Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, Bộ GD-ĐT đưa ra khá nhiều quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của thí sinh (TS).Khoảng 30.000 thí sinh thi Vật lý thay thế ngoại ngữ Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, lần đầu tiên Bộ GD-ĐT cho phép học sinh hệ THPT cũng được thi thay thế môn ngoại ngữ nếu trong quá trình học có khó khăn về dạy - học môn này. Theo thống kê chưa đầy đủ của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT), cả nước có khoảng 30.000 TS sẽ thi môn Vật lý thay môn ngoại ngữ. Đó là đối tượng TS rơi vào các trường hợp: không theo học hết chương trình ngoại ngữ THPT hiện hành hoặc có khó khăn về điều kiện dạy - học như: giáo viên dạy môn ngoại ngữ thiếu hoặc chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo, năng lực dạy học yếu; việc thực hiện chương trình không liên tục; học sinh là người dân tộc thiểu số, khả năng tiếp thu ngoại ngữ yếu hoặc do chuyển trường nên phải học đổi môn ngoại ngữ (ví dụ đang học tiếng Nga chuyển sang học tiếng Anh...); các điều kiện về trang thiết bị dạy học, thực hành chưa đáp ứng yêu cầu. “Nếu địa phương nào ép thí sinh phải thi môn thay thế là trái với quy định”. Ông Nguyễn Văn Kha - Trưởng phòng Khảo thí, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục khẳng định: TS thuộc diện khó khăn về học ngoại ngữ như trong hướng dẫn nhưng bằng cách nào đó TS tự củng cố kiến thức ngoại ngữ cho mình và cảm thấy tự tin thì không nhất thiết phải thi môn thay thế. Chính vì vậy, có thể ngay trong một lớp học gặp khó khăn về điều kiện dạy môn ngoại ngữ nhưng vẫn có trường hợp TS không chọn môn thi thay thế. Ông Kha nhấn mạnh: “Nếu địa phương nào ép TS phải thi môn thay thế là trái với quy định”.
Phải báo ngay nếu nhận được đề thi lỗi Năm nay, cả nước có hơn 90% tổng số trường THPT và trung tâm GDTX tổ chức thi theo cụm trường. Bộ GD-ĐT lưu ý: do có không ít thí sinh sẽ phải thi ở địa điểm không phải trường học của mình, vì vậy TS cần đến trước ngày thi một ngày để xác định được đường đến trường thi, vị trí phòng thi của mình... nhằm tránh việc đến muộn hoặc nhầm trường thi. Ông Trần Văn Nghĩa, Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục thông tin thêm: TS cần giữ gìn và chú trọng tới thẻ dự thi vì thẻ không chỉ dùng để kiểm tra, đối chiếu TS trước khi vào phòng thi mà mặt sau mỗi thẻ đều in rõ địa chỉ nơi thi của TS, đồng thời có phần hướng dẫn cách tô số báo danh đối với bài thi trắc nghiệm. Bộ GD-ĐT cũng quy định: trường hợp TS đến phòng thi muộn, nhưng chưa đến thời điểm tính giờ làm bài thì giám thị lập biên bản và cho TS dự thi; tất cả các trường hợp đến muộn sau thời điểm tính giờ làm bài đều không được dự thi. Đọc trước một lượt đề thi trước khi làm bài là một yêu cầu rất quan trọng mà TS không thể bỏ qua. Ông Nghĩa lưu ý: ngay khi nhận đề thi, TS cần kiểm tra tình trạng đề thi, nếu thấy đề thi bị thiếu trang hoặc rách, nhòe, mờ phải lập tức báo cho giám thị để kịp thời xử lý. Nếu không phát hiện hoặc để gần cuối buổi thi mới báo cáo, TS phải tự chịu trách nhiệm. Đối với môn thi trắc nghiệm, nếu thí sinhnhận được đề thi thiếu câu, mất nét, in mờ, lỗi phông chữ... cũng báo ngay để giám thị tìm đề thi có mã đề thi tương ứng hoặc có mã đề thi khác với mã đề thi của những thí sinh ngồi cạnh đổi lại cho thí sinh, bảo đảm mỗi TS chỉ được phát một đề thi có mã khác với đề thi của những thí sinh ngồi cạnh.
Không làm được bài cũng phải nộp giấy thi
Theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT: khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, thí sinh phải ngừng viết ngay. Khi nộp bài thi, phải ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký xác nhận vào phiếu thu bài thi. Không làm được bài cũng phải nộp giấy thi. Không nộp giấy nháp thay giấy thi. TS không được rời khỏi phòng thi trong suốt thời gian làm bài thi trắc nghiệm. Đối với môn thi tự luận, thí sinh chỉ được ra khỏi phòng thi khi hết 2/3 thời gian làm bài và phải nộp bài thi kèm theo đề thi, giấy nháp. Trong trường hợp đặc biệt, chỉ được ra khỏi phòng thi khi được phép của giám thị trong phòng thi và phải chịu sự giám sát của giám thị ngoài phòng thi. |
Theo