Thiền sư giúp vua giành đại nghiệp, rồi như sương, như cỏ về Trời

Tượng thiền sư Vạn Hạnh
Tượng thiền sư Vạn Hạnh
(PLO) - Là “cố vấn chính trị” của triều đại Lê và Lý, thiền sư Vạn Hạnh còn nổi tiếng với những lời sấm truyền. Tên Vạn Hạnh sau này được gắn với viện đại học tư thục Phật giáo, tên đường để tưởng nhớ về thiền sư có nhiều công lao với đất nước. 

Thiền sư gắn với lời sấm truyền

Vạn Hạnh (938-1018?) vốn người họ Nguyễn, quê ở làng Cổ Pháp (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Ông sinh ra trong một gia đình nhiều đời thờ Phật. Từ nhỏ, đã thông minh khác thường, coi khinh công danh phú quý.

Năm 21 tuổi, ông xuất gia dưới sự hướng dẫn của thiền sư Thiền Ông tại chùa Lục Tổ. Vạn Hạnh là người chăm chỉ đèn sách. Ông chuyên tâm tu về các loại thiền, đặc biệt là tập kinh Tổng trì tam ma địa, lấy đó làm sự nghiệp. Sau này hễ ông nói lời gì đều được thiên hạ cho là phù sấm…

Mặc dù là người tu hành nhưng mỗi khi cần Vạn Hạnh đều có cao kiến giúp cho triều đình. Vua Lê Đại Hành rất tôn kính ông. Mùa thu năm Canh Thìn 980, Tri Ung châu là Thái thường bác sĩ Hầu Nhân Bảo của nhà Tống mang quân sang đóng ở gò Tử Cương, núi Giáp Lãng định xâm chiếm nước Đại Cồ Việt, vua Lê Đại Hành triệu ông vào hỏi nếu đánh thì thắng hay bại. Ông đáp: “Chỉ trong ba, bẩy ngày giặc tất phải lui…”. Lời nói này về sau đã ứng nghiệm.

Trong triều đình, Đỗ Ngân muốn mưu hại thiền sư. Đoán được ý đồ, Vạn Hạnh bèn đưa cho hắn bài kệ: 

Thổ mộc tương sinh cấn bạn câm,

Vi hà mưu ngã uấn linh khâm.

Đương thời ngũ khẩu thu tâm tuyệt,

Chân chí vị lai bất hận tâm.

(Thổ mộc sinh ra cẩn cạnh căm,

Thù ta toan định sẵn mưu ngầm,

Tăng này biết chuyện lòng buồn dứt,

Cả đến mai sau chẳng oán thầm!).

Chính vì thế nên Đỗ Ngân sợ, không dám tiếp tục mưu hại ông nữa.

Giúp vua Lý Công Uẩn lên ngôi

Năm Tân Tị 981, Thiền sư Vạn Hạnh được người bạn trụ trì tại chùa Cổ Pháp, gửi gắm người con nuôi lúc đó mới 7 tuổi là Lý Công Uẩn. Thiền sư sớm nhìn ra trong đứa trẻ phi thường này mầm mống của một danh nhân.

Theo sách Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, ông đã từng nhận xét về Lý Công Uẩn: “Người này không phải tầm thường, mai sau tất làm chúa cả nước”. Chính nhờ sự giúp đỡ của ông mà Lý Công Uẩn khi lớn lên đã vào kinh đô Hoa Lư làm quan cho nhà Tiền Lê, lên tới chức Điện tiền quân. Sau đó, Lý Công Uẩn được giữ chức Thân Vệ trong triều.

Sau khi vua Lê Đại Hành băng hà năm Ất Tị 1005, Lê Long Đĩnh lên ngôi. Dù tuổi còn trẻ nhưng vua đã tỏ ra rất bạo ngược hoang dâm nên lòng người chán ghét vô cùng. Cũng đúng giai đoạn đó tại nhiều nơi đã xuất hiện những điềm lạ lùng.

Thiền sư Vạn Hạnh khi ấy mới nói với Thân vệ Lý Công Uẩn rằng: “Gần đây tôi thấy nhiều lời sấm lạ báo hiệu nhà Lê phải mất mà nhà Lý tất phải lên thay. Người họ Lý rất nhiều, nhưng không ai khoan từ nhân đức bằng ông, đương nắm binh quyền trong tay lại được lòng dân chúng. 

Người đứng đầu muôn dân chẳng phải Thân vệ còn ai đương nổi. Tôi đã hơn 70 tuổi rồi, mong được thư thả hãy chết để xem đức hóa của ông ra thế nào. Tôi chỉ ân hận không kịp thấy đời thịnh trị mà thôi...”.

Vì câu nói này, Lý Công Uẩn đã bảo người anh đem thiền sư Vạn Hạnh giấu ở Tiêu Sơn tránh lộ thiên cơ. Thiền sư Vạn Hạnh biết sức mạnh của lòng dân nên đã đưa ra nhiều câu sấm truyền vận động tâm lý giúp cho Thân vệ Lý Công Uẩn tiến gần hơn tới cơ hội đế vương của mình. 

“Bấy giờ điềm lạ xuất hiện nhiều nơi, như xoáy lông trên lưng con chó trắng  ở Viện Hàm Toại chùa Ứng Thái Tâm, châu Cổ Pháp có hình chữ Thiên tử, cây gạo bị sét đánh để lại vết tích chữ viết xung quanh mộ Hiền Khánh đại vương ban đêm nghe tiếng tụng kinh râm ran, cây đa ở chùa Song Lâm có vết sâu ăn hình chữ “quốc”... sư đều biện giải được, tất cả đều hợp với điềm Lê suy Lý thành”.

Khi Lý Công Uẩn lên ngôi, Thiền sư dù đang ở chùa Lục Tổ nhưng biết trước sự việc nói với người chú và người bác của Lý Công Uẩn: “Thiên tử đã băng hà, Lý Thân vệ đang ở nhà. Người nhà Thân vệ túc trực trong thành nội có hàng ngàn. Nội trong ngày, Thân vệ ắt sẽ được thiên hạ”.

Thiền sư Vạn Hạnh là một trong những người có công thuyết phục vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Đại La, khai sinh ra kinh thành Thăng Long với một truyền thuyết đầy lãng mạn về sức vươn lên như rồng thiêng của đất nước. 

Ông cũng là người thảo ra lời chiếu dời đô hào sảng, nhấn mạnh rằng, đất Đại La “ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam, Bắc, Đông, Tây, tiện nghi núi sông sau trước, vùng đất ấy rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ vì thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tốt tươi và phồn thịnh!”.

Vua Lý Thái Tổ rất sùng mộ Thiền sư Vạn Hạnh và phong ông làm Quốc sư. Tuy nhiên, ngày thường, ông vẫn ở trong chùa. Chỉ những khi  quốc gia hữu sự có lời vua mời thì ông mới vào triều giúp ý kiến cho vua rồi trở về chùa.

Ngày 15/5 năm Mậu Ngọ 1018, thiền sư không bệnh nhưng đã linh cảm trước được kết cục đang gần, đã gọi các đệ tử đến và đọc cho nghe bài kệ:

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô

Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô

Nhậm vận thịnh suy vô bố úy

Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.

(Nhà thơ Hồng Thanh Quang dịch thoát:

Thân mình, có lại thành không,

Xuân cây tươi thắm, sang đông não nề.

Đã tu muôn sự vô vi,

Như sương trên cỏ, thịnh suy tĩnh lòng…

Thấy các đệ tử thương khóc, Thiền sư bảo rằng: “Các con muốn ta đi về đâu? Ta không lấy chỗ trụ để trụ và cũng không nương vào chỗ không trụ để trụ”.

Sau khi Thiền sư qua đời, vua Lý Thái Tổ và tất cả triều thần nhà Lý đến làm lễ Trà tỳ, thỉnh xá lợi của ông về thờ tại chùa Tiêu Sơn (Bắc Ninh).

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.