Thiếu hụt trầm trọng nhà ở xã hội và nhà ở thương mại bình dân

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Nhà ở xã hội và nhà ở thương mại bình dân là phân khúc có nhu cầu cao nhất, nhưng lại không có nguồn cung. Để giải quyết bài toán thiếu hụt trầm trọng cho phân khúc này cần có những chính sách cụ thể.
Thị trường đang thiếu trầm trọng nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá rẻ
Thị trường đang thiếu trầm trọng nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá rẻ

Khoảng cách lớn giữa cung - cầu

Theo số liệu thống kê của Bộ Xây dựng, trong năm 2021 và 2022, phân khúc nhà chung cư dưới 30 triệu đồng/m2 hầu như không còn tại thị trường TP.HCM. Năm 2022, Hà Nội cũng không còn chung cư có mức giá 25 triệu đồng/m2. Các dự án nhà ở với mức giá bình dân chỉ xuất hiện nhỏ giọt, tạo ra một khoảng cách rất lớn giữa cung - cầu trong phân khúc này.

Thực tế, đến nay tại cả thị trường Hà Nội và TP.HCM chỉ chưa đến 10 dự án nhà ở có mức dưới 25 triệu đồng/m2 như: Dự án BID Residence thuộc khu đô thị Văn Khê (Hà Đông, Hà Nội) có giá bán 22 - 24 triệu đồng/m2; Dự án Dự án VP6 Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội) giá 22 - 23 triệu đồng/m2; Dự án Sài Gòn Gateway (Quận 9, TP Hồ Chí Minh) có giá 24,62 triệu đồng/m2; Dự án The Era Town (Quận 7, TP Hồ Chí Minh) giá khoảng 23,58 triệu đồng/m2....

Trong khi Chính phủ đã ban hành Đề án Phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2021 – 2030, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đầu tư các dự án nhà ở giá rẻ thì phân khúc nhà ở trung – cao cấp vẫn đang dư thừa khoảng 100.000 căn hộ, tương đương với 70 – 100 triệu mét vuông sàn.

Bộ Xây dựng cũng nhận định: Thị trường vẫn đang đối diện tình trạng thiếu nguồn cung ở tất cả phân khúc sản phẩm và cơ cấu hàng hóa không phù hợp, thiếu trầm trọng nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá rẻ, giá giao dịch tăng cao.

Nhà đầu tư không “mặn mà” với phân khúc bình dân

Mặc dù nhà ở xã hội do đã được quy định cụ thể trong Luật Nhà ở là có sự hỗ trợ của Nhà nước nhưng đối với nhà ở bình dân thì khác, hoàn toàn dựa vào cung cầu thị trường và khẩu vị của nhà phát triển bất động sản.

Do đó, nhiều nhà phát triển phân khúc bình dân đã dần dần chuyển sang sản phẩm cho người thu nhập khá (tại thời điểm 2022-2023, tạm phân nhóm nhà ở cho người thu nhập khá có giá 30 - 50 triệu đồng/m2).

Nguyên nhân của sự dịch chuyển này là do biên lợi nhuận của phân khúc bình dân ngày càng thu hẹp khi giá đất, giá vật liệu xây dựng và các chi phí thi công khác ngày một tăng cao. Bên cạnh đó, các vướng mắc về thủ tục trong quá trình thực hiện dẫn đến kéo dài thời gian thi công khiến cho doanh nghiệp không thể trụ vững với phân khúc bình dân ban đầu, mà buộc phải thay đổi chiến lược kinh doanh.

Nói về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Hà (Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam) đã chia sẻ trên báo điện tử VOV: “Các thủ tục, quy trình cần được xử lý nhanh gọn hơn, giúp doanh nghiệp tiếp cận đất đai một cách dễ dàng, thực hiện quá trình đầu tư nhanh, rút ngắn thời gian để nhanh chóng thu hồi vốn, đạt mức lợi nhuận cao”.

Nhiều vướng mắc trong phát triển nhà ở xã hội

Đối với các dự án nhà ở xã hội cũng thường vướng thủ tục trong xác định giá bán, khiến doanh nghiệp khó quyết toán hoặc cấp sổ hồng cho người mua chậm trễ. Về thuế, đối với doanh nghiệp làm nhà ở xã hội cho thuê, thường được giảm 70% thuế giá trị gia tăng nhưng Luật Thuế lại không có khoản này. Doanh nghiệp đầu tư làm nhà ở xã hội gặp nhiều rắc rối, khó khăn sẽ dần mất động lực để làm các dự án tiếp theo. Bên cạnh đó quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội cũng đang gặp nhiều khó khăn.

Quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội gặp nhiều khó khăn

Quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội gặp nhiều khó khăn

Trong buổi thông tin với báo chí gần đây, ông Luyện Văn Phương - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Thành phố Hà Nội cho biết: “Mặc dù đã có quy định là 20% quỹ đất tại các dự án nhà ở thương mại sẽ được dành để phát triển nhà ở xã hội, thế nhưng tại Hà Nội, tỉ lệ này là 25% song hầu như không đạt được yêu cầu và còn hạn chế”.

Để phát triển hơn nữa các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại bình dân, trong thời gian tới Bộ Xây dựng cần chủ trì phối hợp với các bộ ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện thể chế, bổ sung các cơ chế chính sách thúc đẩy thị trường phân khúc này, bảo đảm phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước và khả năng chi trả của người dân.

Công trình trọng điểm Cầu Mỹ Thuận 2 hoàn thành, đưa vào sử dụng đã góp phần rút ngắn khoảng cách di chuyển giữa các tỉnh/thành trong và ngoài khu vực Tây Nam Bộ, mở ra cơ hội cho thị trường BĐS Tây Nam Bộ phát triển.

Thị trường bất động sản Tây Nam Bộ: “Miền đất hứa” cho các nhà đầu tư

(PLVN) - Nhận định về thị trường bất động sản (BĐS) năm 2024, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, đây là năm bản lề trong chu kỳ tăng trưởng mới của thị trường BĐS Việt Nam. Trong đó, với những lợi thế cùng những tiềm năng vốn có, thị trường BĐS khu vực Tây Nam Bộ được đánh giá là điểm sáng về biên độ lợi nhuận trong năm 2024, sẽ là “miền đất hứa” chờ các “đại bàng” về làm tổ.
Theo mô hình mới, Vinhomes sẽ xây dựng khối kinh doanh bán lẻ trực tiếp cho khách hàng (tự doanh).

Vinhomes bổ sung mô hình kinh doanh mới

(PLVN) - Ngày 09/01/2024, Công ty Cổ phần Vinhomes công bố xây dựng bổ sung hệ thống phân phối tự doanh song song với hệ thống đại lý hiện có trên toàn quốc. Công ty cũng tiến hành chiến dịch tuyển dụng nhân viên kinh doanh quy mô lớn, sẵn sàng đón đầu chu kỳ tăng trưởng mới của thị trường bất động sản.
Ảnh minh họa.

Dự báo năm 2024 giá chung cư tiếp tục tăng

(PLVN) - Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), giá chung cư nội đô dù đã cao nhưng đà tăng vẫn tiếp tục vì lượng cầu lớn trong khi nguồn cung hạn chế. Trong đó, giá bán chung cư sơ cấp tại Hà Nội sẽ tiếp tục tăng trung bình 3 - 8%, với chung cư cao cấp tăng nhiều nhất. Nguồn cung hạn chế cũng sẽ khiến giá cho thuê căn hộ Hà Nội trong năm 2024 tăng khoảng 5%.
Bên trong căn hộ tại Lancaster Luminaire sở hữu tầm nhìn tầng cao bao quát thành phố Hà Nội.

Lancaster Luminaire sẵn sàng đón cư dân về nhà mới

(PLVN) - Lợi thế về hoàn thiện thi công, sẵn sàng bàn giao, kết hợp với giá trị về vị trí, chất lượng sản phẩm cùng hệ tiện ích nội - ngoại khu đa dạng khiến Lancaster Luminaire trở thành địa chỉ tin cậy để các khách hàng quan tâm “chốt deal” đón Tết 2024 trong căn hộ mới.
ông Đỗ Ngọc Thắng - Giám đốc Kinh doanh Vùng tại OneHousing

Mua nhà cuối năm cần biết những cạm bẫy này

(PLVN) -  Thời điểm cuối năm, giao dịch BĐS thổ cư đang diễn ra sôi động nhất trong năm. Tuy nhiên trong thị trường còn nhiều “vùng xám” cộng với tâm lý chốt giao dịch trước Tết, người mua có thể gặp muôn trùng vây khiến tổn thất về tài chính, rủi ro pháp lý. Giúp khách hàng tránh những rủi ro có thể gặp phải cũng như nhận diện cơ hội đầu tư vào BĐS thổ cư, ông Đỗ Ngọc Thắng - Giám đốc Kinh doanh Vùng tại OneHousing chia sẻ những kinh nghiệm để tránh cạm bẫy mua nhà cuối năm.
Thiết kế như chuyến tàu bên bờ biển của Nam Ô Heritage.

Đô thị biển Tây Bắc Đà Nẵng: Tạo đà từ những dự án tiềm năng

(PLVN) - Bất động sản nghỉ dưỡng Đà Nẵng đã từ lâu thu hút sự quan tâm của giới đầu tư. Nếu như khu vực Đông Nam đã được khai thác tối đa trong hơn 20 năm qua thì vài năm trở lại đây, khu vực Tây Bắc lại đang trở thành “ngôi sao” mới trong danh mục của nhiều nhà đầu tư.
Sức hút khó cưỡng của Mũi Né Summerland

Sức hút khó cưỡng của Mũi Né Summerland

(PLVN) - Sở hữu rất nhiều lợi thế nhờ vị trí đắc địa, pháp lý hoàn thiện đầy đủ, được cấp quyền sở hữu lâu dài, Mũi Né Summerland vẫn luôn duy trì sức nóng và được các nhà đầu tư săn đón kể từ khi ra mắt cho đến nay.
Waterpoint - Dấu ấn đô thị vệ tinh phía Tây TP HCM

Waterpoint - Dấu ấn đô thị vệ tinh phía Tây TP HCM

(PLVN) - Trong xu hướng giãn dân cơ học nhằm giảm tải áp lực cho các đô thị trung tâm, Waterpoint đang ngày càng chứng tỏ vị thế của một điểm đến hoàn hảo khi kết nối thuận tiện, cách trung tâm TP HCM chưa đến 1 giờ lái xe cùng hệ tiện ích đa dạng, thiên nhiên trong lành, thiết lập những chuẩn mực sống mới.