Thiêng liêng miền biên ải Bình Liêu

Bộ đội Biên phòng Hoành Mô cùng bà con giữ vững bình yên nơi phên dậu Tổ quốc. (Ảnh: Biên phòng Hoành Mô).
Bộ đội Biên phòng Hoành Mô cùng bà con giữ vững bình yên nơi phên dậu Tổ quốc. (Ảnh: Biên phòng Hoành Mô).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chỉ cách thành phố Hạ Long 100km nhưng Bình Liêu (Quảng Ninh) những năm gần đây được xem là một Sapa thu nhỏ với nhiều cái nhất Việt Nam: đồng bào dân tộc thiểu số đông nhất, chiếm 96%, nơi nhiều cột mốc nhất và con đường tuần tra biên giới đẹp nhất... Bởi thế, đến Bình Liêu còn là cảm xúc thiêng liêng nơi phên dậu Tổ quốc với những câu chuyện xúc động, tự hào bên những cột mốc biên cương trải dài hơn 40km...

Câu chuyện ý Đảng, lòng dân

Là địa bàn miền núi, biên giới, dân tộc, huyện Bình Liêu có đường biên giới dài 43,168km, giáp xã Đông Mân, huyện Ninh Minh, thành phố Sùng Tả và Trấn Động Trung, khu Phòng Thành, thành phố Phòng Thành Cảng (Quảng Tây - Trung Quốc). Bình Liêu có 45 mốc giới/ 68 cột mốc thuộc biên giới tỉnh Quảng Ninh. Nơi có 6 xã biên giới với 86 thôn, bản, trong đó có 21 thôn, bản có đường biên giới với Trung Quốc...

Ông Dương Ngọc Khoa, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Bình Liêu chia sẻ, từ năm 2019, Đảng bộ huyện Bình Liêu phối hợp Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh thực hiện thí điểm giới thiệu đảng viên là bộ đội biên phòng tham gia sinh hoạt tại các chi bộ thôn, bản biên giới. Cách làm này, ngoài việc làm thông tin đa chiều giữa Đảng và nhân dân, giữa bộ đội và nhân dân còn giúp các chi bộ thôn, bản triển khai thực hiện hiệu quả chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Qua đó, thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới. Từ kết quả đạt được, sau năm 2021, mô hình này được nhân rộng tới các thôn bản vùng biên thuộc TP Móng Cái và huyện Hải Hà.

Theo đó, hiện Bình Liêu đã có các thôn ký kết nghĩa, bao gồm Cửa Khẩu, Đồng Cậm, Phặc Chè - xã Hoành Mô và thôn Phai Lầu, Đồng Thắng, Cẩm Hắc, Khu Chợ - xã Đồng Văn - huyện Bình Liêu (Việt Nam) và các thôn: Động Trung, Khôn Mẫn, Bản Hưng và thôn Tràng Nhì - trấn Động Trung - khu Phòng Thành (Trung Quốc). Xã Đồng Văn, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu, Quảng Ninh (Việt Nam) ký kết nghĩa hữu nghị với trấn Động Trung, khu Phòng Thành, thành phố Phòng Thành Cảng (Quảng Tây - Trung Quốc). Nhằm bảo vệ biên giới của hai nước, tạo sự hiểu biết, đoàn kết, gắn bó giữa nhân dân hai bên biên giới, góp phần ổn định tình hình trên biên giới, phát triển KT-XH địa phương, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển.

Huyện Bình Liêu đã thành lập được 21 tổ tự quản với 120 thành viên và 240 hộ gia đình tham gia quản lý, bảo vệ 45 cột mốc tại 27 vị trí mốc chính/43,168 km đường biên giới và an ninh trật tự.

Bên cạnh đó, huyện luôn đề cao vai trò của bí thư chi bộ, trưởng các thôn bản, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhất là ở các thôn bản giáp biên trong việc bảo vệ đường biên mốc giới... Từ đó lan toả trong quần chúng nhân dân tinh thần thượng tôn pháp luật, tin tưởng vào sự lãnh đạo Đảng. Hàng tháng cấp uỷ huyện đến dự sinh hoạt chi bộ cùng các thôn bản để nắm bắt tình hình và thông tin việc triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Đảng… Định kỳ tổ chức Đoàn thanh niên phối hợp với các lực lượng vũ trang tuần tra, dọn các cột mốc…

Bởi thế, người dân đã có ý thức hơn trong việc bảo vệ giữ gìn cột mốc thiêng liêng của Tổ quốc. Đó là ông Voòng Phúc Niệp, thôn Ngàn Phe - xã Đồng Tâm, người hơn 40 năm qua, thường xuyên đi lên các cột mốc phát quang cỏ cây và quét dọn sạch sẽ quanh cột mốc (1302). Ngoài việc bảo vệ đường biên cột mốc, ông còn vận động nhân dân phát triển kinh tế, xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu. Vận động bà con trong thôn thực hiện tốt các đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tuyên truyền nhân dân tham gia đăng ký tự quản đường biên, mốc giới. Thế rồi, nhiều thanh niên, phụ nữ trong bản cũng đã theo chân ông Niệp lên mốc để kiểm tra, phát quang và quét dọn làm thông thoáng tầm nhìn quanh các mốc.

Qua việc thường xuyên lên cột mốc, ông Niệp và nhiều người dân đã cung cấp rất nhiều nguồn tin quan trọng liên quan đến đường biên mốc giới, an ninh trật tự giúp cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Cửa khẩu Hoành Mô quản lý và xử lý kịp thời việc đấu tranh phòng chống các loại tội phạm trong khu vực địa bàn biên giới. Từ đó, bộ đội biên phòng, các cơ quan chức năng kịp thời ngăn chặn hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh trái phép. Mỗi người dân miền biên ải tự hào khi mình là những người giữ vững từng cột mốc thiêng liêng của Tổ quốc…

Thượng tá Tẩy Văn Thái, Chính trị viên Đồn Biên phòng Cửa khẩu Hoành Mô bày tỏ: “Chúng tôi luôn nhận thức rõ ý nghĩa quan trọng của công tác vận động quần chúng nhân dân tham gia tự quản đường biên, cột mốc, tích cực tham gia phong trào giữ gìn an ninh trật tự khu vực biên giới. Qua đó, giúp cho quần chúng nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã biên giới nắm chắc đường biên, mốc giới, các quy định về biên giới quốc gia, nâng cao nhận thức và trách nhiệm cùng bộ đội biên phòng (BĐBP) bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc”…

Sức sống mới nơi phên dậu Tổ quốc

Bà Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, Bí thư Huyện ủy Bình Liêu đến nhà trao tặng Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng cho đồng chí Hà Ngọc Thanh, đảng viên Đảng bộ xã Vô Ngại, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh: Huyện ủy Bình Liêu).

Bà Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, Bí thư Huyện ủy Bình Liêu đến nhà trao tặng Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng cho đồng chí Hà Ngọc Thanh, đảng viên Đảng bộ xã Vô Ngại, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh: Huyện ủy Bình Liêu).

Trải qua hơn 100 năm hình thành nơi phên dậu biên ải, các dân tộc huyện Bình Liêu luôn có ý thức, lòng tự tôn dân tộc, thể hiện rõ nét trong việc gìn giữ tiếng nói, trang phục truyền thống, các phong tục, tập quán tốt đẹp với nhiều lễ, hội, sinh hoạt văn hóa truyền thống đặc sắc của 5 dân tộc anh em gồm tộc người Tày, Dao, Sán Chỉ, Kinh, Hoa... do sinh sống khá cách biệt về địa lý nên chưa bị làn sóng giao thương, du lịch làm biến dạng văn hóa.

Không chỉ vậy, Bình Liêu còn có nhiều địa danh đẹp, giàu tính lịch sử nằm giữa các bản làng bình yên hoặc thắng cảnh như: Đỉnh Cao Xiêm, nơi còn nhiều dấu tích về quá trình bảo vệ Tổ quốc, Bản Sú Cáu, nơi thành lập chi bộ Đảng huyện Bình Liêu năm 1948. Cùng một số địa danh là nơi đóng quân của bộ đội ta trong suốt quá trình chiến đấu bảo vệ vùng biên giới Tổ quốc.

Ông Dương Ngọc Khoa cho biết, vừa qua, Bình Liêu đã tổ chức đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng trong toàn Đảng bộ kỷ niệm 75 năm thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên ở huyện Bình Liêu (1948 - 2023). Đây cũng là một trong chuỗi các hoạt động thiết thực của huyện Bình Liêu chào mừng kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh 30/10 (1963 - 2023).

Tha thẩn trong một buổi chiều tà ở Bình Liêu, bạn sẽ gặp đây đó những đôi vợ chồng người Sán Chỉ, người Dao đèo nhau trên xe máy, vun vút trở về nhà sau một ngày làm việc. Đây đó bên những tảng đá ở lề đường, những người đàn ông ngồi chuyện phiếm, những người phụ nữ Dao Thanh Phán với chiếc mũ sặc sỡ trên đầu thong thả ngồi thêu.

Một người phụ nữ Dao Thanh Phán, không rành rõ tiếng Kinh, nhưng bà cũng đủ để khoe với chúng tôi ngôi nhà 2 tầng gia đình bà mới xây xong. Ngôi nhà đó là tiền vợ chồng bà dành được từ những cánh rừng hồi, rừng quế. Bà cũng bày tỏ niềm vui khi Chính phủ, chính quyền các cấp đã đưa những con đường bê tông tới tận cổng nhà bà, để giao thông của người Bình Liêu được thuận tiện hơn.

Từ 2016 đến nay, hơn 200 công trình hạ tầng giao thông, kênh mương, nhà văn hóa phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho người dân được xây mới. Giao thông đi lại dễ dàng hơn, cũng là cơ sở để Bình Liêu đẩy mạnh phát triển du lịch, nâng cao đời sống cho người dân. Hiện tại ở Bình Liêu tất cả các con đường vào 86 trung tâm thôn bản đều được đổ bê tông hoặc trải nhựa - 2 tô tô tránh nhau được.

Và trong sân trường mầm non của điểm trường thôn Loòng Vài (Hoành Mô - Bình Liêu), cô giáo Vy Thị Hòa hồ hởi chia sẻ, công việc của cô ở đây rất thuận lợi, các cháu nhỏ cả khi chưa đủ tuổi cũng mong muốn được gửi tới trường. Thậm chí, cả khi nghỉ hè, có học sinh còn muốn được theo về ở với cô vài ngày. “Đảng, Nhà nước đã rất quan tâm đến cô trò chúng tôi, học sinh yêu cô, hạnh phúc lắm ”, cô cười nói.

Từ 9 đảng viên đầu tiên, đến nay, Đảng bộ huyện Bình Liêu đã có 25 chi, Đảng bộ cơ sở với trên 2.500 đảng viên. Đồng thời, kinh tế Bình Liêu luôn tăng trưởng trên 13%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ. Huyện đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2022, góp phần quan trọng thay đổi bộ mặt đô thị và nông thôn khang trang, văn minh. Quốc phòng - an ninh củng cố, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững, hoạt động đối ngoại được tăng cường.

Men theo con đường quanh co triền núi, chúng tôi dừng chân ở Hợp tác xã Hoa Bình Liêu ở thôn Cao Sơn - xã Hoành Mô. Đây là một Homestay nho nhỏ với 6 bungalo và một vài phòng nghỉ xinh xinh. Homestay này có một khoảng view hoàng hôn và triền đồi phủ tràn hoa sim tím ngăn ngắt khiến lữ khách mê mải.

Được biết Cao Sơn là nơi nghèo nhất huyện. Tại thôn, ai thất nghiệp đều được nhận vào làm việc ở HTX Hoa Bình Liêu, với mức lương trên 6 triệu đồng. Đó là gia đình anh Hỷ, anh Đức là 2 trong số những hộ gia đình tại Bình Liêu đã thoát nghèo thành công và nằm trong số gần 3.000 lao động được giải quyết việc làm của huyện Bình Liêu trong năm 2022.

Bữa chiều muộn ở Cao Sơn quán, anh chủ quán 35 tuổi, thoăn thoắt nấu món ăn cho khách. Chậm trễ một chút, ấy nhưng dường như món ăn ở nơi này lại có thêm gia vị - gia vị của sự bình yên. Cao Sơn quán mở ba năm nay, món ăn ở quán cũng chỉ là những món mà người Bình Liêu vẫn ăn. Rau rừng, gà bản, cá suối, và đặc biệt là món khâu nhục - món đặc trưng của bà con vùng biên. Anh là người dân tộc Sán Chỉ. Trên tay anh thanh niên 35 tuổi còn dấu vết của một tuổi trẻ nông nổi, nhưng dường như Bình Liêu bình yên đã khiến anh bình tâm tìm một hướng đi vững chãi cho mình.

Cũng ở Cao Sơn quán, chúng tôi gặp một đôi vợ chồng trẻ và em bé chừng 3 tuổi. Người chồng chia sẻ: “Chúng tôi ở Hòn Gai, nhưng tôi thích đến Bình Liêu vì sự bình yên ở đây. Tôi sẽ đi thác Khe Vằn, cầu treo Nà Làng, cửa khẩu Hoành Mô, bản Sông Moóc, cuối tuần sẽ tham gia chợ phiên của người dân. Chúng tôi muốn đi để biết quê hương mình đẹp thế nào…”.

Chúng tôi rời Cao Sơn trong một ban mai yên lành, sương sớm giăng trên những cành hoa sở đang chờ ngày bung cánh. Tin rằng, Bình Liêu ngày càng văn minh, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần xây dựng tỉnh Quảng Ninh thêm giàu đẹp, văn minh, hiện đại, đi đầu trong công cuộc đổi mới, sáng tạo của vùng Đồng bằng Bắc Bộ, một cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc…

Tin cùng chuyên mục

Chiến dịch truyền thông phòng, chống tảo hôn-hôn nhân cận huyết thống.

Thắp sáng niềm tin nơi vùng cao Kỳ Sơn: Hành trình đồng hành cùng phụ nữ và trẻ em

(PLVN) - Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Kỳ Sơn đã trở thành cánh tay nối dài của Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020-2025. Sứ mệnh này không chỉ là trách nhiệm, mà còn là lời cam kết bền bỉ trong hành trình nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ và trẻ em nơi đây.

Đọc thêm

Đầu tư hơn 41 tỷ làm 2,6km đường lên đèo Ái Âu

Đầu tư hơn 41 tỷ làm 2,6km đường lên đèo Ái Âu
(PLVN) - Tuyến tỉnh lộ 185 đoạn từ UBND xã Thượng Lâm đến đèo Ái Âu (Lâm Bình – Tuyên Quang) dài hơn 2,6km sẽ được đầu tư 41,25 tỷ đồng, trong đó có 39,95 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, nhằm thay đổi nhận thức của bà con các dân tộc thiểu số, đặc biệt là lứa tuổi học sinh để các em có những định hướng đúng đắn cho tương lai.

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta
(PLVN) - Nhân lễ Sene Dolta 2024 của đồng bào Khmer Nam bộ, ngày 27/9, ông Nguyễn Bình Tân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Bạc Liêu dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc mừng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước và các chùa Cù Lao, Cái Giá Giữa, Cái Giá Chót (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu).

Nậm Pồ chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai tích cực đã góp phần nâng cao đời sống người dân.
(PLVN) - Những năm qua, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) thường xuyên đẩy mạnh thực hiện các chính sách chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên, từng bước xóa đói giảm nghèo, cuộc sống nâng cao rõ rệt.

Cao Bằng ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trường Trung học Phổ thông Lý Bôn (Bảo Lâm) tổ chức Hội thi tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã và đang tiếp tục phát huy hiệu quả chính sách, tăng cường công tác tuyên truyền, thực hiện hiệu quả Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số”, nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2025 ngăn chặn thành công tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Quảng Ninh sơ kết 3 năm về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo

Quang cảnh hội nghị.
(PLVN) -Ngày 10/4, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 06, “về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” và đánh giá kết quả 3 năm thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh.

Hiệu quả trong công tác PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Móng Cái

Hiệu quả trong công tác PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Móng Cái
(PLVN) - Trong những năm qua, TP Móng Cái (Quảng Ninh) luôn xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị. Sau 10 năm triển khai cho đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương đã gặt hái được những thành công và để thấy rõ những hiệu quả của công tác mang lại Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Bá Nam, Tỉnh ủy viên, Bí thư Thành ủy Móng Cái về vấn đề này.