Thiệt hại hàng trăm tỷ đồng do bão số 5

Một đoạn kè biển bị sóng đánh vỡ tại Quy Nhơn.
Một đoạn kè biển bị sóng đánh vỡ tại Quy Nhơn.
(PLVN) - Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định, bão số 5 đã làm sập 144 ngôi nhà dân, 1.120 nhà bị hư hỏng… Tổng thiệt hại ban đầu ước tính 350 tỷ. Tỉnh đã đề nghị Chính phủ hỗ trợ 150 tỷ để khắc phục.

Ngày 3/11, ông Trần Châu, Phó Chủ tịch tỉnh đã ký ban hành quyết định công bố tình huống khẩn cấp sạt lở kè biển xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn). Lý do bão số 5 vào đêm 30 đến rạng sáng 31/10 đã làm sạt lở hoàn toàn hơn 100m kè biển và làm sập 14 căn nhà ở xã Nhơn Hải, nguy cơ gây hư hỏng thêm 1,1km kè khác và uy hiếp hàng trăm hộ dân sống dọc kè.

Sau khi xảy ra sự việc, Chủ tịch tỉnh đã thị sát hiện trường, yêu cầu địa phương sớm khắc phục hệ thống nước uống cho người dân và khôi phục hệ thống điện; yêu cầu Ban Quản lý dự án NN&PTNT đầu tư sửa chữa ngay đoạn kè; hỗ trợ người dân bị thiệt hại theo quy định.

Ông Lê Công Trình, Chủ tịch UBND xã Nhơn Hải cho biết, dọc tuyến kè có khoảng 91 hộ nằm trong vùng nguy hiểm. Các hộ đã được đưa vào diện di dời và cấp đất ở Khu tái định cư vùng thiên tai Nhơn Hải. Tuy nhiên, qua vận động mới có 47 hộ rời đi.

Sau đợt mưa bão này, xã sẽ tiếp tục vận động các hộ này rời đi để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản. “Từ khi xảy ra thiệt hại, địa phương đã cơ bản san lấp xong những đoạn bị sập, giờ chờ tỉnh đầu tư để xây dựng hoàn thiện. Hiện khu vực vẫn chưa có điện, nước đã có lại phục vụ người dân”, ông Trình cho hay.

* Cũng tại Bình Định, hôm qua (3/11), ông Đinh Văn Lớ, Chủ tịch UBND xã An Dũng (huyện An Lão, Bình Định) cho biết, sau khi hai nhịp cầu An Liên bắc qua sông Dinh bị nước lũ cuốn trôi hôm 31/10, việc đi lại của người dân gặp rất nhiều cách trở, nguy hiểm.  

Cầu An Liên bắc qua sông Dinh dài khoảng 100m, rộng 4m, có 3 nhịp, xây cách đây hơn 20 năm là tuyến giao thông huyết mạch nối xã An Dũng, An Vinh về trung tâm huyện An Lão. Để có thể đi lại, một số người dân liều mình ghép tạm những cây cau để làm cầu tạm vượt sông.  

Ông Phạm Văn Nam, Chủ tịch UBND huyện An Lão, cho hay Sở GTVT đã đồng ý hỗ trợ huyện một số dầm sắt chữ Y làm cầu tạm để xe đạp, xe máy qua lại nhưng tạm thời vẫn chưa thực hiện được do nước sông Dinh dâng cao.

“Hiện 1.200 hộ dân hai xã An Dũng và An Vinh bị cô lập. Hai ngày qua người dân đã ghép cây cau gác lên các nhịp đã gãy để đi bộ qua sông. Đây là con đường độc đạo về trung tâm huyện, biết là nguy hiểm nhưng nhu cầu đi lại của bà con rất lớn nên không còn cách nào khác”, ông Nam nói.

* Tại Phú Yên, bão cũng làm hơn 70 xã mất điện. Lãnh đạo tỉnh cho hay sự cố này cơ bản đã khắc phục xong. Tỉnh cũng có 14 nhà bị sập hoàn toàn, gần 20 nhà hư hại một phần.

Theo ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Phòng chống thiên tai, trước khi bão xảy ra, cơ quan chuyên môn đã nhắn tin cảnh báo bão đến hơn 7 triệu máy cá nhân tại các địa bàn dự báo bị ảnh hưởng. Các tỉnh đã chủ động ứng phó, sơ tán khoảng 20 ngàn người. Một số tỉnh cấm biển, cho học sinh nghỉ học. 

Đọc thêm

Nguyên nhân khiến nắng nóng "đến sớm" ở Bắc Bộ và Trung Bộ

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo Thời tiết (Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia) cho biết: "Khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ nắng nóng đến sớm hơn so với trung bình nhiều năm. Nguyên nhân xảy ra nắng nóng ở khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ chủ yếu do chịu ảnh hưởng bởi vùng thấp phía Tây và hội tụ gió Phơn".

Hội An (Quảng Nam): Chậm trễ dự án kè biển ngàn tỷ

Một đoạn kè chắn sóng từ xa tại Quảng Nam.
(PLVN) - Tình trạng biển xâm thực gây sạt lở đang diễn ra ngày một nghiêm trọng tại bờ biển thuộc TP Hội An (Quảng Nam). Đã có nhiều nhà dân bị sóng đánh sập, trong khi đó đã có dự án kè biển gần 1.000 tỷ đồng, nhưng còn vướng mắc chưa thể triển khai.

Hết nắng nóng, Bắc Bộ đón không khí lạnh vào cuối tuần này

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo dự báo, khoảng ngày 25/3 khu vực Bắc Bộ có khả năng chịu ảnh hưởng của một đợt không khí lạnh. Không khí lạnh gây ra gió mạnh, sóng lớn ảnh hưởng đến các hoạt động trên các vùng biển, ngoài ra hiện tượng dông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống trên phạm vi toàn quốc...

Thảo Cầm viên Sài Gòn trả lan rừng về với thiên nhiên

Dự án “Đưa hoa lan rừng về với thiên nhiên” nhằm đảm bảo việc khai thác và bảo tồn lan rừng, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên (ảnh Ngọc Mai)
(PLVN) -  Sáng ngày 21/3, tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn, hơn 2,5 tấn lan rừng đã được trả về với thiên nhiên. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án nhằm bảo tồn lan rừng, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên của Thảo Cầm Viên Sài Gòn và các đơn vị hợp tác.

Tiên Du (Bắc Ninh): Người dân kêu khổ vì điểm tập kết rác gây ô nhiễm

Tiên Du (Bắc Ninh): Người dân kêu khổ vì điểm tập kết rác gây ô nhiễm
(PLVN) - Điểm tập kết rác thải sinh hoạt nằm ngay cạnh đường tỉnh lộ 287, dẫn vào thôn Đông Sơn (xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh). Người dân lưu thông qua đây và các khu dân cư ở gần đang ngày đêm phải hứng chịu tình trạng bãi rác bốc mùi hôi thối, khói bụi, đe dọa nghiêm trọng đến chất lượng sống.

Công viên lớn nhất Nghệ An xin thả đàn cá sấu

Đàn cá sấu hơn chục con được nuôi trong công viên Trung tâm thành phố Vinh
(PLVN) - Đàn cá sấu hơn chục con được nuôi trong công viên Trung tâm thành phố Vinh đang có dấu hiệu xuống cấp. Công ty quản lý công viên đã kiến nghị cơ quan chức năng tìm nơi thả cá sấu về môi trường tự nhiên, nhưng hơn 2 năm qua vẫn chưa có kết quả.

Hạnh phúc khi cống hiến vì thiên nhiên Việt Nam

Nguyễn Mạnh Hà tham vấn chính sách, đề xuất các chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học và phục hồi hệ sinh thái. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Trong bối cảnh bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu đang là thách thức toàn cầu, Việt Nam đã đưa ra những cam kết mạnh mẽ về phục hồi hệ sinh thái, giảm phát thải khí nhà kính và đẩy lùi vấn nạn ô nhiễm. Để biến cam kết thành hành động, những người làm công tác bảo tồn, bảo vệ thiên nhiên có vai trò cực kỳ thiết yếu. Những cống hiến của họ có thể thầm lặng nhưng kiên trì, bền bỉ; dù gặp nhiều khó khăn, vất vả nhưng họ luôn tràn đầy niềm tự hào và hạnh phúc.

Thúc đẩy hành động bảo vệ các dòng sông ô nhiễm

Nhiều dòng sông tại Hà Nội bị ô nhiễm nặng trong nhiều năm nay. (Ảnh Hà Nội Xanh)
(PLVN) - Nhiều dòng sông ở nước ta đã và đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Thực trạng này yêu cầu những quyết sách mạnh mẽ hơn từ các cơ quan chức năng và sự phối hợp thực thi từ chính quyền cũng như các bên liên quan.