Thí sinh cả nước thi THPT quốc gia 2019: Đề thi chủ yếu thuộc chương trình lớp 12

Thí sinh đến nghe quy chế, làm thủ tục dự thi tại Hà Nội
Thí sinh đến nghe quy chế, làm thủ tục dự thi tại Hà Nội
(PLVN) - Chiều 24/6, hơn 887.000 thí sinh cả nước đến các điểm thi để làm thủ tục dự thi THPT quốc gia để xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học. Sáng nay, thí sinh sẽ bước vào thi môn  Văn, buổi chiều thi Toán. Trước ngày thi, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đã có những chia sẻ về những điểm mới trong kì thi này…

Năm nay Bộ GD&ĐT có những biện pháp gì để ngăn ngừa các tiêu cực có thể xảy ra?

- Kỳ thi THPT quốc gia 2019 được tổ chức về cơ bản giữ nguyên phương thức thi như hai năm trước và có một số điều chỉnh về kỹ thuật, quy trình để đảm bảo kỳ thi diễn ra khách quan, an toàn, công bằng, nghiêm túc, phòng ngừa và phát hiện các tiêu cực có thể xảy ra. 

Một số thay đổi như: trường đại học/cao đẳng phối hợp làm thi theo nguyên tắc các trường đại học/cao đẳng thuộc địa phương không làm thi ở địa phương mình; thí sinh tự do, GDTX thi chung với thí sinh là học sinh lớp 12 THPT; Bộ GD&ĐT trực tiếp chỉ đạo tổ chức công tác chấm thi trắc nghiệm, giao nhiệm vụ cho các trường đại học chủ trì; đặt 

camera giám sát phòng lưu trữ đề thi/bài thi, phòng chấm thi 24/24 giờ; sửa đổi, nâng cấp, hoàn thiện phần mềm chấm thi trắc nghiệm theo hướng mã hóa toàn bộ dữ liệu chấm thi, “đánh phách điện tử” Phiếu trả lời trắc nghiệm; tăng cường tính bảo mật, có chức năng giám sát, kiểm soát chặt chẽ người dùng, đồng thời có thể phát hiện, truy xuất các tác động trái phép vào bài thi, dữ liệu chấm thi.

Năm nay, Bộ GD&ĐT đặc biệt quan tâm đến công tác lựa chọn nhân sự tham gia làm thi phải đảm bảo nắm vững chuyên môn, phẩm chất chính trị, tinh thần trách nhiệm cao. Đồng thời, Bộ GD&ĐT đề nghị các địa phương, trường đại học phân công nhiệm vụ và quyền hạn rõ ràng cho từng cán bộ tham gia làm thi, có tập huấn chi tiết, để đảm bảo rõ người, rõ việc, nắm chắc quy chế, làm đúng quy trình, không chủ quan dù ở khâu nhỏ nhất. Công tác thanh tra, giám sát năm nay được tăng cường. 

Đề thi năm nay sẽ được ra theo hướng như thế nào để đạt được mục tiêu: dùng kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng, thưa Thứ trưởng?

- Bộ GD&ĐT xác định, quan trọng nhất của đề thi là phải đảm bảo chính xác, bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình và có độ phân hoá phù hợp, đánh giá được khách quan năng lực của thí sinh. Như đã công bố từ trước, đề thi THPT quốc gia năm 2019 sẽ nằm trong chương trình THPT, chủ yếu thuộc chương trình lớp 12. Đề tiếp tục được xây dựng theo hướng đánh giá năng lực, có tính ứng dụng thực tiễn, không nặng về ghi nhớ các số liệu, sự kiện hay trả lời theo khuôn mẫu có sẵn. Đề thi sẽ có nhóm các câu hỏi ở mức độ cơ bản để phục vụ xét tốt nghiệp THPT và có các câu hỏi với độ khó phù hợp nhằm phân hóa kết quả thi tuyển sinh đại học, cao đẳng. Các câu hỏi trong đề được sắp xếp theo độ khó tăng dần giúp thí sinh thuận lợi khi làm bài.

Thứ trưởng có nhắn nhủ gì tới các thí sinh tham gia kỳ thi THPT quốc gia 2019?

- Để làm được tốt bài thi, tôi khuyên các em cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về tâm lý, sức khỏe và kiến thức. Do đề thi sẽ ra theo hướng mở, có tính ứng dụng thực tiễn, nên thí sinh cần nắm chắc các nội dung đã học, chủ yếu trong chương trình lớp 12. Chỉ khi vững kiến thức, kỹ năng các em mới có tâm lý tốt, tự tin để hoàn thành tốt bài thi. 

Đặc biệt, kỷ luật trường thi rất nghiêm ngặt, do đó thí sinh phải chấp hành nghiêm chỉnh quy chế thi, tuyệt đối không đem vào phòng thi những dụng cụ không được phép, nhất là điện thoại di động. Khi thực hiện đúng quy chế, tâm lý các em mới ổn định và tập trung làm bài tốt. 

* Chiều 24/6, Hội đồng thi Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng cho biết, có 190 thí sinh không đến làm thủ tục đăng ký dự thi trên tổng số 10.242 thí sinh đủ điều kiện dự thi, được tổ chức thành 24 Điểm thi (đặt tại 7 trường THCS, 17 trường THPT) với 431 phòng thi. Không có thí sinh khuyết tật cần bố trí phòng thi riêng.

Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng đã điều động 1.295 cán bộ, giáo viên, giảng viên tham gia làm nhiệm vụ tại các Điểm thi và hơn 400 nhân viên phục vụ. Đặc biệt, 4 ngày diễn ra Kỳ thi THPT quốc gia, UBND TP Đà Nẵng đã yêu cầu tạm ngưng hoạt động đối với xe ô tô kéo rơ-mooc, sơ-mi rơ-mooc và xe tải ben lưu thông chở đất, cát, vật liệu xây dựng để phục vụ kỳ thi THPT quốc gia năm 2019.

* Kỳ thi năm nay, toàn tỉnh Nghệ An có hơn 32 nghìn thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia. Trong số này có hơn 13 nghìn thí sinh thi chỉ để xét tốt nghiệp, gần 18 nghìn thí sinh để xét tuyển sinh đại học, cao đẳng. Bên cạnh đó, có hơn 1 nghìn thí sinh tự do.

Trong đó có 79 thí sinh được miễn tất cả các môn thi, hoặc miễn môn thi Ngoại ngữ. Trong số này, có 34 thí sinh là học sinh khuyết tật được miễn các môn thi, 34 thí sinh được miễn thi bài thi môn Ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp, 11 thí sinh là thành viên nằm trong Đội tuyển Quốc gia chọn đi dự thi Olympic khu vực và quốc tế.

Đến thời điểm này, 61 điểm thi tại 21 huyện, thành, thị đã chuẩn bị tất cả các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, trang thiết bị để hỗ trợ cho công tác an ninh, an toàn và xây dựng các phương án để đề phòng các sự cố.

K.Long - V.V.Anh

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...