Thị trường bất động sản Việt Nam đang vươn mình phát triển

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tại Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân, các chuyên gia đều nhận định, thị trường bất động sản Việt Nam đang có nhiều cơ hội để vươn mình phát triển sau hơn 2 năm bị ảnh hưởng bởi COVID-19

Phát biểu khai mạc Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân và Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu 2021 - 2022, ông Phạm Nguyễn Toan, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam - nhận định vai trog vô cùng quan trọng của ngành bất động sản nói chung và các doanh nhân bất động sản nói riêng đối với các ngành kinh tế khác của đất nước trong bối cảnh dịch COVID-19. Ông nói: "Chúng ta vừa vượt qua hai năm cả đất nước căng mình ứng phó với những khó khăn chưa từng có từ đại dịch COVID-19; cùng với các ngành kinh tế, doanh nghiệp bất động sản đã kiên tâm vượt thách thức để đóng góp hiệu quả vào phát triển kinh tế – xã hội và gia tăng tài sản quốc gia. Chính cộng đồng doanh nghiệp bất động sản đã tạo ra động lực lan tỏa đến những ngành và lĩnh vực đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, như: Tài chính – ngân hàng – chứng khoán – công nghiệp và dịch vụ. Các doanh nghiệp bất động sản đã làm gia tăng chất lượng và chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp – nông thôn; Từng bước tạo lập, đảm bảo, phát triển nhà ở và dịch vụ sống cho người dân, góp phần thay đổi bộ mặt đô thị và hạ tầng xã hội. Đó còn là sự chung vai gánh vác, chia sẻ khó khăn với các địa phương và cả nước để vượt qua đại dịch… Suy cho cùng, đó là sứ mệnh làm cho cuộc sống của người Việt trở nên tốt đẹp hơn."

Nhận định về tương lai của thị trường bất động sản trong giai đoạn sắp tới, TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV - cho biết: Nền kinh tế nói chung trong đó có thị trường bất động sản sẽ còn tiếp tục phải đối mặt với những rủi ro, thách thức chính là đại dịch COVID-19 còn phức tạp, địa chính trị phức tạp nhất là chiến sự Nga – Ukraine khiến giá dầu, giá vàng, chứng khoán… biến động mạnh và khó đoán hơn; giá cả, lạm phát sẽ còn tăng trưởng; thu hẹp các gói hỗ trợ, mua tài sản và tăng lãi suất; lợi nhuận biên của các doanh nghiệp bị thu hẹp.

Tuy nhiên, về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2022, kinh tế thế giới vẫn tăng trưởng ở mức cao hơn trước dịch ( 3 - 3,5% - đã tính đến tác động chiến sự Nga - Ukraine); dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn năm 2022; kinh tế phục hồi, các động lực tăng trưởng phục hồi mạnh hơn; chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội 2022 - 2023; đầu tư công được đẩy mạnh; kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn được đẩy mạnh; cơ cấu lại nền kinh tế, cải cách được thúc đẩy; RCEP bắt đầu có hiệu lực; tỷ giá, lãi suất cơ bản ổn định (dù có áp lực tăng).

TS. Cấn Văn Lực, cũng nhận định về cơ hội phát triển của ngành xây dựng, bất động sản: Nền kinh tế phục hồi khá nếu Việt Nam thực hiện tốt Chương trình phòng chống dịch và Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội 2022 - 2023; quy hoạch được quan tâm; đầu tư cơ sở hạ tầng được coi là 1 trong 3 đột phá chiến lược; đầu tư công được thúc đẩy; thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở 2021 - 2023 (ban hành tháng 12/2021).

Đáng chú ý, gói hỗ trợ phát triển nền kinh tế với quy mô 350.000 tỷ đồng tập trung vào 5 nhóm nhiệm vụ giải pháp chủ yếu bao gồm: Đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng chống dịch bệnh; đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ việc làm; hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp; phát triển kết cấu hạ tầng và các giải pháp khác - cũng là một cơ hội cho ngành xây dựng, bất động sản.

TS Lực nhận định các chính sách tài khóa như miễn giảm thuế, tiền thuê đất, phí, lệ phí; gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất; tăng chi đầu tư phát triển; hỗ trợ lãi suất các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; Trong khi đó, các vấn đề về pháp lý đã và đang được tháo gỡ như; cơ sở hạ tầng giao thông được đầu tư; Tốc độ đô thị hóa đang ngày càng tăng lên... Cũng là những đòn bẩy cho thị trường bất động sản.

TS Lực cũng đưa ra 4 gợi ý giải pháp đối với doanh nghiệp: Tận dụng tối đa các nguồn hỗ trợ, tiết giảm chi phí, giữa lao động, tăng năng suất, sử dụng mô hình 5Rs (Respond: Thích ứng, linh hoạt; Recover: Phục hồi càng nhanh càng tốt; Restructure: Tái cấu trúc; Re-invent: Đổi mới, sáng tạo (gồm cả chuyển đổi số); Resilience: Tăng sức đề kháng (khả năng chống chịu các cú sốc, gồm cả quản lý rủi ro).

Các doanh nghiệp bất động sản cần chủ động tìm hiểu, tiếp cận Chương trình phục hồi; phục hồi xanh, tăng trưởng xanh bởi bất động sản xanh đang là xu thế, chuyển đổi số, đón đầu xu hướng mới liên quan đến thay đổi hành vi của khách hàng; thích ứng, quản lý thay đổi, quản lý rủi ro… là tất yếu.

Chia sẻ tâm tư để thị trường bất động sản phục hồi, ông Hà Tuấn Khang, Giám đốc Trung tâm Công nghệ - Marketing Tập đoàn Meey Land - cho rằng trước mắt, cần gỡ những vướng mắc về pháp lý bất động sản.

"Hiện nay, thủ tục tiếp cận đất đai dù đã được tiết giảm nhưng vẫn rất phức tạp. Vì vậy, còn rất nhiều dư địa để chúng ta cải thiện. Thực tế, từ tháng 5/2020, khi có Nghị quyết 68 về cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2020 - 2025 nhưng trong những năm qua vẫn chưa làm được nhiều, vẫn còn nhiều ách tắc, lãng phí. Cơ chế chính sách để tháo gỡ khó khăn còn chậm. Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản đang có những chồng chéo, chưa thống nhất, gây khó khăn cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp bất động sản." - ông nói.

Ông cũng đưa ý kiến cần áp dụng công nghệ để giải quyết các rào cản trong giai đoạn dịch COVID-19. Ông có biết: "Năm 2020 là năm các công ty proptech toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh. Nhưng mặt khác, nó đã đánh thức các nhà đầu tư tăng dòng vốn vào những công ty này để cung cấp ứng dụng tham quan nhà ảo, công cụ trực tuyến đánh giá tài sản, phần mềm phân tích dữ liệu cho việc cá nhân hóa quảng cáo... nhằm đón những khách hàng thuộc thế hệ Millennials đang tăng dần kể từ năm 2017.

Theo FinTech Global, tính đến quý III/2021, tổng nguồn vốn rót vào các proptech toàn cầu đã đạt 7,1 tỷ USD, tăng 122% so với cả năm 2020 và dòng vốn đầu tư được dự đoán sẽ sớm đuổi kịp mốc 13,9 tỷ USD được lập hồi năm 2019."

Giám đốc Trung tâm Công nghệ - Marketing Tập đoàn Meey Land nhận định: " Với 100 nền tảng proptech đang hiện hữu tại Việt Nam là minh chứng cho sức hấp dẫn của thị trường khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ bất động sản."

Phát biểu tại Diễn đàn, PGS. TS. Nguyễn Quang Tuyến, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Luật - khẳng định: Các thể chế chưa theo kịp tốc độ của thị trường bất động sản.

"Trong hệ thống pháp luật có 82 đạo luật liên quan đến thị trường bất động sản và vẫn tồn tại những bất cập. Cần phải xác định rõ ràng câu chuyện: Các đạo luật chuyên ngành sửa theo Luật Đất đai hay Luật Đất đai sửa theo các luật chuyên ngành? Nếu không xác định rõ thì vẫn có vướng mắc. Các đạo luật hiện nay sửa theo quy định của họ nên có những mâu thuẫn với Luật Đất đai. Sự thiếu đồng bộ, chưa cập nhật và thay đổi của các quy định phù hợp với thực tiễn của thị trường trong Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Đầu tư… cùng một số Nghị định, văn bản chuyên ngành có liên quan gây khó khăn cho công tác thực thi Chiến lược Phát triển nhà ở Quốc gia, nhất là việc cơ cấu lại nguồn cung, tập trung vào phát triển các phân khúc nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá thấp phục vụ nhu cầu của số đông." - ông nói.

Một trong những bất cập mà ông cho rằng pháp luật chưa theo kịp thị trường đó là câu chuyện định danh các bất động sản mới ví dụ như bất động sản du lịch. Chính vì vậy, nhiều người đầu tư condotel vướng mắc về pháp lý. Khi quy định sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận cho bất động sản du lịch chưa rõ ràng thì các địa phương cũng trở nên lúng túng. Với các doanh nghiệp khi kinh doanh phân khúc bất động sản như condotel, shophouse cũng lúng túng theo.

"Để nâng cao hiệu quả của quản lý Nhà nước về kinh doanh bất động sản nói chung, cần rà soát, sửa đổi bổ sung các các quy định có liên quan của Luật Đất đai năm 2013, Luật Nhà ở năm 2014 và Luật Kinh doanh bất động sản 2014.

Trong đó cần tập trung giải quyết nhiều nhóm vấn đề khác nhau như bổ sung các quy định về quản lý Nhà nước trong Luật Kinh doanh bất động sản 2021 về hoạt động kinh doanh bất động sản nói chung và kinh doanh bất động sản du lịch nói riêng, thể hiện các loại hình chủ đầu tư kinh doanh bất động sản phát hành cổ phiếu, trái phiếu bất động sản trên thị trường chứng khoán; Bổ sung quy định về quản lý Nhà nước trong Luật Kinh doanh Bất động sản; rà soát sửa đổi các quy định của Luật Du lịch năm 2014, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014, các đạo luật có liên quan và các văn bản hướng dẫn thi hành về kinh doanh bất động sản du lịch..." - ông đưa ý kiến.

Nhìn từ góc độ quy hoạch, ông Nguyễn Đỗ Dũng - Tổng Giám đốc enCity nhận định thị trường bất động sản Việt Nam có 4 cơ hội:

Thứ nhất, bất động sản công nghiệp vẫn đang nóng trên thị trường Việt Nam. Đây là xu hướng lâu dài do có sự chuyển dịch từ Trung Quốc và cơ sở hạ tầng Việt Nam đang ngày càng phát triển, lực lượng lao động dồi dào.

Thứ hai, đầu tư công về hạ tầng giao thông như Vành đai 4, Vành đai 3 sẽ có tác động rất lớn đến thị trường bất động sản.

Thứ ba, đây không chỉ là vấn đề an toàn, mà còn là bộ mặt đô thị. Đại dịch và đầu tư công kích thích đô thị hóa vùng ven: Pháp lý mở cơ hội để tái thiết đô thị 2.000 chung cư cũ cần được cải tạo ở Hà Nội và TP.HCM tương tương với 500ha quỹ đất. Như vậy, chúng ta đang có các quỹ đất ngay trong lòng thành phố lớn.Thứ tư, đại dịch tạo nên nhu cầu sống xanh. 61% người có nhu cầu sống gần không gian xanh và có sân vườn, 45% muốn chuyển ra ngoại ô và các khu vực ít đông đúc hơn.

Song song đó, theo ông, thị trường bất động sản đối mặt với 3 thách thức:

Thứ nhất, về pháp lý, những mảnh đất chờ được đổi mới tại Việt Nam vẫn đang nằm chờ quy hoạch.

Thứ hai, chúng ta mở cửa du lịch từ ngày 15/3 nhưng tâm lý người dân châu Á vẫn còn sợ sệt. Tâm lý này giúp chống dịch tốt nhưng lại cản trở ngành du lịch phát triển.

Thứ ba, xung đột Nga và Ukraine khiến nền kinh tế thế giới vừa chịu ảnh hưởng từ đại dịch nay lại chịu thêm chuỗi cung ứng bị đứt gãy, logistics bị gián đoạn.

Đây chính là 3 thách thức lớn nhất sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến thị trường bất động sản.

Cũng trong khuôn khổ chương trình sáng nay, cũng đã diễn ra Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu 2021 - 2022

Dưới đây là một số hình ảnh của buổi lễ Vinh danh:

Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân và Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu 2021 - 2022 diễn ra tại Hà Nội vào sáng nay (15/3). Diễn đàn do Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes) và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) tổ chức. Chủ trì tọa đàm là TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh.

Biệt thự cổ Nơ Trang Long tuổi đời hàng trăm năm đã bị tháo dỡ trong sự tiếc nuối của giới kiến trúc vào nhiều năm trước. (Ảnh: TL)

Đi tìm vẻ đẹp xưa giữa nhịp sống hiện đại

(PLVN) - Nhắc đến TP Hồ Chí Minh, người ta thường nghĩ ngay đến một đô thị sầm uất với nhịp sống hiện đại, những tòa nhà cao tầng chọc trời và ánh đèn rực rỡ không bao giờ tắt. Thế nhưng, giữa dòng chảy không ngừng nghỉ ấy, có một thành phố khác âm thầm hiện hữu, nơi những câu chuyện lịch sử được lưu giữ qua từng di tích, từng công trình.
Ông Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) thông tin tại Diễn đàn.

Bộ Xây dựng lý giải hiện tượng 'sốt giá' bất động sản

(PLVN) - Ngày 27/11, tại Diễn đàn "Phát triển bền vững thị trường bất động sản", lãnh đạo Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, thị trường bất động sản cuối năm đã có dấu hiệu phục hồi tích cực, hứa hẹn mở ra một chu kỳ phát triển mới, đồng thời lý giải nguyên nhân hiện tượng 'sốt giá' hiện nay.
Ảnh minh hoạ.

Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới

(PLVN) -  Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 21/2024/QĐ-TTg về mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ và tỷ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương giai đoạn 2023 - 2025.
Cần Thơ sắp có thêm trung tâm thương mại nghìn tỷ

Cần Thơ sắp có thêm trung tâm thương mại nghìn tỷ

(PLVN) - Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Dương Tấn Hiển vừa ký ban hành Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư đối với Dự án Trung tâm thương mại, dịch vụ để hoạt động du lịch, kinh doanh văn phòng Aeon Mall Cần Thơ (Trung tâm thương mại Aeon Mall Cần Thơ). Dự án có tổng vốn đầu tư là 5.400 tỷ đồng.
Ảnh minh hoạ.

Quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát

(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có Công điện 117/CĐ-TTg ngày 18/11/2024, yêu cầu UBND các tỉnh, thành tập trung chỉ đạo thực hiện giải ngân ngay với các nguồn lực được hỗ trợ, huy động để xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn.
Ảnh minh họa

Hà Nội rà soát các dự án tồn đọng, dừng thi công kéo dài, bỏ hoang để chống lãng phí

(PLVN) - Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh mới có Văn bản số 3766/UBND-ĐT ngày 14/11/2024 về việc triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công kéo dài; khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát.
Ảnh minh hoạ.

Tín hiệu đáng mừng từ TP Hồ Chí Minh

(PLVN) -  Báo cáo của UBND TP HCM gửi Bộ Xây dựng về tình hình nhà ở và thị trường bất động sản (BĐS) quý III năm 2024 cho chúng ta thấy nhiều tín hiệu đáng mừng.
Dọc metro, Vành đai 3 sẽ có 11 đô thị nén

Dọc metro, Vành đai 3 sẽ có 11 đô thị nén

(PLVN) -  11 vị trí dọc nhà ga metro, Vành đai (VĐ) 3 dự kiến được TP HCM thí điểm mô hình TOD giúp khai thác tốt quỹ đất, chỉnh trang đô thị, phát triển giao thông công cộng. Kế hoạch triển khai các khu vực TOD tại các dự án trên vừa được UBND TP đưa ra sau khi Nghị quyết 98 của Quốc hội cho phép TP thí điểm một số cơ chế đặc thù để thực hiện.