Thi hành án dân sự: Một số bất cập trong công tác cán bộ

Thi hành án dân sự: Một số bất cập trong công tác cán bộ
(PLO) - Hệ thống Thi hành án dân sự (THADS), nhất là công tác cán bộ, thời gian qua luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tư pháp… quan tâm nhằm bảo đảm chế độ, chính sách, tạo điều kiện cho công chức, người lao động an tâm công tác, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. 

Tuy nhiên, sự quan tâm trong công tác cán bộ thời gian qua đối với hệ thống THADS vẫn chưa đáp ứng với yêu cầu, nhiều bất cập bộc lộ, chưa tạo động lực thực sự để động viên, khuyến khích người làm công tác THADS. 

Cụ thể, chế độ, chính sách chưa đồng bộ: Một trong những chế độ đã trực tiếp ảnh hưởng và “phân tầng” thu nhập giữa các bộ phận công chức đó là chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề, phụ cấp thâm niên nghề. Theo đó, trong cùng một cơ quan THADS lại có đối tượng được hưởng, đối tượng không được hưởng mặc dù năng lực, trình độ bằng nhau, thậm chí còn tốt hơn, nên trong công việc chưa thật sự khuyến khích, cá biệt có sự so bì, đùn đẩy, làm việc không hết mình.

Điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn tâm lý công chức, không ổn định về cơ cấu và tính bền vững giữa các ngạch công chức trong cơ quan THADS; đồng thời, không xây dựng được đội ngũ cán bộ có chuyên môn giỏi nói chung, ở các ngạch trên nói riêng.

Mặt khác, hiện nay chưa quy định chế độ bảo hiểm nghề nghiệp, một số công chức có tâm lý chỉ muốn làm thư ký hoặc thẩm tra viên, không muốn đảm nhiệm chức danh chấp hành viên, do công tác THADS rất phức tạp, dễ sai phạm và rủi ro, phát sinh trách nhiệm bồi thường.   

Điều kiện thi nâng ngạch công chức chưa phù hợp: Theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, Thông tư số 05/2017/TT-BNV của Bộ Nội vụ thì công chức được dự thi nâng ngạch lên chuyên viên chính, thời gian giữ ngạch chuyên viên và tương đương là 9 năm, trong đó thời gian giữ ngạch chuyên viên chỉ đủ 12 tháng; nâng ngạch lên chuyên viên cao cấp thì thời gian giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương là 6 năm, trong đó thời gian giữ ngạch chuyên viên chính chỉ đủ 12 tháng.

Tuy nhiên, theo quy định của Luật THADS, Thông tư số 03/2017/TT-BTP của Bộ Tư pháp thì để được tham gia dự thi nâng ngạch lên chấp hành viên trung cấp, chấp hành viên cao cấp thì thời gian giữ ngạch chấp hành viên sơ cấp (thi lên chấp hành viên trung cấp), chấp hành viên trung cấp (thi lên chấp hành viên cao cấp) là phải đủ 5 năm (60 tháng). 

Quy định như trên là rất bất hợp lý, vì hiện tại trong hệ thống cơ quan THADS, lực lượng cán bộ còn rất mỏng, nhất là công chức giữ chức vụ lãnh đạo. Việc yêu cầu công chức mới được điều động, luân chuyển, bổ nhiệm từ các ngạch công chức khác, cơ quan khác giữ chức vụ lãnh đạo có thời gian giữ ngạch chấp hành viên đủ 5 năm không những không phù hợp với các quy định của Luật Cán bộ, công chức mà còn không đảm bảo chế độ, chính sách, không khuyến khích công chức ở các ngạch khác, ngành khác về công tác trong điều kiện cơ quan THADS còn rất thiếu lực lượng.

Do đó, để phù hợp với quy định chung về điều kiện về thời gian giữ ngạch tham gia thi nâng ngạch chấp hành viên cơ quan THADS, cần phải quy định thời gian giữ các ngạch tương tương và thời gian giữ ngạch chấp hành viên cũng nên quy định chỉ đủ 12 tháng theo Thông tư số 05/2017/TT-BNV.  

Công tác luân chuyển cán bộ còn nhiều bất cập: Luân chuyển cán bộ cơ quan THADS là một chủ trương lớn trong công tác cán bộ của ngành, nhằm từng bước nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường đào tạo, rèn luyện cán bộ qua thực tiễn, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo kế cận, góp phần sắp xếp cán bộ một cách hợp lý hơn để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Qua đó, tăng cường cán bộ cho những nơi khó khăn, khắc phục tình trạng cục bộ, địa phương khép kín trong thực hiện nhiệm vụ do cán bộ giữ một chức vụ khá lâu hoặc bố trí chưa phù hợp với năng lực, sở trường công tác.

Tuy nhiên, chế độ chính sách luân chuyển như hỗ trợ khó khăn ban đầu hoặc hỗ trợ thường xuyên, tiền ăn, ở… cho cán bộ luân chuyển chưa được Bộ Tư pháp quy định. Đề nghị Bộ Tư pháp sớm quy định chế độ luân chuyển nhằm đảm bảo chế độ, động viên sự an tâm công tác đối với cán bộ luân chuyển.

Để thực hiện tốt chính sách cán bộ, thu hút, động viên, khuyến khích công chức, người lao động công tác, yêu ngành, yêu nghề, phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ THADS, thiết nghĩ Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS sớm quan tâm, đồng thời đảm bảo các chế độ chính sách cho công chức, viên chức, người lao động cơ quan THADS. 

Đọc thêm

Chặt chẽ, công khai, minh bạch trong đấu giá tài sản trực tuyến

Lãnh đạo Cục Bổ trợ tư pháp chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 5/9, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản với sự chủ trì của Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp Lê Xuân Hồng.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh chủ trì Họp Hội đồng thẩm định.
(PLVN) -Chiều 5/8, Bộ Tư pháp tổ chức Họp Hội đồng thẩm định Dự thảo Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội; Dự thảo Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND các cấp. Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh chủ trì Họp Hội đồng thẩm định.

Luật sư Nguyễn Văn Hà: Vị luật sư miệt mài “trao” kiến thức pháp luật miễn phí đến người dân

Luật sư Nguyễn Văn Hà: Vị luật sư miệt mài “trao” kiến thức pháp luật miễn phí đến người dân
(PLVN) - Hơn 20 năm qua, luật sư (LS) Nguyễn Văn Hà, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội đã miệt mài với công tác “gieo” kiến thức pháp luật đến các đối tượng yếu thế, có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách… trên địa bàn TP Hà Nội và một số tỉnh biên giới phía Bắc. Với LS Nguyễn Văn Hà, việc làm này không chỉ là trách nhiệm, mà còn là đam mê.

Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay

Các đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua một dự thảo Luật. (Nguồn ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Có thể coi các yêu cầu “dân chủ, công bằng, nhân đạo, đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, kịp thời, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận, được thực hiện nghiêm minh và nhất quán” như những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

Ông Nguyễn Túc: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia cùng Đảng, Nhà nước hoàn thiện cơ chế để phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân"

Ông Nguyễn Túc: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia cùng Đảng, Nhà nước hoàn thiện cơ chế để phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân"
(PLVN) -  Theo ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam,  Mặt trận đã có những đóng góp thiết thực, hiệu quả trong việc phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, vận động các tầng lớp Nhân dân tích cực và chủ động tham gia giám sát và phản biện xã hội các chủ trương, chính sách về an sinh xã hội, các phong trào xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Tuổi trẻ Bộ Tư pháp: Chủ động, tích cực học tập và làm theo lời Bác

Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp tổ chức lễ báo công và dâng hương tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(PLVN) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho thanh niên sự quan tâm sâu sắc, người cho rằng: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà”, do đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đoàn viên, thanh niên. Người thường xuyên động viên tuổi trẻ tu dưỡng đạo đức, không ngừng học tập vươn lên để xứng đáng là người chủ tương lai của đất nước.

Tập trung các vụ “đại án”, Thi hành án dân sự quyết tâm “về đích sớm”

Cưỡng chế THADS tại TP.Hồ Chí Minh (ảnh: Cẩm Tú)
(PLVN) - Năm 2024 là năm xét xử nhiều đại án, đồng nghĩa với việc các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) phải tập trung nguồn lực lớn để giải quyết. Thời gian công tác năm 2024 chỉ còn chưa đầy 1 tháng, do đó đây là thời điểm nước rút để đẩy nhanh việc thi hành các vụ án lớn, hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ được giao.

Nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường nhà nước

Toàn cảnh Tọa đàm.
(PLVN) - Sáng 30/8, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với Cục Bồi thường Nhà nước – Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước đáp ứng yêu cầu bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

"Khi pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử, con người sẽ soi chiếu hành vi và điều chỉnh hành vi của mình"

"Khi pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử, con người sẽ soi chiếu hành vi và điều chỉnh hành vi của mình"
(PLVN) - Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII “Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới” đã đề ra rất nhiều mục tiêu cụ thể đến năm 20230. Đ ể đạt đến các mục tiêu này, việc xây dựng ý thức thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trong hệ thống chính trị và toàn xã hội là rất quan trọng.

Trẻ em là xương sống trong hệ thống tư pháp thân thiện với người chưa thành niên và có trách nhiệm giới

Trẻ em là xương sống trong hệ thống tư pháp thân thiện với người chưa thành niên và có trách nhiệm giới

(PLVN) - Đây là nhận định của Tiến sĩ Samuel J. Juett - Điều phối viên chương trình tư pháp và thi hành pháp luật, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại buổi tập huấn "Tư pháp thân thiện với người chưa thành niên và có trách nhiệm giới" do Học viện Tư pháp phối hợp với UNICEF tổ chức sáng nay, 30/8.