Thích thú trải nghiệm làng nghề ở Việt Nam

Khách quốc tế được trải nghiệm hoạt động cày cấy, làm quen với các nông cụ, vật nuôi của người nông dân Việt Nam. (Ảnh: Đăng Khôi)
Khách quốc tế được trải nghiệm hoạt động cày cấy, làm quen với các nông cụ, vật nuôi của người nông dân Việt Nam. (Ảnh: Đăng Khôi)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mới đi vào hoạt động được 2 năm, tour du lịch nông nghiệp, nông thôn giúp du khách được trải nghiệm làm nông dân trong 1 ngày tại Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây - Hà Nội) đang thu hút rất đông du khách quốc tế.

Làng cổ Đường Lâm phát triển các tour trải nghiệm giữ chân khách quốc tế

Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên của cả nước được Nhà nước trao Bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia vào năm 2006. Từ đó, địa điểm đã trở thành điểm đến thăm quan và khám phá của khách du lịch.

Làng cổ Đường Lâm là một làng cổ lâu đời mang rất nhiều nét văn hóa đặc sắc. Cho tới ngày nay, ngôi làng vẫn giữ được những đặc trưng cơ bản của một ngôi làng xưa với đình làng, cây đa, bến nước, chùa miếu... Có thể nói, giá trị nghệ thuật ở nơi đây đã khiến cho Đường Lâm đã trở thành một điểm nhấn khi du lịch Hà Nội.

Trong những năm gần đây, số lượng du khách đến thăm Làng cổ Đường Lâm đã tăng đáng kể, đồng nghĩa với sự tăng cường nhu cầu trải nghiệm và khám phá ẩm thực làng cổ. Những ngôi nhà cổ, sân vườn rộng lớn và không gian đẹp đã được rất nhiều hộ gia đình tận dụng để tổ chức các dịch vụ thưởng thức ẩm thực tại chính nhà mình, thu hút lượng khách du lịch đông đảo như gia đình ông Nguyễn Văn Hùng, ông Hà Hữu Thể, bà Hà Thị Điền, ông Hà Nguyên Huyến...

Đến Đường Lâm, du khách không chỉ được khám phá cảnh quan với những mái đình, nhà cổ, di tích gốc đa, sân đình... mà còn được thưởng thức những đặc sản dân dã, đậm đà hương vị quê hương như: gà Mía, thịt quay đòn, chè lam, kẹo dồi, kẹo lạc, bánh gai… Đây đều là những món ăn địa phương và trở thành đặc sản mà nơi khác khó sánh được.

Đoàn khách quốc tế trải nghiệm làm nông dân tại Đường Lâm. (Ảnh: Đăng Khôi)

Đoàn khách quốc tế trải nghiệm làm nông dân tại Đường Lâm. (Ảnh: Đăng Khôi)

Những ngày cuối tháng 3 vừa qua, Làng cổ Đường Lâm đón đoàn khách gần 50 người đến từ nhiều quốc gia khác nhau như: Singapore, Malaysia, Australia, Nhật Bản... trải nghiệm sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn. Đoàn du khách do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ du lịch Di sản Đông Dương - Indochina Heritage phối hợp với Ban Quản lý Làng cổ Đường Lâm thực hiện. Việc tổ chức một đoàn khách quốc tế đông người đã tạo hiệu ứng tốt cho phát triển loại hình du lịch nông nghiệp, nông thôn tại Sơn Tây nói riêng và Hà Nội nói chung.

Ban Quản lý Làng cổ đã xây dựng sản phẩm du lịch trải nghiệm với nhiều loại hình: Trải nghiệm nghề (làm kẹo, làm tương, làm bánh), trải nghiệm nông nghiệp (ra đồng cấy hái, trồng trọt và các hoạt động gắn với lối sống nông nghiệp), trải nghiệm ở các không gian sáng tạo. Trong đó, sản phẩm trải nghiệm nông nghiệp tạo ấn tượng cao, phù hợp với đối tượng khách quốc tế và học sinh các trường quốc tế tại Hà Nội. “Khách nước ngoài rất thích tìm hiểu đời sống nông nghiệp của người dân Làng cổ Đường Lâm, muốn tận mắt tìm hiểu và trải nghiệm việc cày bừa, cấy lúa”, Trưởng Ban Quản lý Di tích Làng cổ Đường Lâm Nguyễn Đăng Thạo cho biết.

Để tổ chức cho khách trải nghiệm, Ban Quản lý phối hợp với Hội Nông dân, Phụ nữ, Đoàn Thanh niên cùng tham gia vào chuỗi. Các nông dân trong làng là người trực tiếp hướng dẫn trên tư liệu sản xuất là ruộng đồng, hoa màu họ đang trồng.

Sau khi thăm di sản Làng cổ buổi sáng, trải nghiệm nông nghiệp buổi chiều, Ban Quản lý hướng dẫn du khách tham gia nấu các món ăn truyền thống và thưởng thức bữa ăn truyền thống của Đường Lâm ở các nhà cổ hoặc không gian văn hóa làng.

Buổi tối du khách có thể tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ tại làng. Sáng hôm sau, du khách được xem người dân nướng thịt quay đòn, đi chợ quê.

Tour du lịch trọn gói trong hai ngày, giúp tăng trải nghiệm cho khách, giữ chân khách ở lại với Đường Lâm lâu hơn.

Du khách nở nụ cười hạnh phúc khi đến làng mộc Kim Bồng. (Ảnh: N.Q)

Du khách nở nụ cười hạnh phúc khi đến làng mộc Kim Bồng. (Ảnh: N.Q)

Từ đầu năm đến nay, Ban Quản lý tổ chức cho hơn 30 đoàn tham gia trải nghiệm hoạt động nông nghiệp tại Làng cổ. Thời gian tới, lượng khách đặt tour tham quan di sản Làng cổ gắn với trải nghiệm dự kiến sẽ tăng cao. Ban Quản lý Di tích Làng cổ Đường Lâm định hướng phát triển các sản phẩm du lịch bền vững gắn với bảo tồn các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.

Làng mộc Kim Bồng thu hút khách quốc tế yêu thích nghệ thuật

Tương tự như Làng cổ Đường Lâm, thời gian gần đây, các công ty du lịch lữ hành đưa du khách Tây về tham quan trải nghiệm ở làng mộc Kim Bồng (xã Cẩm Kim, TP Hội An) khá đông. Sau chuyến tham quan, phần lớn du khách Tây tỏ ra hứng thú khi được tận tay làm những sản phẩm mình yêu thích.

Những ngày đầu tháng 4, hàng trăm lượt khách Tây và châu Á tìm về làng mộc này để tham quan, mua hàng lưu niệm, chụp ảnh... Không chỉ vậy, họ còn khá thích thú khi được các nghệ nhân làng nghề hướng dẫn đục đẽo trên gỗ để tạo ra những sản phẩm yêu thích của riêng mình.

Đang dùng đục để khắc tên mình lên mảnh gỗ, ông Paul, một du khách đến từ Hà Lan tỏ ra khá hào hứng. Ông Paul cho biết, ông đã đi du lịch nhiều nơi nhưng chưa bao giờ được trải nghiệm thực tế như thế này.

“Khi đến làng mộc Kim Bồng, tôi được các thợ mộc hướng dẫn dùng đục, búa để khắc tên mình lên gỗ khá tận tình. Người dân Hội An thật hòa đồng, gần gũi và hiếu khách. Qua chuyến du lịch này sẽ giúp tôi nâng cao kỹ năng được trau dồi nhiều hơn”.

Tương tự, bà LAS cũng đến từ đất nước Hà Lan cho hay, bà thấy chuyến du lịch sang Việt Nam thật ý nghĩa. Đặc biệt khi đến làng mộc Kim Bồng bà được trải nghiệm làm mộc cùng với các nghệ nhân nơi đây. “Những sản phẩm ở đây làm ra rất đẹp mắt, tôi rất yêu thích và sẽ kể cho bạn bè, người thân về chuyến đi này”, bà LAS bày tỏ.

Ông Võ Đức Thi - chủ cơ sở mộc truyền thống ở Kim Bồng cho hay, khách Tây thường đến cơ sở của ông đông nhất vào tháng 8 năm trước đến tháng 4 âm lịch năm sau. Mỗi ngày có khoảng 100 lượt khách cả châu Âu và châu Á. Họ đến đây, được ông hướng dẫn làm những sản phẩm bằng gỗ nhỏ khá bắt mắt.

“Du khách khi trải nghiệm ở cơ sở mộc của tôi sẽ không lấy tiền, du khách thích thì lì xì, còn không thì tôi cũng vui vẻ đón nhận. Tôi nghĩ, du khách đến với làng mộc Kim Bồng nói riêng và Hội An nói chung ngày càng đông là một tín hiệu đáng mừng”.

Nhãn tên khắc trên gỗ khá dễ thương. (Ảnh: N.Q)

Nhãn tên khắc trên gỗ khá dễ thương. (Ảnh: N.Q)

Có thể thấy, làng mộc Kim Bồng không chỉ thu hút những người yêu thích nghệ thuật mà còn làm say mê những du khách có niềm yêu thích đặc biệt với những nét văn hóa đặc sắc của những làng nghề truyền thống của Hội An.

Khách Tây thích thú với trải nghiệm nhảy sạp ở Hà Giang

Mới đây, trên mạng xã hội đoạn video ghi cảnh nhóm khách nước ngoài tỏ ra thích thú khi trải nghiệm điệu nhảy sạp truyền thống thu hút sự chú ý từ cộng đồng mạng. Video thu hút hàng trăm nghìn lượt xem với rất nhiều bình luận tỏ ra thích thú trước điệu bộ có phần lóng ngóng, luống cuống của các vị khách ngoại quốc do lần đầu tiếp xúc với trò chơi mới.

Nhảy sạp vốn là nét văn hóa đặc trưng và độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc. Dù chỉ sử dụng đạo cụ đơn giản là những cây tre to dài và thẳng làm sạp, trò chơi được đồng bào các dân tộc duy trì trong những buổi giao lưu, gặp mặt và sinh hoạt cộng đồng.

Theo anh Dũng, một hướng dẫn viên du lịch địa phương cho biết: “Khách nước ngoài tới Hà Giang rất thích những trò chơi dân gian của người dân bản địa như nhảy sạp, hát cọi giao duyên. Khi tới đây, họ luôn yêu cầu được tận hưởng và trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương”.

“Là người con Hà Giang, tôi rất mừng và hãnh diện khi thấy quê hương mình ngày càng thu hút khách du lịch. Đặc biệt thời gian gần đây, khách nước ngoài tới đây rất đông. Các homestay ở Du Già hay Đồng Văn đều gần như kín phòng ngay cả vào dịp trong tuần không phải ngày lễ, Tết”, anh Dũng tiết lộ.

Đọc thêm

Sôi động mùa du lịch cuối năm

Tuần lễ Du lịch TP HCM lần thứ 4 năm 2024 diễn ra sôi nổi với đa dạng hoạt động vui chơi, giải trí, ẩm thực, tạo sức hút người dân và du khách. (Ảnh: DNTT)
(PLVN) - Chỉ còn vài tuần nữa sẽ kết thúc năm 2024, đây là thời điểm mùa du lịch, lễ hội chuẩn bị bắt đầu. Ngành du lịch các tỉnh, địa phương đang chuẩn bị hàng loạt các sự kiện, hoạt động hấp dẫn thu hút du khách trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán sắp tới.

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hồ An Phong cho rằng, du lịch nông thôn không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn mà còn bảo tồn các giá trị cảnh quan, sinh thái, môi trường, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp góp phần thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng giữa người dân nông thôn và đô thị.

Cần có tour du lịch thân thiện dành cho người khuyết tật

 Những người khuyết tật mong có nhiều điểm du lịch tiếp cận thân thiện để họ dễ dàng đi du lịch, trải nghiệm. (Ảnh: Hải Vân)
(PLVN) - Việt Nam đang tích cực phấn đấu trở thành một trong những điểm đến du lịch thân thiện hàng đầu thế giới. Để thực hiện được mục tiêu này, ngành du lịch Việt khó thể bỏ sót một số lượng lớn du khách tiềm năng là người khuyết tật (NKT) và cả người cao tuổi cần hỗ trợ.

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia
(PLVN) - 50 tác phẩm ảnh đặc sắc từ các góc máy được đầu tư bài bản, tư duy sáng tạo của các nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ yêu mến Đà Lạt vô bờ bến tại triển lãm ảnh nghệ thuật “Những sắc màu thành phố ngàn hoa” đã làm nổi bật lên vẻ đẹp thiên nhiên, di sản, con người Đà Lạt trong cuộc sống đời thường, mang đến cho người xem những cung bậc cảm xúc thú vị.

Nông thôn - “mỏ vàng” du lịch Việt

Du khách hồ hởi khi được trải nghiệm làm nông dân trong tour du lịch nông nghiệp. (Ảnh: B.C)
(PLVN) - Với hơn 60% người dân sống ở nông thôn, việc phát triển du lịch nông thôn không chỉ tạo việc làm, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống của bà con nông dân mà còn là phương thức gìn giữ, bảo vệ thiên nhiên, truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc của các vùng nông thôn Việt Nam.

Thành phố Huế thúc đẩy du lịch văn hóa với mạng lưới trạm tương tác thông minh

Du khách trải nghiệm trạm tương tác thông minh khi vào tham quan Điện Kiến Trung (Đại nội Huế).
(PLVN) - Huế đang ứng dụng công nghệ mới nhất vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản trong phát triển du lịch, nổi bật là xây dựng thí điểm mạng lưới các trạm tương tác thông minh -TapQuest kết nối với nhau để tạo thành một bản đồ văn hóa và di sản, mang lại trải nghiệm độc đáo cho du khách.

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'
(PLVN) - Sáng nay, 5/12, UBND TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) khai mạc “Trưng bày triển lãm hoa, cây cảnh quốc tế” và “Không gian hoa đường phố”.

Gìn giữ truyền thống, đưa ẩm thực Hà Nội vươn xa

Du khách nước ngoài thưởng thức ẩm thực Việt. (Ảnh: Vũ Cường)
(PLVN) - Ẩm thực Hà Nội từ xưa đến nay vốn nổi tiếng với sự phong phú, tinh tế, mang đậm hương sắc truyền thống của người Tràng An. Mặc dù có tiềm năng lớn về văn hóa ẩm thực, nhưng Hà Nội cần đầu tư quy mô, bài bản hơn nữa để phát huy thế mạnh này.

Du lịch biển Việt Nam 'về đích' sớm trong năm 2024

Du lịch biển Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc trong năm 2024. (Ảnh minh họa: Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Cuối năm 2024, ngành du lịch biển Việt Nam nhận về nhiều tin vui. Hàng loạt các địa phương có thế mạnh về du lịch “về đích” sớm, hoàn thành mục tiêu năm 2024 với kết quả kinh doanh “bội thu”. Một số địa phương đã và đang lên kế hoạch khai thác các sản phẩm du lịch mới nhằm thu hút khách trong và ngoài nước.

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
(PLVN) - Là miền đất tận cùng ở cực Nam Tổ quốc, Cà Mau "xứ sở diệu kỳ" được mệnh danh là nơi đất biết nở, rừng biết đi và biển biết sinh sôi, Cà Mau đã và đang có rất nhiều dự án để tập trung xây dựng, phát huy và khai thác tốt lợi thế, tiềm năng du lịch của địa phương, nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước.

Quảng Ninh sức hút mạnh mẽ mùa du lịch tàu biển

Tàu Viking Orion cập Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long ngày 21/10/2024, đưa vị khách quốc tế thứ 3 triệu đến với Quảng Ninh.
(PLVN) -  Tỉnh Quảng Ninh hiện là địa phương đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam có Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long là cảng tàu khách chuyên biệt dành cho du lịch, có thể đón cùng lúc nhiều tàu biển quốc tế quy mô lớn. Nhờ vậy, Quảng Ninh đang có sức hút mạnh mẽ từ thị trường du lịch đặc biệt này.