Thí sinh cẩn trọng khi thi ĐH năm nay

Mặc dù lượng hồ sơ đăng ký dự thi đại học giảm, nhưng theo lãnh đạo của nhiều ĐH, CĐ, năm nay cuộc đua vào các trường vẫn không bớt căng thẳng. Bởi lẽ, nhiều trường có số thí sinh dự thi ít song điểm chuẩn vào trường rất cao. Ngược lại, một số trường điểm “đầu vào” chỉ ở mức trung bình, nhưng thí sinh đăng ký thi đông nên tỷ lệ "chọi" khá cao.

Theo nhiều chuyên gia tuyển sinh, số lượng hồ sơ ĐKDT năm nay có nhiều biến động. 
Khối Y, Dược và các trường tốp đầu vẫn giữ lượng thí sinh ổn định
Khối Y, Dược vẫn giữ lượng thí sinh ổn định
Khối kinh tế giảm nhiệt
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT về hồ sơ ĐKDT, tổng số hồ sơ đăng kí dự thi năm nay là 1.812.592, trong đó hồ sơ ĐH 1.358.381, chiếm tỷ lệ 75%; hồ sơ CĐ là 454.211,chiếm tỷ lệ 25%. So với năm 2011 (tổng số hồ sơ đăng kí dự thi là 1.964.598), tỷ lệ hồ sơ đăng ký dự thi giảm 7,74%, (trong đó: hồ sơ ĐH giảm 7,71%, hồ sơ CĐ giảm 7,83%).
Hồ sơ phân theo khối thi, hệ ĐH, Khối A: 640.954 chiếm tỷ lệ 47,2% (năm 2011 chiếm 53,3%); Khối A1: 74.412 chiếm tỷ lệ 5,2%; Khối B: 289.321 chiếm tỷ lệ 21,3% (năm 2011 chiếm 21,3%); Khối C: 84.455 chiếm tỷ lệ 6,2% (năm 2011 chiếm 6,0%); Khối D1: 219.522 chiếm tỷ lệ 16,2% (năm 2011 chiếm 16,0%); Khối khác: 49.717 chiếm tỷ lệ 3,7% (năm 2011 chiếm 3,4%).
Năm 2012, hồ sơ ĐKDT cao nhất là nhóm ngành Kinh doanh và quản lý, chiếm tỷ lệ 30,44% (so với năm 2011 giảm 10,66%), các ngành Khoa học nhân văn chiếm tỷ lệ 4,43% (tương đương so với năm 2011), ngành Nông, Lâm, Thủy sản 2,93% (tăng 0,4% so với năm 2011).
Những ngành có số lượng hồ sơ đăng ký dự thi thấp là Nghệ thuật, Báo chí, Toán và thống kê, Khách sạn, thể dục, thể thao: dưới 1%.
Theo lý giải của Bộ GD&ĐT, lượng hồ sơ đăng ký giảm là do có một số thay đổi trong công tác tuyển sinh như tuyển thẳng học sinh giỏi quốc gia hay việc các trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm xét tuyển, đặc biệt là việc không quy định số đợt xét tuyển, thí sinh có nhiều cơ hội nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển đã khiến các thí sinh không phải băn khoăn và nộp nhiều hồ sơ ĐKDT.
Tuy nhiên, năm nay số lượng hồ sơ ĐKDT vào khối A1 chưa cao vì thời điểm công bố khối thi mới này của Bộ GD&ĐT quá gần với hạn nộp hồ sơ vì vậy thí sinh chưa có thời gian ôn tập theo các môn thi của khối A1. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của khối A1, rõ ràng, tỷ lệ thí sinh đăng ký vào khối A đã giảm đáng kể chứng tỏ có sự phân luồng tốt hơn đối với thí sinh dự thi năm nay.
Việc mở rộng các khối thi cho phù hợp với nhu cầu tuyển sinh của các trường và thí sinh vẫn đang mong muốn Bộ GD&ĐT cải cách hơn nữa. Trước khi thời điểm hết hạn nộp hồ sơ ĐKDT ĐH, CĐ nhiều trường đã bị “tuýt còi” vì thông báo tuyển sinh khối B vào các ngành kinh tế khi không được phép của Bộ. 
“Né” trường tốp đầu
Cũng theo thống kê của nhiều Sở GD&ĐT, lượng hồ sơ đăng ký dự thi năm nay vào các trường ĐH Công nghiệp, ĐH Nông nghiệp, ĐH Lâm nghiệp,…và các trường ĐH vùng khá cao. Trong khi đó, các trường đại học top trên có điểm chuẩn cao như ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Ngoại Thương,… lại có số lượng hồ sơ đăng ký dự thi khá ổn định hoặc giảm so với năm trước.
Ông Đoàn Quốc Tuấn- trưởng phòng giao dục chuyên nghiệp sở GD&ĐT Hòa Bình cho biết, do công tác tư vấn tuyển sinh tốt, nhiều thí sinh đã biết đăng ký theo đúng năng lực và lượng sức mình. Năm nay, lượng thí sinh vào khối Nông- Lâm nghiệp đã tăng đáng kể. Trong khi đó, các trường ĐH Kinh tế, ĐH Ngoại thương nhiều ngành lên tới 25-25 điểm thì khó vào, chủ yếu là lựa chọn của các em ở khu vực thành thị và trường chuyên còn ở tỉnh Hoàn Bình thì nhiều thí sinh… “né”.
Đánh giá ở góc độ khác, ông Phạm Hữu Bản (Sở GD&ĐT Thái Bình) cho rằng: Hầu hết học sinh trường THPT chuyên Thái Bình thi vào ĐH Ngoại thương là điều đáng suy nghĩ. Nếu các học sinh giỏi đó thi vào các ngành công nghệ, sư phạm, nông lâm sẽ có nhiều sáng kiến, nhiều sản phẩm cho đất nước chứ không chỉ say mê làm kinh tế.
Có thể thấy, việc các trường địa phương được lựa chọn nhiều trong mùa tuyển sinh năm nay là tín hiệu mừng, cho thấy thí sinh trong việc chọn trường đã chú ý hơn đến năng lực bản thân cũng như điều kiện gia đình. Tuy nhiên, xu hướng chung là thí sinh vẫn chọn những nhóm ngành được cho là dễ xin việc như kinh tế, ngoại ngữ, công nghệ thông tin mà xa rời những ngành khoa học cơ bản. 
Ế ẩm khối C
Tuy nhiên, không ngoài dự báo, nhiều ngành khối C tiếp tục “lép vế”, rõ nét nhất là các ngành của khối sư phạm, khoa học xã hội và nhân văn (KHXH&NV). Đáng nói là tình trạng này không chỉ diễn ra ở các trường đại học địa phương mà ngay cả các trường đại học lớn, uy tín cũng không nằm ngoài sự đìu hiu này.
Ở ĐHQG Hà Nội, sự chênh lệch về nhóm ngành KHXH&NV và các nhóm ngành còn lại, nhóm hồ sơ thi khối C và các khối A, B, D vẫn khá lớn. Tổng số hồ sơ dự thi khối C vào tất cả các trường, các khoa của ĐH này giảm từ 5.800 năm 2011 xuống còn 5.600. Sự sụt giảm mạnh mẽ nhất diễn ra ở ngành luật. Tại Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM), dù tổng số hồ sơ ĐKDT vào trường tăng khoảng 1.300 so với năm trước nhưng chủ yếu tập trung các ngành tuyển khối D1. Trong đó khối C chỉ có 3.979 hồ sơ, chưa đến 1/3 tổng số hồ sơ ĐKDT của trường này. 
Cũng như những năm trước, các ngành triết học, lịch sử, giáo dục học, lưu trữ học... đều có tỉ lệ “chọi” rất thấp. Nhiều ngành học lượng hồ sơ dự thi không thấm tháp so với chỉ tiêu. 
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, năm nào cũng vậy, tình trạng thí sinh đăng ký thi vào các ngành khối C rất ít: Năm 2010 trên 7%, năm 2011 có khoảng trên 6% thí sinh. Năm nay, số lượng hồ sơ đăng ký thi vào khối C cũng không cải thiện gì nhiều. Trong khi đó, các môn xã hội nhân văn góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. Dù học bất cứ ngành nào, sinh viên cũng cần được trang bị kiến thức cơ bản về xã hội, nhân văn. 
Do đó, trong lộ trình đổi mới tuyển sinh sắp tới, Bộ GD&ĐT sẽ nghiên cứu cách thi để sao cho các ngành xét tuyển đều có sự tích hợp ít nhiều kiến thức xã hội nhân văn. Nghĩa là kiến thức xã hội nhân văn không chỉ giới hạn cho những sinh viên theo khối C như hiện nay mà cho sinh viên của tất cả các khối. 
Y, Dược: trường tăng, trường giảm
Năm nay, lượng hồ sơ ĐKDT vào ĐH Y Hà Nội giảm mạnh. Năm 2011, lượng hồ sơ ĐKDT vào trường là hơn 19.000 thì năm nay giảm xuống còn 14.492 bộ. Được biết, chỉ tiêu năm nay của ĐH Y Hà Nội là 1.000. Như vậy, tỷ lệ “chọi” vào trường vẫn cao, khoảng 1/14. Theo lãnh đạo nhà trường, việc số lượng hồ sơ sụt giảm do thí sinh đã lượng sức mình vì điểm chuẩn hàng năm cao và số lượng tuyển thẳng vào trường cũng nhiều.
Điểm chuẩn vào trường ĐH Y Hà Nội năm 2010 cao nhất là ngành Bác sĩ đa khoa (24,0 điểm), Bác sĩ Răng Hàm Mặt (22,0 điểm)… thấp nhất là ngành Cử nhân Y tế công cộng (18,5 điểm). Năm 2011, điểm chuẩn tăng vọt, ngành Bác sĩ đa khoa, Răng Hàm Mặt (25,5 điểm), ngành Bác sĩ Y học cổ truyền (23,0 điểm)... thấp nhất là ngành Cử nhân Y tế công cộng (20,0 điểm).
Ngược lại với trường ĐH Y Hà Nội, nhiều trường ĐH Y khác số lượng hồ sơ lại tăng. Cụ thể, Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam năm nay nhận được hơn 6.000 hồ sơ, tăng gấp rưỡi so với năm trước. Trường ĐH Dược Hà Nội năm nay lượng hồ sơ cũng tăng, trường nhận được hơn 3.900 bộ hồ sơ, năm 2011 là 3.600 bộ. Được biết, điểm chuẩn của ĐH Dược Hà Nội năm nào cũng cao, năm 2011 là 24 điểm.
Trường ĐH Y Hải Phòng, năm nay nhận được 10.000 bộ, tăng 2.000 bộ so với năm 2011. Lý do số lượng hồ sơ tăng do năm nay trường tổ chức thi thêm khối A cho ngành Dược học. Điểm chuẩn vào ĐH Y Hải Phòng năm 2011, ngành cao nhất là Bác sĩ Đa khoa với 22,5 điểm, Bác sĩ Răng Hàm Mặt 22,0 điểm, Cử nhân Kỹ thuật Y học 19,0 điểm, Bác sĩ Y học dự phòng 18,5 điểm và Cử nhân Điều dưỡng là 18 điểm.
Mặc dù lượng hồ sơ đăng ký dự thi đại học giảm, nhưng theo lãnh đạo của nhiều ĐH, CĐ, năm nay cuộc đua vào các trường vẫn không bớt căng thẳng. Bởi lẽ, nhiều trường có số thí sinh dự thi ít song điểm chuẩn vào trường rất cao. Ngược lại, một số trường điểm “đầu vào” chỉ ở mức trung bình, nhưng thí sinh đăng ký thi đông nên tỷ lệ "chọi" khá cao.
Uyên Na

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.