Thi tốt nghiệp THPT 2021: Đề phòng gian lận công nghệ cao cách nào?

Thí sinh thi đợt 1 tại TP Hồ Chí Minh bắt buộc lấy mẫu xét nghiệm trong 2 ngày mùng 2-3/7.
Thí sinh thi đợt 1 tại TP Hồ Chí Minh bắt buộc lấy mẫu xét nghiệm trong 2 ngày mùng 2-3/7.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 đợt 1 sẽ chính thức diễn ra vào ngày 7-8/7. Một số địa phương đã lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 với các thí sinh dự thi đợt này. Tại Hà Nội, lực lượng Công an thành phố đã triển khai phương án bảo đảm an toàn ở tất cả các khâu...

Hơn 18 nghìn thí sinh ở trong khu vực phong tỏa

Năm nay, cả nước có 1.014.972 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp, tăng khoảng 100.000 em so với năm ngoái. Trong đó, số lượng thí sinh tự do là 41.944 em, chiếm 4,13%. Trong số các thí sinh đăng ký dự thi, 222.356 em (21,91%) chỉ xét tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT); 33.779 thí sinh (3,33%) chỉ đăng ký dự thi để lấy kết quả xét tuyển đại học, cao đẳng. Số còn lại, tức 758.837 em (74,76%), đăng ký xét tốt nghiệp và tuyển sinh.

Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), tính đến nay, cả nước có 18.328 thí sinh thi tốt nghiệp THPT trong diện F0, F1, F2 và ở trong khu vực bị phong tỏa do ảnh hưởng dịch Covid-19. Riêng số thí sinh diện F0 là 33 học sinh, 270 thí sinh F1, số thí sinh F2 là 847 học sinh…

Đặc biệt tại TP HCM có 16 F0, 61 F1, 204 F2, số học sinh vùng phong tỏa là 991 em. Tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, TP HCM thực hiện tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 thành 2 đợt. Cụ thể, các thí sinh không ở những nơi bị phong tỏa hoặc thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 15, 16 của Thủ tướng Chính phủ; thí sinh không thuộc nhóm dương tính, trường hợp F1, F2 và có kết quả xét nghiệm âm tính sẽ thi đợt 1 ngày 7- 8/7. Kỳ thi đợt 2 dành cho những thí sinh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và chưa xác định thời gian tổ chức thi.

Để thực hiện phương án thi trong đợt 1, Sở GD&ĐT thành phố đã phối hợp với Sở Y tế lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên, thí sinh trong ngày 2/7 và kết thúc vào ngày 3/7. Các thí sinh không tham dự đợt lấy mẫu coi như không tham dự kỳ thi đợt 1 và sẽ thi trong đợt 2.

Đối với thí sinh tự do ở các tỉnh có thể thực hiện xét nghiệm Covid-19 ngay tại địa phương và mang theo giấy xác nhận âm tính với SARS-CoV-2. TP HCM sẽ chấp nhận kết quả xét nghiệm của các địa phương. Hiện nay, theo thống kê từ Sở GD&ĐT, TP HCM có hơn 89.200 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT.

Bình Dương và Phú Yên là hai địa phương đang có diễn biến dịch phức tạp. Số lượng thí sinh diện phong tỏa hiện nhiều nhất rơi vào tỉnh Phú Yên: 5.215 em. Tại Bình Dương có 13.611 thí sinh dự thi với 25 điểm thi, trong đó một điểm thi bị phong tỏa và đã được tỉnh kịp thời chuyển sang địa điểm mới.

Rà soát kỹ, lo ngại thí sinh gian lận khi đeo khẩu trang

Tại Hà Nội, liên quan đến vấn đề bảo đảm an ninh, an toàn cho kỳ thi, lực lượng Công an thành phố đã triển khai phương án bảo đảm an toàn ở tất cả các khâu. Trước tình trạng có nhiều thiết bị công nghệ cao có thể được sử dụng để gian lận, đại diện Công an thành phố lưu ý các điểm thi ưu tiên công tác phòng ngừa, ngăn chặn, bảo đảm không để lộ, lọt đề thi. Ngay từ buổi làm thủ tục dự thi, các điểm thi cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhắc nhở, thậm chí răn đe để thí sinh nhận thức rõ về các hành vi bị cấm và hình thức kỷ luật nếu vi phạm quy chế.

Đảm bảo quyền lợi cho thí sinh cả 2 đợt thi

Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn, riêng về xét tuyển đại học, Bộ sẽ có phương án đảm bảo quyền lợi cho thí sinh ở cả hai đợt thi. Hiện, Bộ đã dự kiến phương án xét tuyển 1 lần cho cả 2 đợt thi tốt nghiệp THPT. Theo đó, thí sinh thi đợt 1 và đợt 2 có cơ hội xét tuyển ngang nhau, đảm bảo quyền lợi và sự công bằng đối với thí sinh.

Trong trường hợp dịch diễn biến phức tạp hơn khiến cho khoảng cách thi đợt 2 với đợt 1 quá xa, Bộ GD&ĐT sẽ có hướng dẫn trong công tác tuyển sinh, đảm bảo quyền lợi của thí sinh, an toàn phòng chống dịch bệnh nhưng vẫn không ảnh hưởng tới chất lượng tuyển sinh.

Cùng với việc phổ biến về cách nhận biết một số thiết bị công nghệ cao có thể được sử dụng trong kỳ thi, đại diện Công an thành phố Hà Nội cho biết, các thiết bị phổ biến là không dây, có thể tích hợp vào nhiều vật dụng, khó phát hiện. Vì vậy, để ngăn chặn hiệu quả các hành vi gian lận, cán bộ coi thi cần lưu ý, khi gọi thí sinh vào phòng thi cần quan sát các vật dụng thí sinh mang theo; trong quá trình coi thi cần bao quát, quan sát kỹ các biểu hiện của thí sinh... Đồng thời, lưu tâm đến trang phục của thí sinh, phòng ngừa nguy cơ lợi dụng việc đeo khẩu trang trong phòng thi để gắn thiết bị gian lận.

Về vấn đề bảo mật đề thi, đại diện Công an thành phố nhấn mạnh cán bộ coi thi lưu ý rà soát, phát hiện, ngăn chặn thí sinh mang điện thoại vào phòng thi. Nếu để thí sinh chụp, truyền được đề thi ra ngoài thì mức độ nghiêm trọng sẽ khó lường. Trong trường hợp phát hiện thí sinh đã chụp được đề thi, cán bộ coi thi cần bình tĩnh, không xóa hình ảnh trong điện thoại mà báo cáo ngay với lãnh đạo điểm thi và lực lượng an ninh. Việc thông báo càng sớm giúp cho việc phát hiện, khoanh vùng nhanh hơn, từ đó có biện pháp ngăn chặn hiệu quả việc phát tán đề thi.

Vừa qua, đoàn kiểm tra số 3 của Ban Chỉ đạo quốc gia kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 do Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn làm Trưởng đoàn đã họp trực tuyến với 8 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Phước, Bình Thuận, Bình Định, Bình Dương, Phú Yên để kiểm tra công tác chuẩn bị cho kỳ thi của các địa phương này. Trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, ưu tiên số 1 phải là đảm bảo an toàn. An toàn không chỉ đơn thuần là phòng chống dịch bệnh mà còn đảm bảo an toàn về sức khỏe, vệ sinh thực phẩm, an toàn giao thông và an toàn trong những tình huống mưa bão, lũ lụt…

Đọc thêm

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.