Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Tránh 'thi gì, học nấy'?

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ đổi mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. (Ảnh minh họa)
Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ đổi mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - GS. TS Đỗ Đức Thái, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, những vấn đề về kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 (theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018) đã trở nên cấp bách - không chỉ đối với ngành Giáo dục mà còn đối với nhân dân cả nước.

Thi gọn nhẹ, phát huy sở trường của học sinh

Tại Hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ kỳ thi năm 2024 vừa qua, bàn về phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, GS.TS Đỗ Đức Thái cho rằng, có 3 việc phải làm ngay để tạo ra một cơ sở khoa học chắc chắn cho việc xây dựng định dạng câu hỏi thi tốt nghiệp THPT phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Thứ nhất là làm rõ vai trò, mục đích kỳ thi tốt nghiệp THPT trong mối liên hệ với công tác tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng. Thứ hai, cần nghiên cứu chuẩn hóa chương trình các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Thứ ba, xây dựng bộ chuẩn đánh giá phẩm chất, năng lực của học sinh và bộ công cụ đánh giá phẩm chất, năng lực học sinh ở mỗi môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Khi những vấn đề trên được làm rõ thì việc xác định dạng thức đề thi tốt nghiệp THPT hoàn toàn có thể giải quyết được một cách khoa học, bài bản. Công việc quan trọng tiếp theo trong xây dựng câu hỏi, đề thi tốt nghiệp THPT là xây dựng đội ngũ chuyên gia, giáo viên ra đề thi. Đây chính là người quyết định chất lượng của đề thi.

GS Đỗ Đức Thái đề xuất 3 nguồn huy động đội ngũ ra đề thi, đó là: Ban xây dựng và phát triển chương trình môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018; các tác giả chủ chốt của các bộ sách giáo khoa; các chuyên gia, giáo viên phổ thông cốt cán có nhiều kinh nghiệm trong xây dựng đề thi.

Đồng thời, GS Đỗ Đức Thái chia sẻ một số kinh nghiệm quốc tế trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT. Qua đó có thể thấy, không có câu trả lời đúng, sai cho kỳ thi tốt nghiệp THPT. Mỗi cách đều phục vụ một cách hiệu quả nhất mục đích của hệ thống giáo dục quốc gia. Tuy nhiên, có một điểm chung ở nhiều nước là phương thức thi và công nhận tốt nghiệp THPT theo hướng gọn nhẹ, tôn trọng quyền lựa chọn của học sinh, nhằm phát huy sở trường của học sinh.

Đề xuất hai phương án thi

Theo GS Thái, giáo dục phổ thông là nơi lưu trữ, bảo tồn, phát huy, phát triển bản sắc dân tộc và nền văn hóa dân tộc, nên chúng ta phải xây dựng cho được quan điểm, mục tiêu, phương thức, cách thức công nhận tốt nghiệp THPT cho học sinh trên phương châm giải quyết những vấn đề cụ thể của nền giáo dục Việt Nam trong hoàn cảnh cụ thể của đất nước.

Đối với mỗi môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, để cuốn hút học sinh, cần tạo dựng niềm tin cho học sinh và cha mẹ học sinh về giá trị, học vấn của môn học đó mang lại cho cuộc đời học sinh sau này. Từ đó động viên, lôi cuốn học sinh vào môn học, đổi mới nội dung và phương pháp dạy học của mỗi môn học. Để đạt được điều đó không thể dùng biện pháp hành chính, bắt buộc thi môn học để buộc học sinh phải học môn học đó.

Bởi vậy, đánh giá giáo dục, trong đó có thi tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp THPT là khâu cuối cùng trong cả tiến trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông. Kỳ thi có trách nhiệm thực hiện mục tiêu của giáo dục phổ thông - thực hiện yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh. Đồng nghĩa với việc đánh giá giáo dục phải tuân thủ nguyên lý “học gì, thi nấy”. Không để xảy ra kiểu đánh giá giáo dục tiểu tiết, chi phối mục tiêu giáo dục - tức không để xảy ra việc “thi gì, học nấy”.

Từ những phân tích trên, GS Đỗ Đức Thái đề nghị tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trên quy mô toàn quốc. Đối với môn bắt buộc, lựa chọn một trong hai phương án: Phương án 1 gồm: Toán, Ngữ văn; phương án 2 gồm: Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ. Môn tự chọn là hai môn học sở trường được học sinh chọn từ những môn học được giảng dạy ở THPT.

Về xây dựng định dạng câu hỏi thi tốt nghiệp THPT phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, theo GS Đỗ Đức Thái, đây là chủ đề khó, cần bàn thảo kỹ ý kiến các chuyên gia, các nhà quản lý giáo dục, giáo viên.

Ở góc độ khác, theo TS Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học - Giáo dục Việt Nam, mục tiêu giáo dục hiện nay là đào tạo cho học sinh có năng lực. Điều quan trọng là rèn cho học sinh tư duy năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, không nặng kiểm tra các em nhớ gì, học thuộc gì. Không thể tổ chức thi theo kiểu cũ, kiểm tra kiến thức từ đầu đến cuối chương trình rồi cộng thêm kiến thức lớp 11, cộng thêm kiến thức lớp 12. Điều quan trọng, chúng ta nên thay đổi - học thật, thi thật để tạo ra những con người thật.

PGS. TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT nêu rõ 3 mục đích tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT, đó là: Đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018; Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và là một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở giáo dục phổ thông và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục; Cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.

Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, nội dung thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ bám sát yêu cầu cần đạt về năng lực và kiến thức chủ yếu của lớp 12 trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018; Có lộ trình phù hợp để tăng nội dung đánh giá năng lực mỗi năm phù hợp với thời gian học tập theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của học sinh; Phương thức xét tốt nghiệp bao gồm kết hợp giữa kết quả đánh giá quá trình và kết quả thi tốt nghiệp.

Đọc thêm

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh

Thay đổi dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, bảo đảm công bằng cho thí sinh. (Ảnh minh họa: ĐHQGHN)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.

Bộ Công an thông tin về đề thi đánh giá năm 2025

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Công an cho biết, trong năm 2025, đơn vị sẽ hướng dẫn các cơ sở đào tạo trong ngành bám sát chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện theo đúng các quy định trong tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trường Đại học Luật TP HCM đoạt giải nhất cuộc thi Phiên tòa giả định - VMoot 2024

Ban tổ chức trao giải nhất cho đội TSUNAMI đến từ Trường Đại học Luật TP HCM.
(PLVN) - Ngày 25/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP HCM diễn ra vòng Chung kết và Lễ trao giải cuộc thi Phiên tòa giả định - VMoot cấp Quốc gia năm 2024, đánh dấu mùa thứ VIII thành công của sân chơi học thuật này. Sự tranh tài của hai đội xuất sắc nhất thu hút sự quan tâm lớn từ giới chuyên môn và các sinh viên ngành luật trong cả nước.

Lấy ý kiến sửa quy chế tuyển sinh đại học

Ảnh minh hoạ
(PLVN) - Bộ GD&ĐT lấy ý kiến Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm Thông tư số 08 ngày 6/6/2022 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Ngành giáo dục việt nam: Mang tinh thần của một dân tộc, càng áp lực càng nỗ lực

Thủ tướng Phạm Minh Chính trò chuyện, động viên các thầy cô giáo. (Ảnh: MOET)
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, kỷ nguyên xây dựng đất nước giàu mạnh và thịnh vượng thì giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu. Sự nghiệp giáo dục nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, để giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045.