Thi tốt nghiệp THPT 2023: “Chiến lược” ôn luyện sát ngày thi

Giữ tinh thần ổn định là điều rất quan trọng với thí sinh. (Ảnh minh hoạ. Nguồn: PV)
Giữ tinh thần ổn định là điều rất quan trọng với thí sinh. (Ảnh minh hoạ. Nguồn: PV)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Ngày mai - 27/6, hơn 1 triệu thí sinh cả nước sẽ làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT năm 2023 và chính thức làm 5 bài thi vào 2 ngày 28 - 29/6. Trước ngày thi, nhiều thầy cô lưu ý thí sinh bình tĩnh, có “chiến lược” sắp xếp thời gian để làm bài thi thật tốt.

Để vượt qua những giới hạn của bản thân

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tổ có 5 bài thi, gồm: 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ; 1 bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên gồm các môn thi thành phần Vật lí, Hóa học, Sinh học; 1 bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội gồm các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT hoặc các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí đối với thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT.

Cô Nguyễn Thị Thanh Hương, giáo viên môn Tiếng Anh của Hệ thống giáo dục Hocmai khuyên thí sinh, để có thể giành được điểm số cao ở các môn thi nói chung và môn Tiếng Anh nói riêng, thí sinh cần chuẩn bị tốt 3 yếu tố.

Thứ nhất, kiến thức về Ngữ pháp, từ vựng cho chắc chắn. Thứ hai, phương pháp, kĩ năng làm bài cho hiệu quả. Thứ ba, tâm thế quyết tâm “chiến đấu”, nỗ lực đến cùng để giải quyết vấn đề và hoàn thành mục tiêu đã đề ra.

Về mặt kiến thức, thí sinh cần rà soát một lượt các phần kiến thức trọng tâm, những lưu ý của các chuyên đề và đọc thật kĩ câu hỏi để có những câu trả lời chính xác nhất.

Về kỹ năng làm bài, bên cạnh những kỹ năng cụ thể của từng dạng mà thí sinh tích lũy được trong quá trình học tập và giải quyết các đề thi tập dượt, thí sinh nên bắt đầu làm từ các câu dễ hoặc các dạng bài thế mạnh của mỗi người.

Điều đó sẽ giúp thí sinh tự tin hơn. Điểm số mỗi câu là như nhau, các câu mất 5 - 10 giây để làm cũng bằng câu mất 5 - 10 phút, nên hãy luôn cẩn thận, chắt chiu từng câu một. Đừng cẩu thả hay sa lầy mất thời gian ở các câu khó. Bên cạnh đó, các em phải có chiến lược thời gian làm hiệu quả và sát sao để có thể đạt điểm cao.

Theo cô Hương, các bạn nên chia 1/2 số thời gian đầu tiên để làm các dạng bài trắc nghiệm với hình thức câu ngắn với trung bình 30 giây/câu, tối đa là 1 phút cho câu khó và dài; 1/2 thời gian còn lại làm bài đọc điền và 2 bài đọc hiểu. Lưu ý luôn chừa lại một chút thời gian để kiểm tra đáp án, từ đó tránh các lỗi sai đáng tiếc.

Về tâm thế, dù các em học sinh có mục tiêu điểm số là gì đi nữa cũng cần nỗ lực và quyết tâm hết mình để đạt được. Sát ngày thi, các em tránh học quá sức, hay quá áp lực. Thí sinh cần phân bổ thời gian ôn tập nhẹ nhàng, vừa sức, ngủ đủ 6 - 8 tiếng và vận động, chơi thể thao để có được một thể lực và trạng thái tinh thần tốt nhất.

Mỗi khi mệt mỏi hãy nhớ về gia đình và những người thân yêu, nhớ đến giấc mơ tương lai của mình, đó sẽ là nguồn động lực để chúng ta vượt lên trên những sợ hãi, những giới hạn.

Chấp hành nghiêm Quy chế thi

Thầy giáo Lê Bá Trần Phương, giáo viên Toán, Hệ thống giáo dục Hocmai (Hà Nội) cho rằng, giai đoạn này, điều đầu tiên với các thí sinh là giữ gìn sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái, ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc và không được thức khuya; hạn chế tiếp xúc với không gian mạng, gây ảnh hưởng đến kết quả thi.

Khi đến địa điểm thi, luôn nhớ mang theo người căn cước công dân, thẻ dự thi, máy tính. Nên đến trước địa điểm thi trước 30 phút, cần đặt báo thức cẩn thận tránh ngủ dậy muộn, quên giờ thi. Thầy Trần Phương cũng nhấn mạnh, trước khi vào phòng thi, giám thị luôn phổ biến Quy chế không được mang điện thoại vào phòng thi, nhưng đáng tiếc ở kỳ thi nào cũng xuất hiện thí sinh bị hủy bài do vi phạm. Do đó, các em tuyệt đối không mang điện thoại vào phòng thi.

Thầy Trần Phương cũng nhắc học sinh trong quá trình làm bài, câu nào dễ làm trước, câu nào khó làm sau. Cần kiểm tra kỹ lưỡng để tránh sót. Đặc biệt, những ngày sát kỳ thi, các em không nên sa đà vào việc ôn luyện. Điều này không giúp các em tăng lượng kiến thức mà ngược lại, gia tăng áp lực, căng thẳng trước khi vào phòng thi. Các em đã có 1 năm ôn luyện, còn vài ngày trước kỳ thi chỉ nên xem lại hệ thống kiến thức nhẹ nhàng.

TS. Trịnh Thu Tuyết, giáo viên Ngữ văn tại Hệ thống giáo dục Hocmai cũng có những lưu ý thí sinh. Theo đó, năm 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố toàn bộ đề thi minh họa các môn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT, cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT không thay đổi từ năm 2017 đến nay.

Về cấu trúc, đề thi gồm 2 phần: đọc hiểu (3,0 điểm), làm văn (7 điểm), trong đó câu nghị luận xã hội 2 điểm và nghị luận văn học 5 điểm. Ở phần đọc hiểu, đề minh họa đưa ra ngữ liệu đoạn thơ, nằm ngoài chương trình sách giáo khoa phổ thông, thí sinh cần tham khảo, lưu ý. Phần này có 4 câu hỏi phân loại theo các cấp độ nhận biết - thông hiểu - vận dụng - vận dụng cao. Phần làm văn, câu nghị luận xã hội giúp thí sinh dễ dàng ghi điểm khi nêu quan điểm, góc nhìn cá nhân hợp lý. Câu nghị luận văn học chiếm quỹ điểm cao nhất với 5 điểm, cũng là dạng bài mang tính truyền thống, được thầy trò cấp THPT đầu tư rất nhiều tâm huyết, thời gian...

Theo cô giáo Lê Huyền Thanh, giáo viên Trường THPT Lý Tử Tấn (Hà Nội), ở thời điểm này, học sinh đã được học đầy đủ kiến thức để thi, quan trọng là giữ cho mình tinh thần ổn định. Nhiều em khi đi thi hay bị mất bình tĩnh và rơi vào trạng thái sợ, không nhớ được kiến thức. Các em ổn định được tâm lý thì chỉ cần vận dụng các kiến thức đã được học, ôn luyện để áp dụng vào làm bài. Đề thi cho học sinh toàn quốc, không phân biệt vùng miền nên nhìn chung sẽ không quá khó với kiến thức trong sách giáo khoa. Các em cứ bình tĩnh, thả lỏng tâm lý để làm bài tốt nhất trong khả năng của mình.

Đọc thêm

'Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh' trong thế giới đa cực

Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp tại Hà Nội. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Theo báo cáo nghiên cứu vào năm 2019 của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh (FALMI), khoảng 75% học sinh THPT thiếu hiểu biết cần thiết về các ngành nghề mà mình lựa chọn, theo đuổi sau khi tốt nghiệp. Vấn đề này dẫn đến có khoảng 60% học sinh nhận thấy bản thân mình đã có lựa chọn sai lầm trong định hướng nghề nghiệp.

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)
(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Sau bài viết nam sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết tại Quảng Bình: Rà soát chất lượng học sinh toàn huyện Minh Hóa

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
(PLVN) - UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Phòng GD&ĐT huyện cho biết sẽ rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn để phân loại và có phương án nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng trường hợp học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết, sẽ đưa về cấp tiểu học để phụ đạo thêm.

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.