.000 vụ với trên 200.000 đối tượng, thu hàng chục tấn heroin, cần sa, ma túy dạng đá, hàng trăm triệu viên ma túy tổng hợp, cùng nhiều vũ khí quân dụng, vật liệu nổ...

- Một trong những dấu ấn của BĐBP là hoạt động đối ngoại biên phòng. Thiếu tướng cho biết hiệu quả của các hoạt động đối ngoại biên phòng thời gian qua?

- Trong những năm qua, BĐBP luôn quán triệt và thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng, tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng nhiều hoạt động quan trọng như công tác phân giới cắm mốc trên cả ba tuyến biên giới, ký kết các thỏa thuận hợp tác quân sự, hợp tác biên phòng với các nước láng giềng... Tổ chức hiệu quả các hoạt động đối ngoại Biên phòng như: Phối hợp với cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng và các lực lượng liên quan phục vụ tổ chức thành công 7 lần Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Giao lưu Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia lần thứ Nhất; tổ chức 5 lần đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam - Campuchia. Tổ chức Hội đàm giữa Bộ Tư lệnh BĐBP với Bộ Tư lệnh Lục quân, Bộ Tư lệnh Hiến binh Quân đội Hoàng gia Campuchia.

Năm 2022 đã triển khai Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, 45 năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị, hợp tác Việt Nam - Lào, 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia và Lễ kỷ niệm 45 năm “Con đường tiến đến đánh đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt” của Thủ tướng Campuchia Hun Sen. Tổ chức kết nghĩa “Đồn - Trạm hữu nghị, Biên giới bình yên” cho 185 cặp/265 đồn Biên phòng với các đại đội BĐBP và Chi đội, Trạm kiểm tra Biên phòng, xuất nhập cảnh các nước láng giềng; tổ chức các chương trình “Giao lưu hữu nghị biên giới”; tham mưu cho chính quyền địa phương tổ chức “Kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới” cho 207 cặp cụm dân cư…

- Luật Biên phòng Việt Nam ra đời đã tạo một hành lang pháp lý cơ bản, quan trọng để tiến hành các hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới và thực thi nhiệm vụ, công tác Biên phòng trong tình hình mới., Thiếu tướng có thể cho biết kết quả sau một năm thực thi luật?

- Từ ngày 01/01/2022, Luật Biên phòng Việt Nam chính thức có hiệu lực thi hành, đây là văn bản pháp lý quan trọng được xây dựng trên cơ sở tinh thần Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 28/9/2018 của Bộ Chính trị về “Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia”. Điều đó đã tạo cơ sở quan trọng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp xây dựng lực lượng bảo vệ biên giới, xây dựng thế trận biên phòng toàn dân gắn với thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc ở khu vực biên giới, hoàn thiện cơ chế chính sách để xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, phù hợp với thực tiễn và phù hợp với pháp luật quốc tế, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới.

Phát huy truyền thống của lực lượng 02 lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân, cán bộ, chiến sĩ BĐBP tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, nắm vững thời cơ, vượt qua thách thức, quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Quân đội và Nhân dân giao phó; bảo vệ vững chắc chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong mọi tình huống; xây dựng BĐBP ngày càng vững mạnh, chính qui, hiện đại.

-Trân trọng cảm ơn Thiếu tướng!

Năm 2022, toàn lực lượng BĐBP có 03 tập thể và 05 cá nhân được tặng thưởng Huân chương Chiến công (hạng Nhất, Nhì, Ba); 02 tập thể, 114 cá nhân được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc (hạng Nhất, Nhì, Ba); 1.946 cá nhân được tặng Huy chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba); 06 tập thể và 08 cá nhân được tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 03 cá nhân được tặng thưởng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quân”; 131 tập thể và 236 cá nhân được tặng thưởng Bằng khen của Bộ Quốc phòng, ngành Trung ương; 02 tập thể, 03 cá nhân được tặng thưởng Bằng khen của Tổng cục Chính trị; 480 tập thể và 923 cá nhân được tặng thưởng Bằng khen của Bộ Tư lệnh BĐBP.

Tin cùng chuyên mục

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Đọc thêm

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa: Đánh giá kỹ, bảo đảm nguồn lực đầu tư phát triển văn hóa

Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) - Sáng 1/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 (Chương trình). Một số ý kiến đề nghị rà soát, đánh giá khả năng huy động, bố trí tài chính và việc giải ngân vốn để bảo đảm hiệu quả của Chương trình.

Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm việc với Tỉnh ủy Ninh Bình

Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình. (Ảnh: Báo Ninh Bình)
(PLVN) - Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) do ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình.