Thiệt hại từ vụ làm giả con dấu “xuyên quốc gia” tính thế nào?

Bị cáo Thái Lương Trí và Dương Minh Hải bị xét xử về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” tiếp tục phần tranh luận. Đa số ý kiến của các Luật sư đều đề cập đến hành vi được gọi là “chiếm đoạt” của bị cáo và những thiệt hại của bị hại...

Hôm qua, phiên tòa xét xử bị cáo Thái Lương Trí và Dương Minh Hải về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” tiếp tục phần tranh luận. Đa số ý kiến của các Luật sư đều đề cập đến hành vi được gọi là “chiếm đoạt” của bị cáo và những thiệt hại của bị hại...

Bị hại “mất tên” là do bị cáo?

Tuy có quan điểm khác nhau nhưng các luật sư bào chữa cho bị cáo và Luật sư bảo vệ quyền lợi của bị hại đều thừa nhận rằng, ông Huấn, bà Thành không có tên trong Công ty Liên doanh khai thác khoáng sản Lào Việt (Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào cấp giấy phép thành lập tháng 12/2008). Điều này được VKS và bên bị hại lập luận rằng, ông Huấn, bà Thành đã bị mất cổ phần, mất tiền trong công ty cũ (thành lập đầu năm 2008) do bị cáo chiếm đoạt.

dhgt

Ông Huấn, bà Thành và người đại diện (ngồi giữa) tại phiên tòa.

Tuy nhiên, phía bên Luật sư bào chữa thì có quan điểm ngược lại: Bị cáo không có hành vi chiếm đoạt cổ phần của Huấn, bà Thành. Việc ông Huấn, bà Thành không có tên trong công ty liên doanh là phù hợp theo thỏa thuận của các bên và đúng với quy định của phía Lào. Thể hiện ở chỗ, bị cáo không có đề nghị nào với cơ quan chức năng của Lào về việc loại tên ông Huấn, bà Thành trong liên doanh mới.

Còn Giấy phép đầu tư của bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào đã căn cứ vào thông báo của Ban thư ký nội các Chính phủ Lào, trong đó có đề cập đến biên bản cuộc họp hòa giải do Bộ Tư pháp Lào tổ chức. Theo đó, các bên (ông Trí, ông Huấn, bà Thành, ông Khăm Silivay cùng một số quan chức Bộ Tư pháp,

Bộ năng lượng và Mỏ của Lào) thoả thuận: “Phía Công ty TNHH Thái Dương giữ cổ phần 65% và bên Công ty TNHH ông Khăm giữ cổ phần 35%”. Trước đó, trong Hợp đồng hợp tác kinh doanh số 01/ HĐKT- 2005, ông Trí (đại diện cho Công ty TNHH Thái Dương - Nghệ An), ông Huấn (đại diện cho Công ty Cổ phần Dịch vụ và Dạy nghề Thái Dương - Hà Nội), bà Thành (đại diện cho Công ty Thiên Phú) thỏa thuận, “các bên cùng góp vốn thực hiện dự án tại Lào do Công ty TNHH Thái Dương làm đại diện” và “sau khi có giấy phép thành lập công ty liên doanh hoặc có giấy phép khai thác, các bên sẽ tiến hành ngay việc chuyển hợp đồng kinh doanh sang hình thức công ty cổ phần, tỷ lệ vốn góp trong 65% của phía Việt Nam là: Công ty của ông Huấn 45%, Công ty ông Trí 35%, công ty bà Thành 20%”.

Rất tiếc, mặc dù đã đồng ý để Công ty Thái Dương làm đại diện trong liên doanh rồi sẽ chia cổ phần và lợi nhuận sau nhưng ông Huấn, bà Thành đã vội vàng tố cáo ông Trí khi không thấy có tên mình trong liên doanh mới.

“Mất tên” là mất tiền?

Không có tên trong liên doanh, liệu có đồng nghĩa với việc ông Huấn, bà Thành mất tiền và trở thành bị hại trong vụ án này? Theo tính toán của CQĐT, ông Huấn đã mất 29,25% vốn điều lệ của công ty, tương đương 43.875 cổ phần, trị giá hơn 7 tỷ đồng (10 USD/ cổ phần), bà Thành mất 13% vốn, tương đương 19.500 cổ phần, trị giá hơn 3 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo các Luật sư bào chữa thì ông Huấn, bà Thành chưa hề góp vốn điều lệ cho công ty theo đúng thoả thuận (theo tài khoản của công ty tại Lào). Nếu chưa bỏ tiền ra mà đã bảo mình bị chiếm đoạt là điều vô lý. Công ty chưa có vốn, chưa hoạt động, chưa phát sinh lợi nhuận và bị hại chưa có giấy tờ chứng minh mình sở hữu cổ phiếu thì làm sao có thể coi 10 USD/cổ phần để tính toán ra số tiền bị chiếm đoạt?

Tuy nhiên, phía kiểm sát viên (KSV) đã căn cứ vào các khoản chi tiêu của ông Huấn, bà Thành và cho rằng, họ đã góp đủ vốn điều lệ (thậm chí là thừa) cho công ty. Quan điểm này bị các Luật sư bào chữa phản đối vì cho rằng, các khoản chi của bà Thành là chi khống, chi thiếu căn cứ, không chứng từ, không đúng nguyên tắc kế toán (ví như, chi hàng ngàn USD để tiếp khách Lào, mua quà một số quan chức Lào...). Thậm chí, có những khoản góp vốn vào Công ty Thái Dương thì lại được tính góp vốn vào công ty liên doanh...

Có Luật sư đã phân tích rằng, giả sử có việc “mất tên” thì bên bị mất cổ phần ở đây là Công ty Thái Dương - Hà Nội và Công ty Thiên Phú (là hai pháp nhân) chứ không phải hai cá nhân là ông Huấn, bà Thành. Còn bên “được lợi” chính là Công ty Thái Dương - Nghệ An (trong đó bà Thành có cổ phần). Và như vậy thì ông Trí không phải chịu trách nhiệm về khoản tiền do pháp nhân “chiếm đoạt”. Nếu cho rằng bị cáo chiếm đoạt của bị hại hơn 10 tỷ đồng, cần phải chứng minh rõ bị cáo đã lấy khoản tiền cụ thể nào?. Chuyển khoản hay lấy trực tiếp?. Chi tiêu vào đâu?.

Tranh luận lại những ý kiến nêu trên, KSV hầu như chỉ giữ nguyên quan điểm trong cáo trạng. Phát biểu về một số văn bản của cơ quan chức năng của Lào về việc con dấu Lào, chữ ký của công dân Lào không phải là giả, KSV cho rằng, vụ án này xảy ra ở Việt Nam, cơ quan giám định Việt Nam đã có kết luận và khi xét xử vụ án này, không cần áp dụng Hiệp đinh tương trợ tư pháp Việt Nam - Lào, Việt Nam - ASEAN...

Dự kiến, HĐXX tuyên án vào ngày 14/7/2011.

Khoa Lâm

Tin cùng chuyên mục

Bị can Ngô Phụng Tuấn

Khởi tố nghi can hàng loạt vụ trộm trên xe ô tô tại Rạch Giá

(PLVN) - Ngày 11/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang đã tống đạt Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện Lệnh bắt tạm giam đối với Ngô Phụng Tuấn (SN 2006, ngụ phường An Bình, TP Rạch Giá) về tội "Trộm cắp tài sản".

Đọc thêm

Lập khống phiếu cấp nhiên liệu, chiếm đoạt hơn 8 tỷ đồng

Lập khống phiếu cấp nhiên liệu, chiếm đoạt hơn 8 tỷ đồng
(PLVN) - Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT), Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) vừa phối hợp với Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh tống đạt quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 7 đối tượng về tội “Tham ô tài sản”.

Điều tra vụ nghi bạo hành trẻ em tại TP Vũng Tàu

Điều tra vụ nghi bạo hành trẻ em tại TP Vũng Tàu
(PLVN) - Trong quá trình trông giữ, quản lý các cháu, bà T.T.B đã có những hành vi như dùng tay đánh đập vào miệng, vào mặt, giật tóc; dùng thìa inox, chiếc điều khiển của tivi đập vào miệng các cháu bé nhằm mục đích ép các cháu ăn, uống.

Bạc Liêu: Cảnh giác “tín dụng đen” dịp cuối năm

Bạc Liêu: Cảnh giác “tín dụng đen” dịp cuối năm
(PLVN) - Cuối năm là thời điểm nhu cầu tiêu dùng, vay vốn làm ăn của người dân tăng cao. Đây cũng là thời điểm mà các đối tượng “tín dụng đen” lợi dụng, tung các chiêu trò dụ dỗ người dân với phương thức mới: cho vay thông qua các phần mềm, ứng dụng online trên điện thoại di động, các website, mạng xã hội Facebook, Zalo.