Thêm nhiều con bò sữa chết, Lâm Đồng kiến nghị Bộ NN&PTNT chỉ đạo sớm xác định nguyên nhân

Cán bộ thú y làm thuốc điều trị cho bò sữa bị tiêu chảy.
Cán bộ thú y làm thuốc điều trị cho bò sữa bị tiêu chảy.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cùng với việc khẩn trương cứu chữa đàn bò sữa bị tiêu chảy dẫn tới chết, tỉnh Lâm Đồng kiến nghị Bộ NN&PTNT chỉ đạo Cục Thú y hỗ trợ, sớm xác định và công bố nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp chữa trị, phòng ngừa hiệu quả.
Cán bộ thú y đến trang trại bò sữa chích thuốc theo phác đồ điều trị chính thức được ban hành chiều 10/8.

Cán bộ thú y đến trang trại bò sữa chích thuốc theo phác đồ điều trị chính thức được ban hành chiều 10/8.

Từ sáng sớm 11/8, các cơ quan chuyên môn đã triển khai phác đồ điều trị chính thức đối với đàn bò sữa bị tiêu chảy tại hai huyện Đức Trọng, Đơn Dương của tỉnh Lâm Đồng. Phác đồ này được công bố chiều tối 10/8, sau khi Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến kiểm tra thực tế, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn sớm đã đưa ra phác đồ điều trị chính thức cho bò sữa bị bệnh tiêu chảy.

Trước đó, nhiều người dân phải tự thuê thú y đến cứu chữa bò bị tiêu chảy.

Trước đó, nhiều người dân phải tự thuê thú y đến cứu chữa bò bị tiêu chảy.

Theo số liệu cập nhật mới nhất, tính từ 16h ngày 9/8/2024 đến 16h ngày 10/8/2024, trên địa bàn 2 huyện Đức Trọng, Đơn Dương của tỉnh Lâm Đồng phát sinh thêm 578 con bò sữa bị nhiễm bệnh tiêu chảy. Luỹ kế đến 16h ngày 10/8/2024, có 4.495 con bò bị nhiễm bệnh, trong đó 193 con bị chết.

Lực lượng chức năng lấy mẫu bò sữa đem đi xét nghiệm trước sự chứng kiến của người dân.

Lực lượng chức năng lấy mẫu bò sữa đem đi xét nghiệm trước sự chứng kiến của người dân.

Để ứng phó với bệnh tiêu chảy trên đàn bò sữa, nhà chức trách đã huy động 101 người trực tiếp điều trị bò bị bệnh, trong đó lực lượng thú y của huyện 42 người, huy động thêm 13 cán bộ thú y các huyện khác tới hỗ trợ; lực lượng cán bộ thú y Trung ương 15 người cùng những người khác thuộc các doanh nghiệp, đơn vị chăn nuôi, kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và nhân lực các Sở, ngành.

Cùng với việc điều trị bò bị tiêu chảy, các lực lượng chức năng tập trung chôn cất, xử lý bò bị chết đảm bảo vệ sinh môi trường.

Cùng với việc điều trị bò bị tiêu chảy, các lực lượng chức năng tập trung chôn cất, xử lý bò bị chết đảm bảo vệ sinh môi trường.

Cùng với lực lượng điều trị bò bệnh còn có 433 người được huy động để triển khai phòng chống dịch, tiêu huỷ bò bị bệnh.

Về vật tư, trang thiết bị y tế, các doanh nghiệp gồm Công ty NaVetCo và Công ty Vinamilk đã hỗ trợ địa phương hàng chục ngàn chai, lọ thuốc các loại như: Vitamin C, Bcomlex, Lactate, Glucose 5%, Điện giải: 596 gói. Bên cạnh đó, Sở NN&PTNT Lâm Đồng đã xuất cho huyện Đơn Dương và Đức Trọng 1.800 lít hoá chất tiêu độc khử trùng.

Trước đó, ngày 10/8, đoàn công tác của Bộ NN&PTNT đã tới kiểm tra thực tế tại khu vực bò sữa bị tiêu chảy dẫn đến chết hàng loạt.

Trước đó, ngày 10/8, đoàn công tác của Bộ NN&PTNT đã tới kiểm tra thực tế tại khu vực bò sữa bị tiêu chảy dẫn đến chết hàng loạt.

Thời gian tới, UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, địa phương tiếp tục nắm chắc tình hình diễn biến dịch bệnh, triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh theo chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, Tỉnh ủy Lâm Đồng; Xác định nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp phòng, chống hiệu quả.

UBND tỉnh Lâm Đồng cũng kiến nghị Bộ NN&PTNT chỉ đạo Cục Thú y hỗ trợ, sớm xác định nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp chữa trị, phòng ngừa hiệu quả; Hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ người chăn nuôi có bò bị chết do bệnh tiêu chảy để chủ hộ chăn nuôi sớm ổn định sản xuất, cuộc sống; đồng thời tiếp tục đề nghị doanh nghiệp liên quan hỗ trợ địa phương các loại vật tư, phương tiện để hỗ trợ điều trị bệnh.

Một người dân bên con bò sữa bị tiêu chảy dẫn tới chết.

Một người dân bên con bò sữa bị tiêu chảy dẫn tới chết.

Như Báo Pháp luật Việt Nam đã phản ánh, hơn 10 ngày qua, nhiều khu vực nuôi bò sữa thuộc 2 huyện Đức Trọng và Đơn Dương xuất hiện tình trạng bò sữa sau khi tiêm vaccine viêm da nổi cục đã bỏ ăn, bị tiêu chảy rồi chết. Theo Sở NN&PTNT Lâm Đồng, nhận định nguyên nhân ban đầu, bò mắc bệnh tiêu chảy có thể do thời tiết mưa nhiều, kết hợp sức đề kháng của bò giảm sau khi tiêm vaccine đã tạo điều kiện vi sinh vật cơ hội tấn công gây rối loạn đường tiêu hóa.

Ngược lại, người dân nuôi bò cho rằng, việc tiêm vaccine có liên quan tới nguyên nhân bò chết bởi phần lớn bò tiêm vaccine bị tiêu chảy, còn bò không tiêm vẫn khoẻ mạnh.

Đọc thêm

Thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị giữa Công an Thừa Thiên Huế với Công an hai tỉnh nước bạn Lào

Công an 3 tỉnh tổ chức hội đàm trao đổi, đánh giá kết quả thực hiện biên bản hợp tác bảo đảm ANTT năm 2023 và biên bản hợp tác phòng chống ma túy giai đoạn 2022 – 2025.
(PLVN) - Ngày 19/9, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế và Công an hai tỉnh Salavan và Sê Kong (nước bạn Lào) tổ chức hội đàm trao đổi, đánh giá kết quả thực hiện biên bản hợp tác bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) năm 2023 và biên bản hợp tác phòng chống ma túy giai đoạn 2022 – 2025 giữa Công an 3 tỉnh.

Xây dựng Đề án tái thiết Quảng Ninh sau bão

Bão số 3 để lại hậu quả nặng nề cho doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
(PLVN) - Để sớm khắc phục thiệt hại sau bão, khôi phục hoạt động sản xuất, tái thiết các công trình xây dựng, tài sản, cơ sở vật chất bị thiệt hại…, UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng Đề án khôi phục, tái thiết kinh tế.

430 hộ dân Phú Quốc bị ngập bởi mưa lớn

430 hộ dân Phú Quốc bị ngập bởi mưa lớn
(PLVN) - Mưa lớn những ngày qua làm cho một số nơi ở TP Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) ngập cục bộ, 430 hộ dân bị ảnh hưởng. UBND TP Phú Quốc cử lực lượng ứng cứu kịp thời, di dời dân đến nơi an toàn. 

Sập trụ cầu Ngòi Móng ở Hòa Bình

Sập trụ cầu Ngòi Móng ở Hòa Bình
(PLVN) - Một bên trụ cầu Ngòi Móng bắc qua con suối thuộc đường tỉnh 445 (Hòa Bình) bất ngờ bị sập vào 1h30 hôm nay, 19/9, khiến đường dẫn lên cầu bị sụt lún, rất may không có thiệt hại về người.