Thêm 2 tỉnh tăng học phí năm học 2022-2023

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tiền Giang, Thanh Hóa, TP HCM tăng học phí năm học 2022-2023; trong khi đó, nhiều tỉnh, thành miễn hoặc tạm hoãn thu học phí cho học sinh năm học này.

Nhiều phụ huynh ở Thanh Hoá mới tiếp nhận thông tin học phí và một số khoản thu dịch vụ khác năm học 2022-2023 tăng so với năm học trước.

Cụ thể tại TP Thanh Hóa các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT trong hệ thống công lập có mức thu học phí năm học 2022-2023 là 300 nghìn đồng/HS/tháng. So với năm học 2021-2022, học phí bậc mầm non tăng 53,8% (195 nghìn đồng/HS/tháng), bậc THCS tăng150%(120 nghìn đồng/HS/tháng), bậc THPT tăng 93,5 % (155 nghìn đồng/HS/tháng) …

Ngoài học phí tăng, nhiều khoản thu dịch vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục khác của năm nay cũng tăng so năm học trước. Cụ thể như, tiết ngoại khóa, tiết tiếng Anh tăng cường năm học 2021-2022 là 7 nghìn đồng/HS/tiết, nhưng năm học 2022-2023 có mức thu tối đa là 12 nghìn đồng/HS/tiết… Ngoài ra, các khoản thu dịch vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục khác tại các bậc học cũng tăng như học thêm, bán trú, vệ sinh…

Học phí năm học 2022- 2023 của tỉnh Tiền Giang cũng tăng so với năm học trước. Theo đó, HĐND tỉnh Tiền Giang đã ban hành Nghị quyết số 19/2022/NQ-HĐND quy định về mức thu học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập và cơ sở giáo dục thường xuyên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm học 2022-2023.

Theo Nghị quyết trên, ở năm học 2022-2023 các mức thu học phí ở các cấp học như sau:

Mức thu học phí theo hình thức dạy học trực tuyến (online) bằng 75% mức thu học phí trực tiếp. Cụ thể như sau:

Mức thu học phí của Tiền Giang năm 2021-2022 từ 33.000 đến 99.000 đồng/tháng/học sinh.

Như vậy, với việc ban hành Nghị quyết trên, mức học phí năm học 2022-2023 sẽ tăng từ 3-5 lần so với năm 2021-2022 (tùy theo bậc học, cấp học), đây là mức tăng khá cao.

Trong khi đó, ở TP HCM, tại kỳ họp thứ 7 - kỳ họp chuyên đề, HĐND TP HCM khoá X, nhiệm kỳ 2021 - 2026, các đại biểu đã biểu quyết, thống nhất thông qua mức học phí mới của các cơ sở giáo dục công lập trong năm học 2022 - 2023. Theo đó, học phí bậc THCS tại TP HCM tăng từ 60.000 đồng/tháng lên 300.000 đồng/tháng; các bậc khác tăng 70.000-180.000 đồng tùy khu vực. Như vậy, bậc THCS nhóm 1 tăng gấp 5 lần so với cũ.

Năm học 2022-2023, có nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đã có quyết định miễn học phí các bậc học tại các cơ sở giáo dục công lập như: Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bắc Cạn, Hải Phòng, Cần Thơ

UBND tỉnh và HĐND tỉnh Bắc Kạn đồng ý phương án giữ ổn định mức học phí trong năm học mới 2022 - 2023 theo đề xuất của Sở GD&ĐT, đồng thời miễn 100% học phí cho khoảng gần 21.000 học sinh bậc THCS.

Bắc Ninh và Cà Mau là 2 địa phương có phương án tạm hoãn thu học phí năm học 2022-2023.

Tin cùng chuyên mục

Học sinh Trường Giáo dưỡng số 4. (Ảnh: K.O)

Chuyện của những người thầy đặc biệt

(PLVN) - Họ là những thầy cô đã từng dạy học phổ thông, rồi cơ duyên vào trường giáo dưỡng, nơi những học trò đã từng là “tội phạm nhí”. Và họ đã dạy dỗ học sinh của mình bằng chính sự yêu thương, tận tụy, kiên nhẫn để mỗi ngày, gần hơn, uốn các em về phía mặt trời, những thiện lành bình dị trong cuộc đời. Đó là những thầy cô trường giáo dưỡng được tuyên dương trong Chương trình Chia sẻ cùng thầy cô dịp 20/11 năm nay…

Đọc thêm

'Chia sẻ cùng thầy cô' - Tôn vinh những hy sinh thầm lặng

Đại úy Nguyễn Đình Thông giảng dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tuyên dương 60 nhà giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình nhằm ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Hà Nội nỗ lực xây dựng hệ thống giáo dục toàn diện và hạnh phúc

Khốc liệt tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội, hơn 5.500 học sinh thi để giành 270 suất vào lớp 6 Trường Nguyễn Tất Thành năm 2024. (Ảnh: PV)

(PLVN) - Trường học phải là nơi người học được bảo đảm an toàn, không có bạo lực học đường, không có nói tục, chửi bậy, không có ép buộc học thêm. Ở đó hiện hữu một môi trường học đường văn hóa tiêu biểu. Ởđó, con người ứng xử với nhau bằng tình yêu thương và trách nhiệm...

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong các số báo trước, thời gian gần đây, sau khi một số bài báo nghiên cứu công bố quốc tế đứng tên một số nhà khoa học Việt Nam bị rút bài, dư luận thường mặc định “rút bài vì vi phạm liêm chính khoa học”; dù sự thật là nhiều bài báo bị rút vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có lỗi của nhà khoa học.

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: 'Sự minh bạch là cần thiết, nhưng không cần phải ồn ào quá mức'

Một nhà nghiên cứu cho rằng mạng xã hội đang có xu hướng nhìn nhận việc rút bài một cách thiếu toàn diện; lợi dụng để công kích cá nhân, ảnh hưởng uy tín, danh dự. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Như Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã phản ánh trong số báo trước (ra ngày 13/11/2024), thời gian gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế, sau đó một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả có vi phạm; thì không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có vi phạm đạo đức, liêm chính... nhưng lại bị dư luận hiểu lầm vi phạm liêm chính khoa học.

Đừng vội quy kết “vi phạm liêm chính” khi bài báo khoa học bị rút

Việc rút bài báo nghiên cứu khoa học có nhiều nguyên nhân và không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc vi phạm đạo đức, liêm chính. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Những năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế. Tuy nhiên, sau đó cũng có một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả “đạo văn”, nguỵ tạo kết quả; thì có không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi của bên thứ ba... nhưng lại bị một số ý kiến quy chụp, quy kết. Bài viết dưới đây nhằm phản ánh thực trạng và mong muốn đưa ra một góc nhìn khác hơn với tình huống bị rút bài. Các bên liên quan và dư luận cần cẩn trọng, khách quan khi đánh giá nếu một bài báo bị rút, tránh trường hợp vội vàng quy kết oan.

Nhiều trường đại học bỏ xét học bạ, cắt giảm tổ hợp

Ảnh minh họa
(PLVN) - Ở mùa tuyển sinh năm 2025 - năm đầu tiên kì thi tốt nghiệp THPT được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hàng loạt trường đại học thông báo không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT, nhiều trường cũng dự kiến cắt giảm các tổ hợp xét tuyển.

Nâng cao vị thế, vai trò thầy, cô giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - “Không thầy đố mày làm nên”. Trong cuộc đời bất cứ ai, đều có rất nhiều người thầy. Trong bất cứ gia đình nào, ai cũng có con cái, người thân đi học. Thành công của mỗi con người đều có sự đóng góp của các thầy cô. Vì vậy, giáo dục là vấn đề từ xưa đến nay luôn được xã hội dành cho sự quan tâm đặc biệt.

Hoạt động ngoại khóa bổ ích về kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích tại trường THPT Hữu Lũng, Lạng Sơn

Toàn cảnh hoạt động ngoại khóa trường THP Hữu Lũng
(PLVN) - Ngày 10/11, được sự cho phép của Sở Giáo dục tỉnh Lạng Sơn, trường THPT Hữu Lũng đã phối hợp với Công ty cổ phần Giáo dục Khoa học An toàn Việt Nam tổ chức hoạt động ngoại khóa kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích (TNTT), phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) nhằm hướng tới một môi trường học tập an toàn và hạnh phúc.

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa
(PLVN) - Sáng 11/11, Sở giáo dục và Đào tạo và Cựu giáo chức TP HCM tổ chức họp mặt Nhà giáo đi B (vượt Trường Sơn vào Nam chống Mỹ cứu nước) và nhà giáo nội đô (thầy cô tham gia cách mạng, hoạt động trong lòng địch), nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).

Vì sao giáo viên chủ nhiệm lớp 1 được phụ cấp cao hơn nhà giáo khác?

Đại biểu Nguyễn Thanh Phong, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Long tham gia ý kiến.

(PLVN) - Cho rằng giáo viên lớp 1 là người đặt viên gạch đầu tiên tạo nền tảng vững chắc cho những lớp sau, Đại biểu tỉnh Vĩnh Long đề nghị giáo viên chủ nhiệm lớp 1 cần có phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác cao hơn so với các nhà giáo khác để có thêm động lực nỗ lực nhiều hơn.