“Thiền là gì?”: Thiền trong tư tưởng của triết gia Krishnamurti

(PLVN) - Ngày nay, thiền càng ngày càng trở nên phổ biến với vô số trường phái, hệ thống và phương pháp tiếp cận khác nhau. Vậy thiền thực chất là gì? Tại sao người ta nên thiền? Và thiền sẽ đưa bạn đến đâu?

Với 72 câu/trích đoạn từ những bài nói chuyện của Krishnamurti, cuốn sách “Thiền là gì?” sẽ mở ra cho bạn một cách tiếp cận về thiền độc nhất theo kiểu Krishnamurti và lý do tại sao thiền lại quan trọng trong việc giúp chúng ta đối mặt với những thách thức của cuộc sống hiện đại.

Khám phá thiền theo kiểu Krishnamurti

Ở mỗi tôn giáo khác nhau, thiền lại được hiểu theo những cách khác nhau. Trong Phật giáo, thiền là một phần quan trọng của tu tập, nhằm giúp người thực hành đạt được trạng thái tĩnh tâm, gạt bỏ mọi tạp niệm để nhận thức bản ngã và thế giới xung quanh một cách đúng đắn, sáng suốt nhất. Thiền trong Đạo giáo nhấn mạnh sự tĩnh tâm, được coi là một phương pháp để hòa quyện với tự nhiên và đạt được sự hài hòa với Đạo. Còn thiền trong Hindu giáo thường liên quan đến các kỹ thuật yoga, là phương tiện để đạt đến trạng thái tự hiểu biết và giải thoát về mặt tinh thần.

Riêng với Krishnamurti, người luôn khẳng định mình không thuộc bất kỳ quốc gia, tôn giáo, hay trường phái triết học nào thì cho rằng thiền là nhìn thế giới bên ngoài thật sự như nó đang là, chứ không phải như bạn muốn nó phải là. Nói cách khác, thiền là cảm giác thấu hiểu trọn vẹn đời sống, và từ đó mới có hành động đúng.

Nhiều người nghĩ rằng khi hành thiền, họ có thể thoát ly khỏi cuộc sống hiện tại, nhưng điều này cũng không thực sự là ý nghĩa của thiền. Bởi lẽ, thiền không phải là sự trốn tránh. Nó cũng không phải là thứ gì huyền bí. Chính trong sự hiểu biết về đời sống hằng ngày, thiền mới cần thiết. Tức là có mặt trọn vẹn trong những gì bạn đang làm.

“Thiền là chú tâm trọn vẹn vào bất cứ điều gì bạn đang làm trong suốt cả ngày. Nếu bạn đang thắt cà-vạt, hãy chú trọng vào đó. Nếu bạn đang nói chuyện với ai, hãy chú tâm hoàn toàn. Khi chú tâm, sẽ không có cái “tôi” làm trung tâm. Chỉ khi nào không có sự chú tâm thì mới có sự hình thành và xây dựng nên bản ngã, từ đó sinh ra nỗi khổ, niềm đau và những sự phân chia”, theo Krishnamurti.

Triết gia Krishnamurti cho rằng tự biết mình chính là khởi đầu của thiền. Nếu không biết mình mà cứ tụng niệm những từ ngữ trong kinh sách thì chẳng có ý nghĩa gì cả. Khi bạn tụng niệm một cụm từ nào đó liên tục, não bạn sẽ tự nhiên trở nên yên ắng và đờ đẫn, nhưng đó là một dạng tự huyễn hoặc, sự thật là bạn vẫn khao khát, đố kỵ, tham lam và thù địch.

Trong “Thiền là gì?”, Krishnamurti suy ngẫm: “Thiền là phẩm chất của tâm trí vốn hoàn toàn chú tâm và tĩnh lặng. Chỉ khi đó, bạn mới có thể nhìn thấy một bông hoa, thấy được vẻ đẹp của nó, màu sắc của nó, hình dáng của nó, và chỉ khi đó, khoảng cách giữa bạn và bông hoa mới chấm dứt”.

Vì lẽ đó, trong quan điểm của Krishnamurti, vẻ đẹp thực sự của thiền không nằm ở những thứ sắp đặt mà là vẻ đẹp của sự tĩnh lặng. Sự tĩnh lặng này là sự trống rỗng, mà trong đó, vạn vật tuôn chảy và được hiện hữu.

Đừng theo bất cứ ai

Ngay từ khi sinh ra, tâm trí của chúng ta đã được nhào nặn để tuân theo người khác. Thế là chúng ta luôn tìm một khuôn mẫu để bắt chước, tuân theo. Ngay cả hành thiền cũng thế. Chúng ta đã phát minh ra nhiều hình thức thiền định để thoát khỏi xung đột và kiểm soát bản thân, từ việc theo dõi một ý niệm, chăm chú vào một hình ảnh cho đến việc lặp đi lặp lại những câu thần chú, hít thở thật cẩn thận và đi sâu vào nó.

Nhưng điều này đối với Krishnamurti là vô nghĩa. Theo ông, điều đầu tiên cần nhận ra trong thiền định là không có thẩm quyền nào cả, rằng tâm trí phải hoàn toàn tự do để kiểm tra, quan sát, học hỏi. Và vì thế, trong thiền không có chỗ cho sự tuân theo hay vâng lời.

“Về thiền, đừng theo bất cứ ai, kể cả tôi. Đừng theo bất kỳ hệ thống nào vì nó sẽ làm cho tâm của bạn trì độn và tàn phá tất cả năng lượng mà bạn vốn có. Bạn cần một năng lượng dữ dội để vượt qua mọi tư tưởng” - Krishnamurti nói.

Trước việc thiền ngày càng phổ biến và vô số kỹ thuật, phương pháp tiếp cận ra đời, Krishnamurti lại không bao giờ đề cập đến việc luyện tập thiền. Ông cho rằng, thiền không phải là thứ bạn có thể tạo tác, trải nghiệm, hay học hỏi từ một ai khác. Vì lẽ đó, “Thiền là gì?” - tập sách mới nhất trong bộ sách của Krishnamurti - không phải là một quyển sách hướng dẫn cách thiền như thường thấy, thay vào đó, những triết lý của Krishnamurti trong sách được trình bày như một lối dẫn để bạn đọc tự khám phá, suy ngẫm và đúc kết cho riêng mình.

Ông nhấn mạnh, muốn hiểu được thiền, bạn phải nhìn thấy và hiểu được một điều tối quan trọng rằng: Bạn phải là ngọn đèn của chính mình. Ngọn đèn này không thể là đèn của người khác, cũng không thể đến từ người khác, bạn không thể thắp lên ngọn đèn đó nhờ người khác - dù là một đạo sư, đấng cứu rỗi, hay bất kỳ truyền thống, nghi lễ nào khác.

Ở một mức độ nào đó, “Thiền là gì?” của Krishnamurti không chỉ thách thức những quan niệm truyền thống về thiền mà còn mở ra một cánh cửa mới cho độc giả tự khám phá để tìm ra con đường thiền định và tự nhận thức riêng của mình. Ông không đưa ra cho bạn bất kỳ câu trả lời nào, bởi những từ ngữ chỉ dẫn bạn đến một sự thật cốt lõi rằng, mọi thứ vốn đã có sẵn bên trong, bạn chỉ cần dành thời gian để nhìn nhận, tìm kiếm chúng.

Với góc nhìn sâu sắc, “Thiền là gì?” không chỉ cho chúng ta thấy sự độc đáo trong tư tưởng của Krishnamurti mà còn giúp chúng ta soi chiếu, thậm chí là phá bỏ những suy nghĩ hạn hẹp của mình. Vì lẽ đó, dù đã nhiều năm trôi qua nhưng những quan điểm của Krishnamurti vẫn luôn tươi mới và gây ngạc nhiên. Tầm ảnh hưởng của ông đã bao trùm cả những nhân vật lớn như George Bernard Shaw, David Bohm, Alan Watts, Henry Miller, Bruce Lee, Eckhart Tolle, Jackson Pollock và Aldous Huxley…

BOX:

Jiddu Krishnamurti (1895 – 1986) là một triết gia và nhà diễn thuyết nổi tiếng về các vấn đề triết học và tinh thần, các chủ đề bao gồm: mục đích của thiền định, mối quan hệ giữa con người và phương cách để tạo nên sự thay đổi tích cực cho xã hội.

Krishnamurti không lệ thuộc vào bất kỳ tôn giáo, giáo phái, hay quốc gia nào. Ông cũng không tán thành bất kỳ trường phái tư tưởng thuộc học thuyết hay chính trị nào. Trái lại, ông quả quyết rằng những trường phái này chính là yếu tố phân chia con người với con người và tạo ra xung đột, cũng như chiến tranh. Lời dạy của ông vượt trên mọi biên giới, ranh giới do con người tạo ra.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

“Bắt” người nghe phải nghe mình nói

 “Bắt” người nghe phải nghe mình nói
(PLVN) - Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, làm thế nào để lời nói của bạn không chỉ được lắng nghe mà còn đọng lại trong tâm trí người khác? Đâu là bí quyết để thông điệp của bạn trở nên nổi bật trước những đối thủ khác? Câu trả lời nằm ở sức mạnh của sự đơn giản. Một thông điệp đơn giản, rõ ràng không chỉ dễ nhớ, dễ tiếp cận mà còn làm nổi bật những điều bạn truyền tải. Nhưng vì sao đơn giản lại hiệu quả? Và làm cách nào để biến những ý tưởng phức tạp trở thành những thứ đơn giản, thu hút?

"Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự"

"Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự"
(PLVN) - Với mục đích giúp bạn đọc hiểu thêm về thực trạng pháp luật đối với hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, cung cấp tài liệu tham khảo cho các luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên, những người làm công tác nghiên cứu, công tác thực tiễn, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự” của TS Ngô Thị Ngọc Vân.

Bảo vệ quyền trẻ em theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam

Bảo vệ quyền trẻ em theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
(PLVN) - Với mong muốn cung cấp thêm nguồn tài liệu cho những nhà chuyên môn, những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, sinh viên, học viên và bạn đọc quan tâm đến vấn đề, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Bảo vệ quyền trẻ em theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam” của TS Nguyễn Thị Hạnh.

Trung tướng Phùng Khắc Đăng- những dòng hồi ức trân quý trong “Những điều còn lại”

Thượng tướng Đỗ Căn - nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (trái) tặng hoa chúc mừng Trung tướng Phùng Khắc Đăng tại lễ ra mắt sách.
(PLVN) - Trung tướng Phùng Khắc Đăng - nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam vừa cho ra mắt cuốn sách “Những điều còn lại”. Nổi bật trong cuốn sách là những ký ức sống động, trân quý về cuộc đời binh nghiệp, về đồng đội, về những chiến dịch, những trận đánh mà ông đã trải qua.

“Đơn giản mà nói”: Cách thiết kế một thông điệp hiệu quả, thu hút

“Đơn giản mà nói”: Cách thiết kế một thông điệp hiệu quả, thu hút
(PLVN) - Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, làm thế nào để lời nói của bạn không chỉ được lắng nghe mà còn đọng lại trong tâm trí người khác? Đâu là bí quyết để thông điệp của bạn trở nên nổi bật trước những đối thủ khác? Cuốn sách “Đơn giản mà nói” (tựa gốc: Simply Put) của tác giả Ben Guttmann sẽ giúp bạn khám phá sức mạnh của sự đơn giản và cách sử dụng nó để truyền tải thông điệp hiệu quả.

'Hoa xuân trong gió xuân'

Hai cuốn sách ra mắt dịp tháng 11 của nhà văn Đỗ Bích Thúy. (Ảnh: PBNV)
(PLVN) - Nhà văn Đỗ Bích Thúy vừa gửi đến bạn đọc hai ấn phẩm đặc biệt vào những ngày cuối tháng 11 vừa qua - trong đó, tái bản cuốn tiểu thuyết “Lặng yên dưới vực sâu” (từng được chuyển thể thành phim truyền hình) và tập truyện ngắn “Hoa xuân trong gió xuân” được in lần đầu.

Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử

Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử
(PLVN) - Nhằm cung cấp cho bạn đọc thêm một góc nhìn về hoạt động môi giới thương mại điện tử cũng như quy định pháp luật về hoạt động này, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử” của TS Nguyễn Ngọc Anh - Giảng viên Khoa Pháp luật kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội.

Giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay
(PLVN) - Để cung cấp thêm nguồn tài liệu cho đội ngũ công chức, những người tham gia vào công tác phố biến, giáo dục pháp luật, người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy và bạn đọc quan tâm, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay”. Cuốn sách của TS. Ngô Quỳnh Hoa, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp.

“Quasar Khánh - Nhà thiết kế huyền thoại”

Cuốn sách “Quasar Khánh - Nhà thiết kế huyền thoại”.
(PLVN) - Cuốn sách “Quasar Khánh - Nhà thiết kế huyền thoại” tái hiện cuộc đời sáng tạo đầy ấn tượng của Quasar Khánh, một trong những nhà thiết kế tiên phong của thế kỷ 20. Từ niềm đam mê thiết kế với chất liệu, kiểu dáng đến tinh thần đổi mới vượt thời đại, ông đã góp phần định hình ngành thiết kế và trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ sau.

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vụ việc thi hành án dân sự điển hình

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vụ việc thi hành án dân sự điển hình
(PLVN) - Nhằm góp phần tiếp tục hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn trong công tác thi hành án dân sự, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vụ việc thi hành án dân sự điển hình” do TS. Nguyễn Văn Nghĩa (công tác tại Học viện Tòa án, Tòa án nhân dân tối cao) làm chủ biên.

Hà Nội thời cận đại - từ nhượng địa đến thành phố (1873 - 1945)

Cuốn sách “Hà Nội thời cận đại”.
(PLVN) - Lịch sử Hà Nội thời kỳ cận đại, mở đầu vào các năm 1873, 1882 với hai cuộc tấn công thành Hà Nội của quân đội viễn chinh Pháp và kết thúc vào năm 1945, có thể xem là một giai đoạn bản lề trong việc định hình nên diện mạo của thành phố này. Đó là giai đoạn mà Hà Nội đi qua những năm tháng cả hào hùng lẫn thương đau, bị tàn phá và được kiến thiết, ở đó những biến động lớn lao đã hằn in lên trang sử của Hà Nội một dấu ấn không thể phai mờ đến tận hôm nay.

59 tên sách được chọn vào chung khảo Giải thưởng Sách quốc gia 2024

Ông Nguyễn Nguyên- Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành thông tin về Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024 (ảnh Thùy Dương).
(PLVN) -  59 tên sách được Hội đồng chung khảo lựa chọn để trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ bảy thuộc sáu lĩnh vực: Chính trị - kinh tế; Khoa học xã hội và nhân văn; Khoa học tự nhiên và công nghệ; Văn hóa, văn học và nghệ thuật; Thiếu nhi; Sách được bạn đọc yêu thích.

Nâng hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn

Cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc góp phần thu hút du lịch và môi trường văn hóa, kinh tế phát triển (ảnh T.T)
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc” do Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung biên soạn. Cuốn sách tập trung làm rõ nhiều nội dung và phạm trù gắn với hình ảnh và bản sắc của địa phương cũng như cách thức vận hành để đạt đến một hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn.

Cùng trẻ khám phá bộ sách “Làm chủ cảm xúc”

Cùng trẻ khám phá bộ sách “Làm chủ cảm xúc”
(PLVN) - Bộ sách "Làm chủ cảm xúc" gồm 6 cuốn sẽ đồng hành cùng trẻ khám phá và hiểu rõ hơn về những cảm xúc quen thuộc như: giận dữ, sợ hãi, đố kỵ, chia sẻ, yêu thương..., từ đó giúp trẻ học cách nhận biết và kiểm soát cảm xúc một cách tích cực.

TS. LS Đoàn Văn Bình ra mắt cuốn sách song ngữ ‘Bất động sản Việt Nam với người nước ngoài’

Toàn cảnh Lễ ra mắt sách của TS.LS Đoàn Văn Bình
(PLVN) -  Ngày 15/11 tại Hà Nội, TS.LS Đoàn Văn Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn CEO đã chính thức ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh: “Bất động sản Việt Nam với người nước ngoài - Vietnam Real Estate For Foreigners”, do NXB Chính trị Quốc gia Sự thật xuất bản. Tại sự kiện,  tác giả tuyên bố dành toàn bộ thu nhập của việc xuất bản sách để ủng hộ Quỹ Ngày mai tươi sáng.