Thiết kế đô thị phải khả thi, nếu vẽ đẹp mà không làm được thì cũng vô ích.
“Hôm nay chúng ta bàn và giải quyết trên cơ sở việc đã rồi. Những nghiên cứu trên đại lộ Đông-Tây của Sở chỉ tới mức độ 1/2.000 nên không cụ thể cho từng khu đất được. Thông tin cũng chưa thật chính xác do bản vẽ hoàn công phải cuối năm mới có”. Phó Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc (QHKT) TP.HCM Hồ Quang Toàn cho biết trong buổi tọa đàm về chủ đề lập thiết kế đô thị cho ba trục đường: đại lộ Đông-Tây, Tân Sơn Nhất-Bình Lợi-Vành đai ngoài và xa lộ Hà Nội do tạp chí Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn tổ chức ngày 27-5.
Vẽ đẹp mà treo thì cũng như không
Ông Toàn cho hay một trong những giải pháp cứu vãn bộ mặt đô thị trên đại lộ Đông-Tây hiện nay là làm sao có được mảng xanh do đường quá “khô”. Tuy nhiên theo ông, việc này cũng không dễ dàng vì đất trồng cây xanh trên đường rất khan hiếm, chỉ còn một đoạn ở Bến Chương Dương (quận 1) và khu Đại Thế giới (quận 5) là còn nhiều mảng xanh.
“Hôm nay chúng ta bàn và giải quyết trên cơ sở việc đã rồi. Những nghiên cứu trên đại lộ Đông-Tây của Sở chỉ tới mức độ 1/2.000 nên không cụ thể cho từng khu đất được. Thông tin cũng chưa thật chính xác do bản vẽ hoàn công phải cuối năm mới có”. Phó Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc (QHKT) TP.HCM Hồ Quang Toàn cho biết trong buổi tọa đàm về chủ đề lập thiết kế đô thị cho ba trục đường: đại lộ Đông-Tây, Tân Sơn Nhất-Bình Lợi-Vành đai ngoài và xa lộ Hà Nội do tạp chí Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn tổ chức ngày 27-5.
Vẽ đẹp mà treo thì cũng như không
Ông Toàn cho hay một trong những giải pháp cứu vãn bộ mặt đô thị trên đại lộ Đông-Tây hiện nay là làm sao có được mảng xanh do đường quá “khô”. Tuy nhiên theo ông, việc này cũng không dễ dàng vì đất trồng cây xanh trên đường rất khan hiếm, chỉ còn một đoạn ở Bến Chương Dương (quận 1) và khu Đại Thế giới (quận 5) là còn nhiều mảng xanh.
Nhà xây dựng nhấp nhô, thiếu mảng xanh trên đại lộ đông-tây. Ảnh: HTD |
Với nhà liên kế, ông Toàn đề nghị các quận, huyện có đại lộ đi ngang qua nên lập một hội đồng kiến trúc quy hoạch có sự tham gia của các sở, ngành để xác định chỗ nào cho xây nhà liên kế, tầng cao bao nhiêu. KTS Nguyễn Văn Tất đề nghị thiết kế đô thị phải là những thông số thông minh cho nhà quản lý lẫn người dân nhằm cho phép không gian đô thị được thở, được “lung linh và lớn lên” chứ không nên đưa ra những con số đóng khung.
“Thiết kế đô thị không phải là lập ra một bảng công thức, ai muốn xây, đầu tư phải nhìn vào đấy tra vào. Nếu không, chúng ta chỉ vẽ ra những thứ không thể có trong tay, bởi quyền đầu tư thuộc về người khác” - ông Tất nói. Cùng quan điểm, KTS Khương Văn Mười lưu ý thiết kế đô thị phải khả thi, nếu vẽ đẹp mà không làm được thì cũng vô ích. Nên chọn trọng tâm làm trước KTS Ngô Viết Nam Sơn cho hay để lập thiết kế đô thị có chất lượng cho trục đại lộ Đông-Tây dài 22 km phải mất khoảng năm năm. Với nhân sự chỉ vài chục người của hai trung tâm tư vấn thuộc Sở QHKT như hiện nay mà làm dàn trải sẽ không xuể, do đó ông đề nghị nên chọn trọng tâm, khoanh vùng khu quan trọng để làm trước. “Tài liệu đầu tiên phải có trong tay là bản đồ sử dụng đất, ghi rõ đất nào của tư nhân, đất nào của nhà nước để xếp loại ưu tiên. Theo đó, đất tư nhân rồi đến những khúc quanh quan trọng như tuyến đi vào trung tâm TP, Chợ Lớn (quận 5) và khu vực bảo tồn, bảo tàng là nhóm ưu tiên số một” - ông Sơn bày tỏ. KTS Dương Hồng Hiến lại băn khoăn bởi thiết kế đô thị cho các đại lộ này phải phù hợp với quy hoạch của từng quận, huyện và cả những dự án của các chủ đầu tư có dính đến đường này. “Tôi cho rằng đó là điều cực kỳ khó khăn” - ông nhận xét. KTS Hiến đề nghị trong thiết kế đô thị nên lấy những khu đất thuộc sở hữu nhà nước để tạo thành điểm nhấn cho trục đường. Ông Hồ Quang Toàn cho hay sẽ đề xuất TP cho phép chia nhỏ việc lập thiết kế đô thị các trục đường này, chọn trọng tâm làm trước bởi ôm đồm một lúc là quá khó.
Theo Pháp Luật TP