Thiên tai gây thiệt hại gần 40.000 tỷ đồng

Năm 2021 dự báo khoảng 5 - 7 cơn bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến đất liền, có khả năng ngập úng tại các TP và các khu đô thị. Ảnh minh họa.
Năm 2021 dự báo khoảng 5 - 7 cơn bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến đất liền, có khả năng ngập úng tại các TP và các khu đô thị. Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Thiệt hại do thiên tai tuy đã giảm thiểu, song vẫn còn lớn kể cả về người và tài sản, nhất là thiệt hại về người do sạt lở đất, lũ quét.

Sáng nay, 4/6, Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021 đã diễn ra trong bối cảnh cả nước bắt đầu vào mùa mưa bão khi Biển Đông đón cơn bão số đầu tiên (bão số 1) trong năm 2021 với tên quốc tế Choi-wan.

Theo ông Trần Quang Hoài - Phó Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NN&PTNT), mặc dù thiên tai năm qua diễn ra hết sức nghiêm trọng cùng với diễn biến dịch COVID-19 hết sức phức tạp, song công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả đã được Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, các cấp, các ngành thực hiện quyết liệt, kịp thời và hiệu quả cùng với sự chủ động của người dân, các tổ chức chính trị xã hội và nhiều tổ chức quốc tế, nhờ đó đã giảm thiểu được thiệt hại, đồng thời sớm khôi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân ở các khu vực chịu ảnh hưởng.

Phó Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai Trần Quang Hoài, Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) cho biết, năm 2020, ở trong nước, thiên tai diễn ra dồn dập và đặc biệt khốc liệt, vượt mức lịch sử trên nhiều vùng miền cả nước; đã xảy ra 16/22 loại hình thiên tai, trong đó có 14 cơn bão và một ATNĐ; 265 trận dông, lốc sét; 120 trận lũ quét, sạt lở đất; 90 trận động đất; hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển.

Trong năm 2020, thiên tai đã làm 357 người chết và mất tích, tổng thiệt hại về kinh tế trên 39.962 tỷ đồng.

Công tác ứng phó thiên tai là nhóm nhiệm vụ được quan tâm chỉ đạo sát sao và hiệu quả, song cũng còn bộc lộ một số tồn tại như thông tin dự báo, cảnh báo về lũ quét, sạt lở đất còn rất khó khăn; công tác chỉ đạo, chỉ huy ứng phó, chỉ huy cứu nạn từ trung ương đến các địa phương còn thiếu cơ sở dữ liệu, thiếu trang thiết bị chuyên dùng…

Do hậu quả của thiên tai trong năm để lại rất nặng nề, nhất là khu vực miền Trung, bên cạnh những nỗ lực của toàn xã hội nhanh chóng ổn định đời sống, khôi phục sản xuất và phục hồi tái thiết sau thiên tai song bộc lộ nhiều tồn tại như tốc độ triển khai chậm, hoạt động quyên góp cứu trợ tự phát gây dư luận trái chiều, sự quan tâm giải quyết các vấn đề sau thiên tai còn hạn chế.

Còn xuất hiện 2 - 3 đợt nắng nóng gay gắt

Ông Trần Hồng Thái, Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn quốc gia (Bộ TN&MT) cho biết, trong ngày 28/5 - 3/6, các tỉnh Bắc bộ và Trung bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên vừa trải qua đợt nắng nóng gay gắt, đặc biệt gay gắt trên diện rộng. Nhiệt độ nắng nóng trong ngày được ghi nhận từ 37 - 40 độ C.

Trong đó, một số nơi có nhiệt độ nắng nóng cao hơn như Lạc Sơn (Hòa Bình) trên 40,5 độ C; tại Chí Linh (Hải Dương) là 41 độ. Hà Nội có nắng nóng 40,5 độ C; tại Tĩnh Gia (Thanh Hoá) nắng nóng 41,9 độ C.

“Chúng tôi đánh giá đây là một trong những đợt nắng nóng gay gắt nhất trong năm 2021”, ông Thái nhấn mạnh.

Ông Trần Hồng Thái cho biết thêm, trong thời gian tới, các tỉnh Bắc Bộ, Trung Bộ sẽ còn xuất hiện 2 - 3 đợt nắng nóng gay gắt. Cụ thể, nắng nóng gay gắt ở Bắc Bộ sẽ tập trung vào tháng 6 - 7, Trung Bộ từ tháng 6 - 8. Cường độ nắng nóng không gay gắt v kéo dài như năm 2020 nhưng khả năng nhiều khu vực sẽ xảy ra nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất là 41- 42 độ C.

Theo thống kê của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong tháng 5/2020, tại Hà Nội, nhiệt độ lên tới 40,9 độ C. Đợt nắng nóng kéo dài nhất xảy ra ở các tỉnh ven biển Trung Bộ kéo dài 37 ngày, bắt đầu từ ngày 18/6 và kết thúc vào ngày 30/7. Bão số 1 không ảnh hưởng đến đất liền

Năm 2021 sẽ có khoảng 12 - 14 cơn bão, áp thấp nhiệt đới

Nhận định mùa bão năm 2021, Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn quốc gia, trong ngày 3/6, cơn bão Choi-wan đã vượt qua phía nam đảo Luzon (Philippines) đi vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 1 trong năm nay.

Thiên tai gây thiệt hại gần 40.000 tỷ đồng ảnh 1

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021 (điểm cầu Văn phòng Chính phủ).

Tuy nhiên, bão số 1 sẽ không ảnh hưởng đến đất liền nước ta. Thông thường trong mùa bão hàng năm, cơn bão đầu tiên xuất hiện trên Biển Đông vào khoảng giữa tháng 5, như vậy mùa bão xuất hiện muộn hơn nửa tháng so với trung bình nhiều năm.

Ông Trần Hồng Thái thông tin, dự báo, mùa mưa bão năm nay sẽ có khoảng 12 - 14 cơn bão, áp thấp nhiệt đới xuất hiện trên Biển Đông nhưng chỉ có khoảng 5 - 7 cơn bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến đất liền.

Nửa đầu mùa, bão và áp thấp nhiệt đới sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc bộ và Trung bộ, nửa cuối mùa sẽ ảnh hưởng từ các tỉnh Trung Bộ cho đến các tỉnh phía Nam. Nhận định mưa, ông Trần Hồng Thái thông tin, mùa mưa ở Tây Nguyên và Nam bộ đến sớm và kết thúc tương đương so với trung bình nhiều năm, cụ thể là tháng 10, đầu tháng 11. Trong 6 tháng cuối năm, lượng mưa có xu hướng gia tăng trên phạm vi toàn quốc.

Đặc biệt mưa nhiều hơn so với trung bình nhiều năm ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ vào tháng 7 - 9 và tháng 10 - 12 ở Trung và Nam Trung Bộ. Mưa lớn khả năng tập trung nhiều trong các tháng 10 - 11 ở các tỉnh miền Trung, đặc biệt là khu vực trung và Nam Trung Bộ, đây là diễn biến các địa phương cần phải lưu ý.

Lũ trên các hệ thống sông tiếp tục dự báo diễn biến phức tạp, nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất trên các sông suối nhỏ, vùng thượng lưu các sông; ngập úng tại các thành phố và các khu đô thị.

Dự báo số lượng bão, ATNĐ trên khu vực Biển Đông và ảnh hưởng đến nước ta có xu hướng tương đương so với trung bình nhiều năm. Đề phòng các cơn bão mạnh, có hướng di chuyển phức tạp và gây gió mạnh trên biển trong mùa mưa bão năm 2021.

Quyết tâm thật cao để hạn chế thấp nhất thiệt hại của thiên tai

Đánh giá tình hình thời gian tới, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh, xu thế về biến đổi khí hậu diễn ra nhanh và phức tạp, nguy cơ xảy ra thiên tai ngày càng gia tăng, bất thường, gây thiệt hại ngày càng nghiêm trọng tới sản xuất kinh doanh và tính mạng của người dân.

Thiên tai gây thiệt hại gần 40.000 tỷ đồng ảnh 2

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai năm 2021.

Vì vậy, đặt ra yêu cầu phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới cần phải được quan tâm toàn diện hơn, đặc biệt “trong điều kiện chúng ta vừa phòng, chống dịch COVID-19 mà trường hợp bão xảy ra thì phòng, chống bão đặt ra như thế nào?”. Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương phải chủ động chuẩn bị kịch bản ứng phó cho tình huống này khi năm nay, nước ta sẽ phải hứng chịu 5-7 cơn bão vào đất liền.

Trước tình hình trên, Phó Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm, “phải quyết tâm thật cao để làm sao hạn chế thấp nhất thiệt hại của thiên tai trong năm 2021”. Đặt nhiệm vụ bảo vệ tài sản, tính mạng của người dân lên hàng đầu, giảm tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. “Tuyệt đối không được chủ quan”, Phó Thủ tướng lưu ý.

Trước phản ánh của các địa phương, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành Trung ương rà soát lại các thủ tục liên quan tới tái thiết các cái khu vực, các địa bàn, các địa phương bị ảnh hưởng của thiên tai.

Phó Thủ tướng lấy ví dụ, có địa bàn bị ảnh hưởng bởi thiên tai, đã được ngân sách Trung ương hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, hạ tầng giao thông nhưng thủ tục đầu tư còn chậm, có công trình mất 1-2 năm chưa triển khai thi công được. Phó Thủ tướng đề nghị tiếp tục rà soát để hoàn thiện thể chế, các quy định pháp luật liên quan tới phòng, chống thiên tai./.

Đọc thêm

Nguyên nhân khiến nắng nóng "đến sớm" ở Bắc Bộ và Trung Bộ

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo Thời tiết (Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia) cho biết: "Khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ nắng nóng đến sớm hơn so với trung bình nhiều năm. Nguyên nhân xảy ra nắng nóng ở khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ chủ yếu do chịu ảnh hưởng bởi vùng thấp phía Tây và hội tụ gió Phơn".

Hội An (Quảng Nam): Chậm trễ dự án kè biển ngàn tỷ

Một đoạn kè chắn sóng từ xa tại Quảng Nam.
(PLVN) - Tình trạng biển xâm thực gây sạt lở đang diễn ra ngày một nghiêm trọng tại bờ biển thuộc TP Hội An (Quảng Nam). Đã có nhiều nhà dân bị sóng đánh sập, trong khi đó đã có dự án kè biển gần 1.000 tỷ đồng, nhưng còn vướng mắc chưa thể triển khai.

Hết nắng nóng, Bắc Bộ đón không khí lạnh vào cuối tuần này

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo dự báo, khoảng ngày 25/3 khu vực Bắc Bộ có khả năng chịu ảnh hưởng của một đợt không khí lạnh. Không khí lạnh gây ra gió mạnh, sóng lớn ảnh hưởng đến các hoạt động trên các vùng biển, ngoài ra hiện tượng dông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống trên phạm vi toàn quốc...

Thảo Cầm viên Sài Gòn trả lan rừng về với thiên nhiên

Dự án “Đưa hoa lan rừng về với thiên nhiên” nhằm đảm bảo việc khai thác và bảo tồn lan rừng, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên (ảnh Ngọc Mai)
(PLVN) -  Sáng ngày 21/3, tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn, hơn 2,5 tấn lan rừng đã được trả về với thiên nhiên. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án nhằm bảo tồn lan rừng, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên của Thảo Cầm Viên Sài Gòn và các đơn vị hợp tác.

Tiên Du (Bắc Ninh): Người dân kêu khổ vì điểm tập kết rác gây ô nhiễm

Tiên Du (Bắc Ninh): Người dân kêu khổ vì điểm tập kết rác gây ô nhiễm
(PLVN) - Điểm tập kết rác thải sinh hoạt nằm ngay cạnh đường tỉnh lộ 287, dẫn vào thôn Đông Sơn (xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh). Người dân lưu thông qua đây và các khu dân cư ở gần đang ngày đêm phải hứng chịu tình trạng bãi rác bốc mùi hôi thối, khói bụi, đe dọa nghiêm trọng đến chất lượng sống.

Công viên lớn nhất Nghệ An xin thả đàn cá sấu

Đàn cá sấu hơn chục con được nuôi trong công viên Trung tâm thành phố Vinh
(PLVN) - Đàn cá sấu hơn chục con được nuôi trong công viên Trung tâm thành phố Vinh đang có dấu hiệu xuống cấp. Công ty quản lý công viên đã kiến nghị cơ quan chức năng tìm nơi thả cá sấu về môi trường tự nhiên, nhưng hơn 2 năm qua vẫn chưa có kết quả.

Hạnh phúc khi cống hiến vì thiên nhiên Việt Nam

Nguyễn Mạnh Hà tham vấn chính sách, đề xuất các chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học và phục hồi hệ sinh thái. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Trong bối cảnh bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu đang là thách thức toàn cầu, Việt Nam đã đưa ra những cam kết mạnh mẽ về phục hồi hệ sinh thái, giảm phát thải khí nhà kính và đẩy lùi vấn nạn ô nhiễm. Để biến cam kết thành hành động, những người làm công tác bảo tồn, bảo vệ thiên nhiên có vai trò cực kỳ thiết yếu. Những cống hiến của họ có thể thầm lặng nhưng kiên trì, bền bỉ; dù gặp nhiều khó khăn, vất vả nhưng họ luôn tràn đầy niềm tự hào và hạnh phúc.