Thi tốt nghiệp THPT 2022: Nhiều thí sinh chọn ôn thi trực tuyến

(Ảnh minh họa: TTXVN).
(Ảnh minh họa: TTXVN).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo các thí sinh, việc học các khóa luyện thi trực tuyến tiết kiệm chi phí so với học trực tiếp, không mất thời gian đi lại, có thể linh hoạt lịch học nhưng đòi hỏi sự chủ động, tính tự giác cao.

Sau ba năm chịu tác động nặng nề của dịch COVID-19, phải tạm dừng đến trường và học trực tuyến trong thời gian dài, nhiều học sinh đã quen với cách học này. Vì thế, trong thời gian cao điểm ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, rất nhiều em đã chọn các gói ôn thi trực tuyến thay vì đến các lớp ôn thi trực tiếp.

Theo các thí sinh, ưu điểm của các khóa học này là giảm áp lực, tiết kiệm thời gian, linh hoạt giờ giấc, chi phí thấp và có thể chọn học với những giáo viên giỏi ở khắp cả nước.

Tiết kiệm thời gian, cá nhân hóa lịch học

Những ngày miệt mài ôn thi, lịch học của Nguyễn Thị Ngọc Ánh, học sinh 12 Trường Trung học phổ thông Chúc Động (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) gần như kín tuần. Tuy nhiên, Ánh cho hay em không tham gia các lớp học thêm ngoài trường mà lựa chọn các khóa học trên mạng Internet.

“Với các khóa học trực tuyến, em có thể học ở nhà, không mất thời gian di chuyển, có thể chủ động trong sắp xếp thời gian học phù hợp với bản thân và lịch sinh hoạt của gia đình. Lịch học của em vì thế không dày đặc như các bạn có đi học thêm bên ngoài buổi tối,” Ngọc Ánh chia sẻ.

Học thêm trực tuyến cũng là lựa chọn của Hà Thảo Vy, học sinh Trường Trung học phổ thông Chương Mỹ A. Lựa chọn xét tuyển đại học khối D, Vy cho biết em thường chia đều thời gian học cho cả ba môn Toán, Ngoại ngữ và Ngữ văn, mỗi môn từ 1 đến 1,5 tiếng tự học mỗi ngày, chưa kể thời gian học trên lớp.

Giống như Ngọc Anh, Vy cũng đăng ký các khóa học trên mạng. Theo Vy, ưu điểm của việc học trực tuyến là có thể học ngay tại nhà với không gian yên tĩnh hơn, học hiệu quả hơn. “Em đã từng đi học các lớp ôn trực tiếp và thấy rất dễ bị phân tâm do mải nói chuyện với bạn bè. Bên cạnh đó nhà em cũng khá xa các trung tâm học thêm, việc đi lại rất mệt và mất nhiều thời gian,” Vy nói.

Học sinh Thủ đô đi học trở lại sau thời gian nghỉ dịch. (Ảnh minh họa: PM/Vietnam+).

Học sinh Thủ đô đi học trở lại sau thời gian nghỉ dịch. (Ảnh minh họa: PM/Vietnam+).

Lựa chọn các khóa học đã được quay video sẵn trước đó, Vy cho hay em có thể tạm dừng ở những phần mình chưa hiểu để nghiên cứu kỹ hơn hoặc xem đi xem lại bài giảng nhiều lần. Hạn chế của các khóa học này là không được tương tác trực tiếp với giáo viên nhưng theo Vy, em có thể khắc phục bằng cách trao đổi bài với các bạn trong nhóm riêng dành cho học viên.

Chi phí thấp

Vy cho hay sau một thời gian học em thấy việc học trực tuyến hiệu quả hơn các khóa học trực tiếp ở các trung tâm em đã từng tham gia. Học trực tuyến cũng giúp nữ sinh tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với học trực tiếp.

Cụ thể, theo Vy, giá cho một buổi học trực tiếp dao động ở mức từ 90.000 đồng đến 200.000 đồng một buổi, tùy theo giáo viên và số lượng học sinh, trong khi mỗi buổi học trực tuyến chỉ khoảng 30.000 đồng.

Ôn thi online cũng là lựa chọn của Hoàng Đình Tú, học sinh Trường Trung học phổ thông Phú Xuyên A (huyện Phú Xuyên, Hà Nội). Đăng ký nguyện vọng 1 vào Đại học Thương Mại theo tổ hợp khối D, Tú cho hay em đăng ký học thêm bên ngoài rất ít, thay vào đó là các khóa học trực tuyến.

“Sau thời gian dài học online, em đã quen với cách học này và nhận thấy học các khóa ôn luyện trực tuyến hiệu quả hơn, lại giảm mệt mỏi do ít phải di chuyển, đi lại, nhất là trong điều kiện thời tiết mùa hè oi bức, nắng nóng,” Tú chia sẻ.

Theo tính toán của cậu học trò, học trực tuyến rẻ hơn khá nhiều. Tú cho hay một khóa chuyên đề cho một môn, gồm cả kiến thức lớp 11 và 12 có mức phí 600.000 đồng. Trong giai đoạn ôn thi nước rút, em học thêm khóa luyện đề với cùng mức giá trên, bao gồm cả việc thi thử trong thời gian 90 phút và có xếp hạng để học sinh biết mình đang ở đâu, có video chữa từng câu để học sinh biết mình sai và hổng kiến thức chỗ nào.

“Không chỉ rẻ hơn, các khóa học online còn có hệ thống giáo viên đa dạng trên khắp cả nước để người học chủ động lựa chọn các thầy cô giáo có trình độ chuyên môn cao thay trong khi học các lớp ôn trực tiếp thì số giáo viên khá hạn chế,” Tú phân tích.

Tuy nhiên, theo các học sinh, điểm hạn chế của việc học trực tuyến là học sinh phải tự giác, chủ động và tích cực, nếu không sau khi đăng ký sẽ bỏ không hoặc việc học sẽ không đạt hiệu quả như mong đợi.

Đọc thêm

Chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô': Hành trình dạy - học hạnh phúc

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” tôn vinh các thầy cô xuất sắc tiêu biểu tại những vùng khó khăn trên cả nước. (Ảnh: T.Ư Đoàn)
(PLVN) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vừa công bố danh sách 60 gương thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Đây là năm thứ 10 Chương trình đồng hành lan tỏa thông điệp dạy học hạnh phúc của các thầy cô trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được 'nâng cấp'

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu (Ảnh: Bộ GD&ĐT)
(PLVN) - Đề cập tới một số khó khăn, hạn chế trong tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được nâng cấp cấp độ ở tất cả khác khâu.

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp
(PLVN) - Sáng ngày 28/10/2024, tại Hội trường lớn, Khoa Kinh tế, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Kế toán - Kiểm toán góc nhìn thực tiễn”. Sự kiện thu hút hơn 500 sinh viên tham dự cùng các chuyên gia đầu ngành, mang đến cơ hội quý báu để các bạn trẻ khám phá sâu hơn về nghề nghiệp.

Xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh: Phụ huynh cần gương mẫu trong chấp hành pháp luật

Lực lượng CSGT tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội. (Nguồn: THPT Việt Đức)
(PLVN) - Sau gần một tháng ra quân mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh, tình trạng học sinh (HS) vi phạm tại các điểm trường trên cả nước đã giảm và có sự chuyển biến tích cực. Thế nhưng, bên cạnh thay đổi tích cực từ phía HS, các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ từ phía phụ huynh lại có dấu hiệu tăng cao.

Kiên cố hóa trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Trung học cơ sở Lê Lợi (xã Đắk N'Drót, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) được “thay áo mới” nhờ chương trình kiên cố hóa trường lớp. (Nguồn: THCS Lê Lợi)
(PLVN) - Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, đã dành nhiều nguồn lực cho công việc kiên cố hóa trường học. Nhưng vì số trường học trong cả nước rất lớn - trên 53.000 trường học, trong khi đất nước nguồn lực còn hạn chế, nên việc kiên cố hóa trường học luôn cần sự chung tay của toàn xã hội.

Kỷ luật hiệu trưởng nếu bị dư luận phản ánh xảy ra lạm thu

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Sở GD&ĐT TP HCM ra văn bản chỉ đạo : ãnh đạo phòng GD&ĐT, hiệu trưởng các trường tại TP HCM bị dư luận, báo chí phản ánh phải tổ chức kiểm điểm cá nhân và người đứng đầu đơn vị, giải trình, xác định trách nhiệm sai phạm cụ thể liên quan đến tình trạng lạm thu.