Thi lớp 6 trường chuyên, lớp chọn: Vì sao luôn “nóng”?

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Kỳ thi vào lớp 6 tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, thành phố Vinh… đang ngày càng trở nên áp lực đối với học sinh và phụ huynh. Lịch học dày đặc từ khi mới chập chững bước vào lớp 1, học bạ toàn điểm 9, 10 cũng chưa thể “chắc suất” cho các em đỗ vào những trường chuyên, lớp chọn.

Luyện thi từ lớp 1

Vào niên học 2023 - 2024, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam sẽ tuyển sinh năm lớp 6, tổng số học sinh là 200 em. Cho đến ngày 13/6, số lượng hồ sơ qua vòng loại thứ nhất, được chấp nhận để dự thi vòng hai là 1.544 em học sinh. Trường sẽ có hai vòng tuyển sinh, vòng thứ 1 là sơ tuyển, vòng 2 là kiểm tra, đánh giá năng lực.

Ở vòng 1, học bạ của thí sinh phải đáp ứng các tiêu chí, thứ nhất bố mẹ có hộ khẩu ở Hà Nội, thứ 2 học bạ cuối các năm lớp 2, lớp 3, lớp 4 và lớp 5 đạt danh hiệu “Học sinh hoàn thành tốt các nội dung học tập và rèn luyện”. Đặc biệt, tổng điểm kiểm tra định kỳ cuối năm của hai môn Toán, Tiếng Việt, trong 5 năm học, cộng tổng điểm lớp 4, lớp 5 môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý, cộng tổng điểm Tiếng Anh từ năm lớp 3 cho đến lớp 5 phải được 167/170 điểm. Có nghĩa trung bình, các em chỉ được 3 điểm 9 ở trong học bạ, còn lại là 10. Sau khi đủ điều kiện “vượt” qua vòng sơ tuyển, học sinh sẽ được thông báo để đến với vòng đánh giá năng lực diễn ra vào ngày 23/6 gồm ba bài thi Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh.

Chị Phạm Thanh Thủy (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ, chị đã cho con đi học thêm Toán, Tiếng Anh, Tiếng Việt từ khi cháu mới 5 tuổi. Số tiền chị chi cho con đến các trung tâm uy tín đến cả chục triệu đồng mỗi năm, tuy nhiên vẫn chưa thể nắm chắc một “suất” vào lớp 6 của Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.

Ở TP HCM, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa năm nay có chỉ tiêu tuyển 529 em, nhưng hiện tại hồ sơ đăng ký đã lên đến 4.800 thí sinh, tỷ lệ “chọi” được thông báo là 1/9. Nội dung bài khảo sát năng lực vào lớp 6 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa gồm hai phần trắc nghiệm và phần tự luận trong thời gian 90 phút.

Phần trắc nghiệm, thí sinh sẽ làm bài khảo sát 20 câu bằng tiếng Anh về hiểu biết khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và thưởng thức đời sống trong thời gian 30 phút. Phần tự luận, thí sinh sẽ làm trong thời gian 60 phút gồm khảo sát năng lực tiếng Anh nghe hiểu, đọc hiểu, viết; khảo sát năng lực toán học và tư duy logic: khảo sát năng lực đọc hiểu và làm văn, phần này thí sinh làm bài bằng tiếng Việt.

Chị Nguyễn Mai Anh (quận Bình Thạnh, TP HCM) có con thi vào lớp 6 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa cho biết, việc ôn thi của các con phải được chuẩn bị từ sớm. Vì các con không những phải thi Toán bằng Tiếng Anh mà đề thi tự luận bằng Tiếng Anh cũng tương đối khó. Con chị đã bắt đầu luyện thi từ năm lớp 3 nhưng với tỷ lệ 1 “chọi” 9 như năm nay thì khả năng đỗ vẫn chưa thể dự đoán.

Không chỉ ở TP HCM hay Hà Nội, rất nhiều các thành phố khác trên cả nước đang tổ chức các kỳ thi, điều kiện xét tuyển lớp 6 vô cùng căng thẳng. Mới đây nhất, Trường THCS Đặng Thai Mai ở thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) đã công bố danh sách những học sinh đủ điều kiện tuyển thẳng vào lớp Tiếng Anh với điểm IELTS, TOEIC và các chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế khác từ 5.5 trở lên. Điều này đã khiến rất nhiều phụ huynh tranh luận về việc các em phải học Tiếng Anh, luyện thi các chứng chỉ quốc tế dùng cho du học từ khi còn quá sớm. Ngoài ra, các em còn phải đạt các tiêu chí: là học sinh có 5 năm Tiểu học được khen thưởng “Hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện”.

Đằng sau điểm số của đứa trẻ...

Nhiều phụ huynh khi con không đủ điểm để qua được vòng sơ tuyển vào Trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam đã bật khóc, tiếc nuối vì bắt con học thêm đến mức mất đi tuổi thơ, nhưng cuối cùng lại thành vô ích. Điều này cho thấy thực tế không ít phụ huynh vẫn mong muốn con được vào môi trường học tốt để tương lai “xán lạn” và cũng nhằm “nở mày, nở mặt” với họ hàng, láng giềng.

Như PGS. TS Trần Thành Nam (Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội) đã nhận định về vấn đề này: “Đằng sau điểm số của đứa trẻ có cả thể diện của cha mẹ, có cả uy tín của giáo viên và thành tích của nhà trường. Và chúng ta dẫu có tuyên chiến với “căn bệnh thành tích” mạnh mẽ thế nào đi nữa thì cũng không thể triệt để được nếu vẫn giữ những quan niệm đánh giá như thế này”.

Để đáp ứng được mong muốn của phụ huynh, các em học sinh tiểu học đã phải đến các trung tâm luyện thi từ khi mới bảy, tám tuổi. Phần lớn các mùa hè, ngày nghỉ trong tuần của những học sinh này đều được cha mẹ “trưng dụng” vào việc học. Số lượng kiến thức của các em tiếp thu phải gấp đôi, gấp ba so với các bạn cùng trang lứa. Bởi các em không chỉ học kiến thức cơ bản ở trên trường, mà còn học thêm như Tiếng Anh chuẩn quốc tế, dạng Toán khó, Toán logic… Học tập căng thẳng, áp lực là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm sức khỏe tâm thần của các em.

Theo một nghiên cứu được Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) công bố, tự tử là nguyên nhân gây tử vong phổ biến thứ năm đối với trẻ vị thành niên từ 10 - 19 tuổi.

Khoa học đã chứng minh, giai đoạn từ 7 - 10 tuổi, là thời điểm não bộ của trẻ em đang phát triển. Việc học tập thoải mái, vui vẻ sẽ khiến trẻ nhỏ có những thói quen tốt, não bộ cũng sẽ được cải thiện, kích hoạt tư duy, trí nhớ. Đặc biệt, theo TS Francois Pierre Martin (Thụy Sĩ), đang công tác tại Nestlé Research, Lausanne, từ 5 - 15 tuổi, là “thời điểm vàng” để phát triển cơ thể của trẻ nhỏ. Cho nên, thay vì để các em ngồi một chỗ và học tập liên tục thì việc vận động cơ thể, tham gia hoạt động văn nghệ sẽ giúp các em phát triển toàn diện.

Chính vì vậy, phải chăng việc thi vào các trường chuyên, lớp chọn dành cho học sinh lớp 6 nên được xem xét lại để có phương án hợp lý hơn. Thực tế cho thấy học sinh hiện nay đang phải đối diện với áp lực tinh thần từ khi còn quá nhỏ. Điều này sẽ gây ra những hệ lụy về lâu dài đối với sức khỏe thể chất cũng như tâm, sinh lý của các em.

Đọc thêm

'Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh' trong thế giới đa cực

Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp tại Hà Nội. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Theo báo cáo nghiên cứu vào năm 2019 của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh (FALMI), khoảng 75% học sinh THPT thiếu hiểu biết cần thiết về các ngành nghề mà mình lựa chọn, theo đuổi sau khi tốt nghiệp. Vấn đề này dẫn đến có khoảng 60% học sinh nhận thấy bản thân mình đã có lựa chọn sai lầm trong định hướng nghề nghiệp.

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)
(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Sau bài viết nam sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết tại Quảng Bình: Rà soát chất lượng học sinh toàn huyện Minh Hóa

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
(PLVN) - UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Phòng GD&ĐT huyện cho biết sẽ rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn để phân loại và có phương án nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng trường hợp học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết, sẽ đưa về cấp tiểu học để phụ đạo thêm.

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.