Thí nghiệm chỉnh sửa gen em bé ở Trung Quốc: Sự kiện đặt loài người trước vấn đề pháp lý phức tạp

Nhà khoa học Hạ Kiến Khuê
Nhà khoa học Hạ Kiến Khuê
(PLO) -Mới rồi, một nhà khoa học của Trung Quốc cho biết cặp sinh đôi đầu tiên trên thế giới chịu tác động biến đổi gen đã chào đời. Nó hiện đang gây nên cuộc tranh luận sôi động trên thế giới với cả ý kiến hoan nghênh lẫn phản đối.

Cụ thể ở đây là phôi thai của đứa trẻ bị nhiễm HIV từ bố mẹ đã được tác động để triệt tiêu sự phơi nhiễm của HIV. Nhà khoa học Trung Quốc cho biết thí nghiệm đã thành công, thử nghiệm đạt kết quả và những đứa trẻ khoẻ mạnh đã chào đời.

Chúng không bị nhiễm HIV nhưng không thể loại trừ được việc khả năng đề kháng những bệnh tật khác của đứa trẻ không được như những đứa trẻ bình thường khác, tức là những đứa trẻ chào đời mà không bị tác động gì trước đó vào gen. 

Nếu đây là sự thật thì là chuyện tày đình đối với con người. Nó hiện đang gây nên cuộc tranh luận sôi động trên thế giới với cả ý kiến hoan nghênh lẫn phản đối. Sau chuyện nhân bản vô tính, việc tác động trực tiếp vào hệ di truyền của con người đặt ra hàng loạt vấn đề mới về khoa học, pháp lý và đạo lý.

Trên phương diện khoa học, sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới và  là thành tựu có ý nghĩa rất quan trọng. Với khoa học, mọi bước phát triển không tuân thủ theo luật pháp gì mà chỉ theo cái lệ là khám phá và tìm tòi, là nhằm tới những mục tiêu mà trí óc con người tự đặt ra và có khả năng đạt được.

Cái lệ ở đây là tính nhân văn và đạo lý không phải là nhân tố quyết định nhất, hay nói cho đúng hơn thì tính nhân văn và đạo lý quyết định ở phương diện mục đích sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học chứ không phải ở trong bản chất của việc nghiên cứu khoa học. 

Có thể so sánh sự việc trên ở Trung Quốc với việc chế tạo ra bom nguyên tử. Chế tạo ra bom nguyên tử nhưng để rồi Mỹ ném bom xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản - ở đây có sự khác biệt giữa nghiên cứu khoa học thuần tuý và lạm dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào mục đích riêng. 

Tác động vào hệ gen của con người để làm thay đổi hệ gen của con người nhằm loại trừ những căn bệnh nan y di truyền không phải là việc xấu xa. Nhưng làm thay đổi con người đến mức con người không còn là tự nhiên nữa thì là chuyện xưa nay chưa từng được cho phép trên thế giới về đạo lý và pháp lý. Cái lệ này rồi sẽ còn đưa nghiên cứu khoa học tiếp tục đi xa nữa, đến những kết quả bất ngờ nữa và đặt con người trước nhiều vấn đề phức tạp mới nữa.

Luật luôn chạy theo sau thực tiễn cuộc sống. Trung Quốc cũng như trên thế giới hiện chưa có luật để cấm hay ngăn cản hoặc chế tài cụ thể việc tác động vào hệ gen của con người. Có thể bởi vì không ai nghĩ đến khả năng khoa học có thể làm nổi những điều ấy. 

Ở chuyện nhân bản vô tính cũng vậy. Cái lệ về nghiên cứu và phát triển khoa học kia đặt cả loài người và luật pháp trước sự đã rồi khi con cừu Dolly ra đời. Phải sau đó, con người mới dùng luật pháp để ứng phó, để cấm và tiếp tục phát triển như thế nào nhằm đảm bảo rằng không có chuyện nhân bản vô tính cả con người. 

Bây giờ, trong chuyện tác động làm thay đổi hệ gen của con người cũng vậy. Luật pháp bây giờ phải ra tay nếu không sẽ thành quá muộn.

Luật pháp không cản công chuyện nghiên cứu khoa học và vẫn phải thúc đẩy phát triển khoa học, nhưng rõ ràng trước hết phải đảm bảo đạo lý trong chuyện này; phải xác định rõ ràng nhân đạo như thế nào và đến đâu thì mới phải trong mục đích chữa bệnh tật;  nhưng yêu cầu đòi hỏi hàng đầu và cao nhất vẫn phải là đảm bảo và tôn trọng nhân phẩm của con người, không được để cho con người trong tương lai trở thành sản phẩm của khoa học.

Luật đi sau nhưng rồi phải chế tài và kiểm soát được cái lệ kia, quản lý được nó và định hướng cho nó để nó phục vụ con người chứ không phải ngược lại.

Hôm 26/11/2018, trên mạng Youtube, bác sĩ Hạ Kiến Khuê (He Jiankui), giáo sư của một đại học tại Thẩm Quyến, thông báo là cách đây vài tuần, 2 em bé song sinh có gen được chỉnh sửa để miễn nhiễm virus SIDA đã chào đời. Ông nói thêm rằng bố của 2 em bé này là một người bị nhiễm HIV. Các nhà khoa học Trung Quốc đặt tên cho 2 bé gái được chỉnh sửa gen là “Lulu" và "Nana”.

Ông cho biết đã sử dụng kỹ thuật CRISPR-Cas9, còn gọi là kỹ thuật “cắt dán gen”, cụ thể là cắt bỏ và thay thế một phần bộ gen, giống như ta sửa lỗi đánh máy trên máy vi tính. “Lulu” và “Nana” được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm từ một phôi đã được chỉnh sửa gen trước khi được cấy vào tử cung của người mẹ. 

Thật ra thì kỹ thuật CRISPR-Cas9 đã có từ lâu, nhưng cho tới nay, chưa một nhà khoa học nào dám sử dụng trên con người, vì không ai có thể dự đoán được tác động của việc chỉnh sửa gen như vậy.

Trước sự phản đối quyết liệt, tại Hồng Kông hôm 28/11/2018, nhân một hội nghị quốc tế về bộ gen, ông Khuê đã biện minh cho thí nghiệm của ông. Ông cho biết đã có tổng cộng 8 cặp, toàn bộ đều có người cha bị nhiễm HIV, tình nguyện tham gia cuộc thí nghiệm của ông; nhưng có một cặp giờ chót đã đổi ý, xin rút ra. Ông Hạ Kiến Khuê khẳng định là các cặp bố mẹ tham gia thí nghiệm đều ý thức được những nguy cơ của việc chỉnh sửa gen.

Ông cũng nhắc đến một cặp thứ hai lẽ ra cũng đã sinh con đổi gen, và như vậy gián tiếp nhìn nhận là người mẹ đã bị sẩy thai rất sớm. Trước làn sóng phản đối của giới khoa học trong và ngoài nước, ông tuyên bố tạm ngưng cuộc thí nghiệm này.

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.

Mối nguy 'bánh mì bẩn'

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Sự việc hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm, 1 người không qua khỏi sau khi ăn bánh mì mua từ một tiệm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến chúng ta buộc phải nhìn thẳng vào một sự thật. Đó là món ăn đường phố nói chung và bánh mì thịt nói riêng, nét “ẩm thực độc đáo” của Việt Nam; nếu không được chế biến, bảo quản kỹ lưỡng, không được quản lý chặt chẽ đầu vào, người bán không có tâm; thì đã, đang và sẽ là một mối nguy cho xã hội.