Thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm nào sẽ được mua sắm tập trung cấp quốc gia?

Ảnh minh họa: Lê Tiên
Ảnh minh họa: Lê Tiên
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư ban hành danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc; thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm. Trong đó, việc cập nhật danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm sẽ được thực hiện 2 năm 1 lần.

Theo Dự thảo, nguyên tắc chung xây dựng các danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm căn cứ quy định tại Điều 53 (Mua sắm tập trung) của Luật Đấu thầu 2023.

Trong đó quy định việc mua sắm tập trung được áp dụng khi đáp ứng đủ các điều kiện gồm: hàng hóa, dịch vụ cần mua sắm với số lượng lớn, chủng loại tương tự ở một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị; thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung.

Nguyên tắc chung xây dựng các danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm cũng căn cứ khái niệm về trang thiết bị y tế quy định tại khoản 1, Điều 2, Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 8/11/2021 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế và Nghị định số 07/2023/NĐ-CP ngày 3/3/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2021/NĐ-CP.

Tại dự thảo, Bộ Y tế đưa ra 3 tiêu chí cụ thể xây dựng các danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm, gồm: Hàng hóa, dịch vụ cần mua sắm với số lượng lớn: Thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm chiếm tỷ trọng chi phí lớn trong thanh toán tại các cơ sở y tế.

Chủng loại tương tự ở một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị: Thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm sử dụng phổ biến tại các tuyến cơ sở khám chữa bệnh.

Các loại thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm có quy cách có tính độc lập, chỉ tiêu kỹ thuật có thể sử dụng chung cho nhiều cơ sở y tế, không bị phụ thuộc nhiều vào yêu cầu chuyên môn đặc thù.

Đọc thêm

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, pháp luật là công cụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho mọi công dân, đặc biệt là phụ nữ. Dù các quyền cơ bản đã được công nhận, phụ nữ vẫn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện quyền này. Hiểu biết về pháp luật giúp phụ nữ tự bảo vệ và đấu tranh vì quyền lợi của mình.

Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tăng lương, tăng phụ cấp, giảm tuổi nghỉ hưu, chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo... là một số điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15.

Phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư cao nhất là 5.200 đồng/xe.km

Phí sử dụng đường bộ cao tốc từ 900 đồng/xe.km đến 5.200 đồng/xe.km. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.Theo đó, có 5 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, với mức thu thấp nhất 900 đồng/xe.km và cao nhất là 5.200 đồng/xe.km.