Thị trường chứng khoán: Đừng để tin đồn thành khủng hoảng!

Khi thị trường chứng khoán còn “non trẻ” thì tin đồn càng có “đất” sống
Khi thị trường chứng khoán còn “non trẻ” thì tin đồn càng có “đất” sống
(PLVN) - Tin đồn là điều không thể tránh khỏi, nhất là trong bối cảnh mạng xã hội phát triển như hiện nay. Nhưng ứng xử như thế nào với tin đồn để tin đồn không thành khủng hoảng nhấn chìm doanh nghiệp (DN)?

Thông tin không minh bạch - tin đồn có “đất” sống 

Thị trường chứng khoán (TTCK) được xem là “mảnh đất” nhạy cảm nhất với tin đồn. Ngoài sự chao đảo của thị trường thì tin đồn khiến không ít DN, nhà đầu tư hưởng lợi song cũng lắm kẻ thu lợi bất chính. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng, tin đồn có nhiều loại: Có tin đồn có chủ thể, có tin đồn không có chủ thể. Có những tin đồn sẽ trở thành sự thật, có những tin đồn không trở thành sự thật. Có những tin đồn mang đến lợi ích, có những tin đồn không mang đến lợi ích… 

Vụ trưởng Vụ Giám sát TTCK - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) Nguyễn Thế Thọ khẳng định, tin đồn tồn tại trong mọi thị trường, khi TTCK còn non trẻ thì tin đồn càng có khả năng có “đất” sống, tin đồn là truyền tải những thông tin chưa được xác thực qua truyền miệng, qua mạng xã hội, qua công nghệ nên sức lan tỏa rất lớn, có thể tin đồn trở thành sự thật hoặc không, có thể xuất phát từ sự kiện hoặc có thể tạo ra từ một nhóm đối tượng, cá nhân với mục đích gây ra những sự bất thường trong lĩnh vực kinh tế…

“Đôi khi, những nhận định phải được giám sát. Phải tỉnh táo trước tin đồn, đưa ra những quyết định đúng đắn. Pháp luật đã có những bước tiến mới đối với tin đồn. Những tin đồn liên quan đến nhà đầu tư cần phải được điều tra, xác minh. Cần loại trừ tin đồn độc ác, tin đồn thất thiệt gây thiệt hại cho công ty chứng khoán. Có làm được như vậy, kinh tế sẽ phát triển…”, chuyên gia Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị.

Bình tĩnh trước tin đồn

Bà Đoàn Thái Ly - Phó Giám đốc phòng Quản lý niêm yết Sở giao dịch chứng khoán (GDCK) Hà Nội (HNX) cho biết, tại Đại hội đồng cổ đông năm 2019 của Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam - Vinaconex  đã xuất hiện tin đồn. Khi đó, HNX đã yêu cầu DN này xác minh thông tin. Chỉ sau 2 ngày, Vinaconex đã gửi thông tin công bố lên HNX, lên website của DN. “Phản ứng tích cực, khẩn trương của Vinaconex đã khiến mức giá cổ phiếu VCG trở nên bình ổn một cách nhanh chóng…”, lời bà Ly.

Vụ trưởng Vụ Giám sát TTCK, UBCKNN Nguyễn Thế Thọ thì cho biết, tại các nước kinh tế phát triển tin đồn là mục tiêu để một nhóm đối tượng nào đó trục lợi thị trường, và theo quy định khi xem xét hành vi đó được xếp vào hành vi giao dịch mang tính thao túng thị trường. 

“Các đối tượng, các chủ thể liên quan trực tiếp đến tin đồn phải có phản ứng  kịp thời để thông tin lại làm tin đồn thất thiệt không có “đất sống”. Mặt khác, theo Luật Kinh doanh chứng khoán, các cơ quan giám sát của các tổ chức tham gia thị trường yêu cầu các DN niêm yết phải công bố thông tin bất thường, thông tin định kỳ. …”, ông Thọ lưu ý. 

Về phía cơ quan quản lý nhà nước, đại diện UBCKNN cho biết, các bộ phận  chức năng của Sở GDCK giám sát thực hiện đối với các công ty niêm yết tại Sở GDCK, khi có tin đồn UBCKNN yêu cầu các Sở GDCK, nơi có công ty niêm yết yêu cầu công bố thông tin, đưa ra những thông tin phối hợp, hoặc tổ chức các buổi đối thoại kịp thời ổn định tâm lý của các nhà đầu tư. 

“Các công ty đại chúng cần phối hợp với cơ quan quản lý để xác minh kiểm chứng thông tin. Đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật cần phối hợp xử lý các thông tin thất thiệt gây ảnh hưởng đến đời sống xã hội. Các nhà đầu tư nên sử dụng các thông tin đã được kiểm chứng….”, ông Thọ đưa ra lời khuyên.

Phạt nhiều vụ thao túng, tạo cung - cầu giả

Theo thống kê của UBCKNN, giai đoạn 2010-2016, UBCKNN  đã ra hơn 1.000 quyết định xử phạm vi phạm hành chính trên TTCK. Riêng trong năm 2017, con số này là 214 quyết định xử phạt 80 cá nhân và 134 tổ chức. 

Trong năm 2018, có 397 trường hợp vi phạm của 129 tổ chức và 268 cá nhân, trong đó, xử phạt 9 cá nhân có hành vi thao túng, tạo cung - cầu giả; buộc cải chính thông tin đối với 3 trường hợp báo cáo không chính xác hoặc công bố thông tin sai lệch, buộc từ bỏ quyền biểu quyết đối với 1 trường hợp vi phạm chào mua công khai. 

Số lượng vi phạm về báo cáo và công bố thông tin luôn chiếm trên 50% tổng số vi phạm bị xử phạt. Các lỗi vi phạm phổ biến trong minh bạch thông tin là công bố thông tin, báo cáo không đúng hạn, kịp thời; công bố thông tin không chính xác, đầy đủ; không công bố thông tin, báo cáo các thông tin quan trọng, bất thường, các sự kiện ít xảy ra.

Đọc thêm

Thay đổi nhân sự ngành Thuế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận trao quyết định và chúc mừng ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng
(PLVN) - 2 vị trí Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) và Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) đã được hoán đổi giữa ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Hoàn thuế GTGT: Nhận diện khó khăn, thách thức

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp khó trong hoàn thuế GTGT vì phải truy xuất đến F0, F1...
(PLVN) - Mặc dù từ đầu năm đến nay, cơ quan thuế (CQT) đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho hơn 15 nghìn hồ sơ với tổng số tiền hơn 115 nghìn tỷ đồng, bằng 112% so với số hoàn cùng kỳ năm 2023, song công tác hoàn thuế vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức…