Thiếu niên 16 tuổi phải nhập viện vì tùy tiện uống 15 viên paracetamol

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bác sỹ khuyến cáo, người dân không nên tùy tiện sử dụng paracetamol. Do các biểu hiện ngộ độc paracetamol rất kín đáo, thậm chí vài ngày đầu nếu không xét nghiệm theo dõi thì không thể biết, khi được phát hiện muộn, bệnh nhân có thể tổn thương gan, thậm chí suy gan cấp, hôn mê gan và tử vong...

Bệnh viện Đa khoa Khu vực Cẩm Phả (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận nam bệnh nhân 16 tuổi nhập viện trong tình trạng mệt nhiều, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng thượng vị.

Gia đình cho biết, trong 3 ngày qua, bệnh nhân bị đau đầu và đã uống liên tục 15 viên paracetamol (hàm lượng 500mg/viên) trong thời gian ngắn nhằm giảm đau. Sau uống bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như trên và được đưa đến viện.

Các bác sỹ chẩn đoán xác định bệnh nhân bị ngộ độc paracetamol do uống quá liều. Ngay sau đó, bệnh nhân đã được chuyển khoa Hồi sức tích cực - Chống độc để điều trị theo phác đồ xử trí ngộ độc. Sức khỏe bệnh nhân tiến triển tốt.

Qua trường hợp này, các bác sỹ khuyến cáo, người dân không nên tùy tiện sử dụng paracetamol. Paracetamol (tên gọi khác là Acetaminophen) là thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt mức độ trung bình. Do các biểu hiện ngộ độc paracetamol rất kín đáo, thậm chí vài ngày đầu nếu không xét nghiệm theo dõi thì không thể biết, khi được phát hiện đã muộn, bệnh nhân có thể tổn thương gan, thậm chí suy gan cấp, hôn mê gan và tử vong.

Đối với người lớn, liều paracetamol tối đa không được phép lớn hơn 4g/ngày. Liều dùng Paracetamol đường uống: 10 - 15 mg/kg, cách 4 - 6 giờ/lần. Các chuyên gia cũng khuyến cáo, không nên dùng Paracetamol quá năm lần và không quá 75 mg/kg trong vòng 24 giờ.

Paracetamol là thuốc thuộc diện không phải kê theo đơn, có nghĩa là người dân có thể tự mua ở các hiệu thuốc về để chữa các biểu hiện đau, sốt do các nguyên nhân thông thường hoặc xử trí ban đầu trước khi tới bệnh viện. Tuy nhiên, người dân không nên tùy tiện sử dụng paracetamol, nhất là trường hợp sử dụng không theo hướng dẫn chi tiết về liều dùng, sử dụng số lượng nhiều và trong nhiều ngày. Khi thấy các biểu hiện đau đầu, sốt... không giảm, người dân nên ngừng sử dụng thuốc và đến ngay bệnh viện để khám, kịp thời điều trị bệnh.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...