Thị trường khẩu trang y tế: Không “sốt” giá nhưng xuất hiện hàng trôi nổi

Lực lượng quản lý thị thường kiểm đếm khẩu trang không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ
Lực lượng quản lý thị thường kiểm đếm khẩu trang không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ
(PLVN) - Mới chỉ 1 tuần sau khi dịch Covid-19 bùng phát  trở lại, đã có hàng triệu khẩu trang không rõ nguồn gốc xuất xứ và khẩu trang nhập lậu bị các lực lượng chức năng trong nội địa và dọc biên giới phát hiện, thu giữ.

Không khan hàng 

Sau khi những thông tin về  các ca bệnh thuộc làn sóng Covid-19 thứ 2 vừa được Bộ Y tế thông báo thì thị trường khẩu trang y tế trở nên rất sôi động. Trên các mạng xã hội như facebook, zalo…, những dòng tin rao bán khẩu trang xuất hiện khá nhiều và bắt đầu gây nên những cơn sốt giá như hồi đầu năm. 

Để đảm bảo sự ổn định thị trường, nhất là đối với các mặt hàng liên quan phòng chống dịch, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) đã nhanh chóng tăng cường tổ chức các đội nghiệp vụ ra quân kiểm soát thị trường vật tư y tế.

Báo cáo ban đầu cho thấy, số nhà thuốc niêm yết giá khẩu trang do Việt Nam sản xuất loại 50 chiếc/hộp từ 80.000 đồng/hộp đến 120.000 đồng/hộp. Nhu cầu mua khẩu trang của người tiêu dùng để phòng dịch có tăng lên, nhưng trên thị trường, mặt hàng này quá khan hiếm. 

Tuy nhiên, tình trạng vận chuyển, sản xuất và nhập lậu khẩu trang thì có chiều hướng gia tăng. Thông tin từ Tổng cục QLTT cho hay, mới chỉ vài ngày kể từ sau khi công bố trường hợp nhiễm bệnh trở lại ở Đà Nẵng, số lượng khẩu trang không rõ nguồn gốc xuất xứ và nhập lậu bị thu giữ tăng khá nhanh ở nhiều địa phương trên cả nước, kể cả những khu vực chưa xuất hiện bệnh nhân thuộc làn sóng Covid thứ 2.  

Đại diện Tổng cục QLTT cho biết, mục tiêu của các cuộc kiểm tra là đảm bảo không để xảy ra trường hợp mua gom, tạo tâm lý khan hàng, sốt giá để trục lợi; Đồng thời kịp thời kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về giá, đầu cơ, găm hàng...

Ngoài ra, Cục QLTT các địa phương cũng tăng cường tuyên truyền, khuyến cáo đến các cơ sở kinh doanh dịch vụ bán hàng cần thực hiện đầy đủ các quy định về niêm yết giá, bán hàng đúng giá niêm yết, kinh doanh hàng hóa có đầy đủ chứng từ nguồn gốc, xuất xứ, đảm bảo chất lượng, để góp phần chung tay phòng chống và đẩy lùi dịch Covid-19 hiệu quả. 

Kết quả kiểm tra cho thấy, đã có một vài nhà thuốc bị xử phạt vì không niêm yết giá và bán hàng không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. 

Khẩu trang không rõ nguồn gốc gia tăng

Bên cạnh việc kiểm tra các nhà thuốc, lực lượng QLTT cũng tăng cường kiểm tra các phương tiện lưu thông và đã phát hiện số lượng lớn khẩu trang không rõ nguồn gốc được vận chuyển trên các xe có tải trọng lớn.

Cụ thể, Đội QLTT số 7 (Cục QLTT Quảng Bình) đã phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông - Công an tỉnh Quảng Bình tiến hành kiểm tra một ô tô tải, phát hiện 18.950 hộp (947.500 chiếc) khẩu trang y tế, gồm 12.450 hộp khẩu trang y tế 4 lớp Tatsu và 6.500 hộp khẩu trang y tế 4 lớp  Dala mask do Việt Nam sản xuất. 

Toàn bộ số hàng hóa nêu trên không có hóa đơn chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa ngay tại thời điểm kiểm tra. Đội trưởng Đội QLTT số 7 đã ra quyết định tạm giữ toàn bộ số tang vật nói trên (trị giá gần 1 tỷ đồng) để tiếp tục xác minh, xử lý theo quy định.

Ở phía Bắc, Đội QLTT số 26 (Cục QLTT Hà Nội) cũng đã phối hợp cùng Công an quận Hà Đông tiến hành kiểm tra điểm tập kết hàng hóa ở số 9-11 phố Ngô Thì Sỹ (khối Đoàn Kết, Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội), đồng thời khám xe ô tô  khi đang xuống hàng tại điểm tập kết này. Kết quả, phát hiện và thu giữ 318 thùng khẩu trang không có hóa đơn, chứng từ. 

Trong đó có 143 thùng khẩu trang không có nhãn mác (2.400 chiếc/thùng), 161 thùng khẩu trang có nhãn hiệu Green Life Face Mask (2.400 chiếc/thùng); 23 thùng khẩu trang có nhãn hiệu Viva Face Mask  (2.500 chiếc/thùng) trên nhãn ghi do Công ty TNHH Đầu tư Công nghệ Việt Hàn (số 18 ngách 31, ngõ 342 đường Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội) sản xuất (nhà máy sản xuất ở Nông Trường An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội).

Đại diện đoàn kiểm tra cho biết, tại thời điểm kiểm tra có 2 người đang thực hiện việc san khẩu trang từ các thùng khẩu trang không có nhãn mác để đóng vào các hộp khẩu trang mang nhãn hiệu Viva Face Mask. Ngoài ra, Đoàn kiểm tra còn phát hiện điểm tập kết có 300 vỏ thùng cát tông và 715kg vỏ hộp đựng khẩu trang mang nhãn hiệu Viva Face Mask và ghi sản xuất bởi Công ty TNHH Đầu tư Công nghệ Việt Hàn. 

Chủ của toàn bộ hàng hóa trên không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa. Đội QLTT số 26 đã ra Quyết định tạm giữ lô hàng 318 thùng khẩu trang (tương đương 765.500 chiếc)  để tiếp tục điều tra làm rõ sự việc và xử lý theo quy định.

Mới đây nhất, lực lượng Bộ đội Biên phòng cũng đã thu giữ được một lượng lớn khẩu trang (không nhãn mác) do các đối tượng mang vác về Việt Nam từ hướng biên giới. 

Trong thời gian tới đây, lực lượng QLTT sẽ tăng cường giám sát các hoạt động thu mua khẩu trang không rõ nguồn gốc, không để khẩu trang kém chất lượng tràn lan ra thị trường, đặc biệt trong hoàn cảnh dịch bệnh phức tạp như hiện nay.

Đọc thêm

Thu giữ 34.000 thiết bị thuốc lá điện tử nhập lậu tại Bắc Ninh

Lực lượng QLTT tỉnh Bắc Ninh kiểm tra kho hàng.
(PLVN) -  Ngày 1/10, tin từ Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, Đội QLTT số 3, Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03) - Công an tỉnh Bắc Ninh kiểm tra đột xuất Cơ sở kinh doanh H.V.M, phát hiện 34.000 thiết bị thuốc lá điện tử dùng 1 lần, trị giá gần 1,9 tỷ đồng.

Phát hiện số lượng lớn bánh trung thu không rõ nguồn gốc

Đoàn kiểm tra phát hiện, thu giữ nhiều loại bánh kẹo, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ tại một cơ sở kinh doanh ngày 5/9.
(PLVN) -  Trong quá trình kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh T.H tại Tp. Pleiku tỉnh Gia Lai; Đoàn kiểm tra của Cục QLTT tỉnh Gia Lai, phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu và môi trường Công an tỉnh đã phát hiện, thu giữ một số lượng lớn bánh trung thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ…

Phát hiện gần 3 tấn hàng hóa không rõ nguồn gốc trên đường vận chuyển từ Bắc vào Nam

Số sữa bột các loại bị thu giữ.
(PLVN) - Sáng 6/9, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên vừa tiến hành kiểm tra, phát hiện 70 mục hàng hoá, với hơn 13.500 đơn vị sản phẩm (gần 3 tấn hàng hóa) do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp kèm theo đang trên đường vận chuyển từ Bắc vào Nam tiêu thụ.

Tạm giữ 2.800 chai bia không có chứng từ hợp pháp

Toàn bộ số bia không có chứng từ hợp pháp đã bị lực lượng QLTT tỉnh Phú Yên tạm giữ. (Ảnh: Cục QLTT Phú Yên)
(PLVN) - Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Phú Yên vừa phát hiện, tạm giữ 2.800 chai bia không có hóa đơn chứng từ hợp pháp, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam đang trên đường vận chuyển từ tỉnh Quảng Trị vào tỉnh Bình Dương.

Tạm giữ 16 tấn đường cát Thái Lan không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp

Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên kiểm tra hàng hoá vi phạm.
(PLVN) - Cục Quản lý thị trường Phú Yên vừa phát hiện và thu giữ 16 tấn đường cát trắng đang được vận chuyển trên địa bàn mà không có nhãn phụ tiếng Việt và không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp. Theo lời khai ban đầu của tài xế, số hàng này được bốc từ khu vực biên giới giữa Campuchia và Long An, sau đó vận chuyển về Phú Yên để tiêu thụ.

Thu giữ gần 5.000 bánh trung thu không rõ nguồn gốc

Đội QLTT số 5 phối hợp với lực lượng Công an phát hiện gần 5.000 bánh Trung thu nhập lậu trong cao điểm kiểm tra thị trường dịp Tết Trung thu năm 2024. (Ảnh: Tổng cục QLTT)
(PLVN) - Ngày 21/8, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) thông tin, chỉ trong thời gian ngắn triển khai cao điểm kiểm tra thị trường dịp Tết Trung thu năm 2024, Cục QLTT TP Hà Nội đã phát hiện, xử lý 6 vụ vi phạm và buộc tiêu hủy gần 5.000 chiếc bánh trung thu nhập lậu.

Tạm giữ hơn 5 tấn Hắc sâm GINSENG cùng nhiều phụ tùng điện, nước, xe máy nghi nhập lậu

Hắc sâm GINSENG bị thu giữ.
(PLVN) -  Ngày 15/8 tin từ Tổng cục QLTT cho biết, lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên vừa phát hiện, thu giữ hơn 05 tấn Hắc sâm GINSENG có xuất xứ từ Hàn Quốc và nhiều đồ điện, nước, phụ tùng xe máy các loại made in Trung Quốc, Italia không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp, khi đang lưu thông theo hướng Bắc - Nam.

Tạm giữ nhiều sản phẩm kim loại màu vàng có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu

Nhiều sản phẩm trang sức màu vàng có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu bị cơ quan chức năng tạm giữ. (Ảnh: Cục QLTT Thanh Hóa)
(PLVN) - Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa, Đội QLTT số 10 (Cục QLTT Thanh Hóa) đã phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Thanh Hóa) kiểm tra Cơ sở kinh doanh vàng bạc Tuấn Hương có địa chỉ tại thị trấn Quán Lào, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa tạm giữ nhiều sản phẩm trang sức kim loại màu vàng có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Bắt giữ số lượng lớn nước giặt và nước rửa bát giả nhãn hàng OMO tại Thanh Hóa

Cơ quan CSĐT Công an huyện Vĩnh Lộc thi hành Lệnh khám xét khẩn cấp Tổng kho Đông Hưng do Lê Tuấn Thành (dấu X) làm chủ (Ảnh: CATH).
(PLVN) - Thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa, Công an huyện Vĩnh Lộc vừa phối hợp với Công an các xã Tế Nông, Tân Phúc, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đột kích, bắt quả tang 2 cơ sở chuyên sản xuất, phân phối, bán các loại sản phẩm nước giặt giả thương hiệu nhãn hàng OMO và các loại nước rửa bát giả trên sàn thương mại Shopee, thu giữ số lượng lớn hàng giả cùng toàn bộ số trang thiết bị, máy móc...