Thi THPT quốc gia 2022: Tăng tốc ôn thi chặng “nước rút”

Các sĩ tử tăng tốc ôn luyện trong chặng “nước rút”.
Các sĩ tử tăng tốc ôn luyện trong chặng “nước rút”.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Chỉ còn vài ngày nữa, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 sẽ bắt đầu. Nhiều sĩ tử vẫn đang tập trung tăng tốc ôn thi chặng “nước rút”.

Cấp tốc tổng ôn tập

Dù chỉ còn vài ngày nữa đã diễn ra kì thi THPT quốc gia năm 2022, nhưng Vân Trang – Trường THPT Cầu Giấy vẫn không ngừng ôn bài. Trang cho biết, gia đình em có truyền thống nghề y nên em chuẩn bị tâm thế cho khối B (Lý, Hóa, Sinh). “Đây là một khối không có nhiều bạn theo, bởi tỷ lệ các trường có khối B không nhiều như khối A hay A1. Chủ yếu những học sinh định hướng thi vào các ngành Y – Dược hoặc Sinh học, Hóa học. Các trường đại học khối B cũng lấy điểm khá cao, cho nên em phải thật chăm chỉ mới có cơ hội đỗ vào trường mong muốn” - Trang tâm sự.

Các lớp học thêm của Trang vẫn đang trong giai đoạn tổng ôn, luyện đề. Mỗi ngày, Trang đều dạy từ lúc 6h sáng, ôn lại công thức hóa học, kiến thức cơ bản của môn Tiếng Anh và cố gắng học thuộc ít nhất một đề nghị luận văn học. Đến tầm 8h sáng, các lớp học thêm sẽ bắt đầu và kéo dài đến 11h trưa. Chiều, Trang tự học hai môn Toán và Vật lý, kéo dài từ 13h30 đến 18h chiều. Tối, bạn sẽ tự ôn bài ba môn Toán – Hóa – Sinh chuẩn bị cho việc xét tuyển đại học. “Mỗi ngày em chỉ đến lớp học thêm học 1- 2 môn, nhưng việc học một ngày sẽ diễn ra từ 6h sáng đến 12h30 đêm” - Trang cho biết.

Dũng, học sinh THPT Hoài Đức A cũng cho biết em đang tiến vào giai đoạn gấp rút nhất của kỳ thi THPT năm 2022. Dũng chia sẻ: “Ngày 7/7 bắt đầu thi, hiện tại, em chỉ còn vài ngày nữa để ôn tập. Em muốn thi vào Đại học Bách khoa - ngành Trí tuệ nhân tạo. Bây giờ, em đang cố gắng để nắm chắc được điểm 9+ cho môn Toán. Chỉ có như vậy mới có hi vọng vượt qua những bạn tuyển thẳng vào đại học hoặc có điểm IELTS cao”.

Năm nay, một số trường đại học bổ sung thêm cách tuyển sinh mới, Đại học Bách khoa cũng vậy. Trường dự kiến ba thương phương thức xét tuyển, tuyển thẳng theo quy chế Bộ GD-ĐT (20-30% chỉ tiêu), tuyển theo bài thi đánh giá tư duy do trường tổ chức (50-70%), sử dụng điểm thi THPT quốc gia (20-30% chỉ tiêu).

Điểm IELTS từ 5.0 trở lên cũng có nhiều lợi thế để xét vào một số khối thi có ngoại ngữ mà các trường đã quy định. Dù có nhiều con đường để lựa chọn, nhưng hầu hết các học sinh vẫn lo lắng vì những đổi mới này. Vì vậy, ngoài việc đến các lớp học thêm trực tiếp với thầy, cô giáo, Dũng còn học online qua zoom, tiết kiệm thời gian, để tự ôn lại bài cũ. Dũng cho biết hiện đã nắm chắc kiến thức cơ bản của ba môn Toán – Lý – Hóa, nhưng những câu dành lấy điểm 9+ vẫn đang là “thử thách” cần vượt qua trong chưa đầy 5 ngày sắp tới.

Từ cuối tháng 5, rất nhiều trung tâm cũng mở các lớp luyện thi cấp tốc. Nhật Minh, học sinh THPT Chu Văn An chia sẻ: “Em học tại một cơ sở ở Đống Đa, với các thầy rất nổi tiếng. Từ cuối tháng 5, bắt đầu có các lớp ôn cấp tốc. Lớp học này thường dành phần lớn thời gian luyện đề, ôn tập và nâng cao kiến thức. Em đã theo học các thầy từ hồi tháng 7 năm ngoái, nên hiện tại, em đang cố gắng ôn tập thật nhuần nhuyễn các dạng bài”.

Được biết, chi phí cho các lớp tổng ôn cấp tốc này cũng cao hơn so với những lớp học bình thường diễn ra trong năm. Học phí một tháng như vậy rơi vào khoảng 720.000 đồng/ lớp, mỗi tuần 1 buổi, kéo dài trong một tháng.

Đồng hành cùng sĩ tử

Những ngày này tại Văn Miếu, rất đông học sinh và phụ huynh cầm tờ giấy ghi tên tuổi và sở nguyện để dâng lễ cầu xin may mắn. Có thể nói, kỳ thi THPT sắp diễn ra, không chỉ các em học sinh lo lắng mà các bậc phụ huynh, thầy, cô giáo cũng đang trong tình trạng hồi hộp từng ngày. Kỳ thi này được đánh giá là “chuyến cuối cùng trên con tàu tốc hành”, các em học sinh bắt đầu lựa chọn các trường, chuyên ngành và bắt đầu hướng đi nghề nghiệp trong tương lai.

Cô giáo Vũ Thu Hoài – giáo viên Tiếng Anh Trường THCS – THPT Hà Thành cho biết, đầu tháng 6, trước khi các lớp ôn thi tại trường kết thúc, dù là giáo viên dạy Tiếng Anh nhưng cô vẫn phải cùng một thầy giáo khác kiểm tra lại kiến thức sử của các em trước khi thi.

Thầy Nguyễn Đức Tưởng dạy Toán tại một trung tâm tại quận Đống Đa cũng chia sẻ: “Một năm do ảnh hưởng của COVID-19 vừa qua thực sự khó khăn cho các em, cứ đi học rồi lại nghỉ, mọi thứ rất gián đoạn. Nhưng dù học online hay offline thì thầy và trò cũng phải cố gắng từng giây phút để hoàn thành được chương trình. Bản thân tôi luôn túc trực 24/24h với các em, chỉ cần có câu hỏi sẽ lập tức giải đáp. Hiện giờ, lớp của tôi đã đến giai đoạn tổng ôn cuối cùng, chỉ cần các em giữ vững tinh thần thì không gì là không thể làm được”. Theo thầy Tưởng dự đoán, đề thi năm nay sẽ có độ phân hoá cao, những câu hỏi ở mức độ cơ bản sẽ chiếm khoảng 70% để phục vụ việc xét tốt nghiệp, còn các câu hỏi mang tính phân hoá chiếm 30% còn lại để phục vụ việc xét tuyển đại học, cao đẳng.

Thầy Nguyễn Đức Tưởng đang tổng ôn cho các sĩ tử trước ngày thi.

Thầy Nguyễn Đức Tưởng đang tổng ôn cho các sĩ tử trước ngày thi.

Về phía các gia đình, chị Phương Anh – Dịch Vọng, Cầu Giấy có con gái đang chuẩn bị thi THPT 2022, cho biết: Gia đình chị hướng con vào ngành An ninh mạng của Trường Đại học Bách khoa hoặc Học viện Kỹ thuật mật mã. “Giờ tôi không cần con làm gì cả, chỉ cần con chú tâm học. Cơm nước, đưa đón học tập, đã có gia đình lo”, chị cho biết.

Kì thi THPT quốc gia năm 2022 có 1.001.011 thí sinh tham gia dự thi, trong đó học sinh lớp 12 chiếm 94.13% tổng số thí sinh tham gia, thí sinh tự do chiếm 5.87%. Theo Bộ GD-ĐT có đến 859.531 thí sinh tham dự kỳ thi THPT sẽ dùng kết quả vừa xét tốt nghiệp, vừa xét tuyển vào các trường đại học trên cả nước chiếm 85.87%. Số lượng thí sinh chỉ xét tuyển đại học hoặc chỉ tham gia để tốt nghiệp THPT lần lượt là 38.108 (chiếm 3.8%), 103.74 (chiếm 10,33%).

Kỳ thi sẽ bắt đầu diễn ra từ ngày 6/7/2022 đến hết 8/7/2022. Ngày 6/7/2022, các thí sinh sẽ tập trung tại điểm thi để nghe quy chế và làm thủ tục dự thi, đính chính sai sót. Ngày 7/7/2022, các thí sinh bắt đầu làm bài thi môn Ngữ Văn vào buổi sáng và môn Toán vào buổi chiều. Ngày 8/7/2022 là ngày thi cuối cùng với bài thi môn Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội vào buổi sáng và Ngoại ngữ vào buổi chiều.

Tin cùng chuyên mục

Học sinh Trường Giáo dưỡng số 4. (Ảnh: K.O)

Chuyện của những người thầy đặc biệt

(PLVN) - Họ là những thầy cô đã từng dạy học phổ thông, rồi cơ duyên vào trường giáo dưỡng, nơi những học trò đã từng là “tội phạm nhí”. Và họ đã dạy dỗ học sinh của mình bằng chính sự yêu thương, tận tụy, kiên nhẫn để mỗi ngày, gần hơn, uốn các em về phía mặt trời, những thiện lành bình dị trong cuộc đời. Đó là những thầy cô trường giáo dưỡng được tuyên dương trong Chương trình Chia sẻ cùng thầy cô dịp 20/11 năm nay…

Đọc thêm

'Chia sẻ cùng thầy cô' - Tôn vinh những hy sinh thầm lặng

Đại úy Nguyễn Đình Thông giảng dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tuyên dương 60 nhà giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình nhằm ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Hà Nội nỗ lực xây dựng hệ thống giáo dục toàn diện và hạnh phúc

Khốc liệt tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội, hơn 5.500 học sinh thi để giành 270 suất vào lớp 6 Trường Nguyễn Tất Thành năm 2024. (Ảnh: PV)

(PLVN) - Trường học phải là nơi người học được bảo đảm an toàn, không có bạo lực học đường, không có nói tục, chửi bậy, không có ép buộc học thêm. Ở đó hiện hữu một môi trường học đường văn hóa tiêu biểu. Ởđó, con người ứng xử với nhau bằng tình yêu thương và trách nhiệm...

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong các số báo trước, thời gian gần đây, sau khi một số bài báo nghiên cứu công bố quốc tế đứng tên một số nhà khoa học Việt Nam bị rút bài, dư luận thường mặc định “rút bài vì vi phạm liêm chính khoa học”; dù sự thật là nhiều bài báo bị rút vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có lỗi của nhà khoa học.

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: 'Sự minh bạch là cần thiết, nhưng không cần phải ồn ào quá mức'

Một nhà nghiên cứu cho rằng mạng xã hội đang có xu hướng nhìn nhận việc rút bài một cách thiếu toàn diện; lợi dụng để công kích cá nhân, ảnh hưởng uy tín, danh dự. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Như Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã phản ánh trong số báo trước (ra ngày 13/11/2024), thời gian gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế, sau đó một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả có vi phạm; thì không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có vi phạm đạo đức, liêm chính... nhưng lại bị dư luận hiểu lầm vi phạm liêm chính khoa học.

Đừng vội quy kết “vi phạm liêm chính” khi bài báo khoa học bị rút

Việc rút bài báo nghiên cứu khoa học có nhiều nguyên nhân và không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc vi phạm đạo đức, liêm chính. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Những năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế. Tuy nhiên, sau đó cũng có một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả “đạo văn”, nguỵ tạo kết quả; thì có không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi của bên thứ ba... nhưng lại bị một số ý kiến quy chụp, quy kết. Bài viết dưới đây nhằm phản ánh thực trạng và mong muốn đưa ra một góc nhìn khác hơn với tình huống bị rút bài. Các bên liên quan và dư luận cần cẩn trọng, khách quan khi đánh giá nếu một bài báo bị rút, tránh trường hợp vội vàng quy kết oan.

Nhiều trường đại học bỏ xét học bạ, cắt giảm tổ hợp

Ảnh minh họa
(PLVN) - Ở mùa tuyển sinh năm 2025 - năm đầu tiên kì thi tốt nghiệp THPT được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hàng loạt trường đại học thông báo không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT, nhiều trường cũng dự kiến cắt giảm các tổ hợp xét tuyển.

Nâng cao vị thế, vai trò thầy, cô giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - “Không thầy đố mày làm nên”. Trong cuộc đời bất cứ ai, đều có rất nhiều người thầy. Trong bất cứ gia đình nào, ai cũng có con cái, người thân đi học. Thành công của mỗi con người đều có sự đóng góp của các thầy cô. Vì vậy, giáo dục là vấn đề từ xưa đến nay luôn được xã hội dành cho sự quan tâm đặc biệt.

Hoạt động ngoại khóa bổ ích về kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích tại trường THPT Hữu Lũng, Lạng Sơn

Toàn cảnh hoạt động ngoại khóa trường THP Hữu Lũng
(PLVN) - Ngày 10/11, được sự cho phép của Sở Giáo dục tỉnh Lạng Sơn, trường THPT Hữu Lũng đã phối hợp với Công ty cổ phần Giáo dục Khoa học An toàn Việt Nam tổ chức hoạt động ngoại khóa kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích (TNTT), phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) nhằm hướng tới một môi trường học tập an toàn và hạnh phúc.

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa
(PLVN) - Sáng 11/11, Sở giáo dục và Đào tạo và Cựu giáo chức TP HCM tổ chức họp mặt Nhà giáo đi B (vượt Trường Sơn vào Nam chống Mỹ cứu nước) và nhà giáo nội đô (thầy cô tham gia cách mạng, hoạt động trong lòng địch), nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).

Vì sao giáo viên chủ nhiệm lớp 1 được phụ cấp cao hơn nhà giáo khác?

Đại biểu Nguyễn Thanh Phong, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Long tham gia ý kiến.

(PLVN) - Cho rằng giáo viên lớp 1 là người đặt viên gạch đầu tiên tạo nền tảng vững chắc cho những lớp sau, Đại biểu tỉnh Vĩnh Long đề nghị giáo viên chủ nhiệm lớp 1 cần có phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác cao hơn so với các nhà giáo khác để có thêm động lực nỗ lực nhiều hơn.