Thế và lực người Việt 5 châu

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân thăm Nhật Bản, một quốc gia có nhiều người Việt đang sinh sống, học tập.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân thăm Nhật Bản, một quốc gia có nhiều người Việt đang sinh sống, học tập.
(PLVN) - Người Việt Nam ở nước ngoài đang có mặt tại hơn 130 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Họ không chỉ đóng góp tích cực cho  quê hương, đất nước chất xám, kinh tế… mà đang là những “Đại sứ văn hóa” lan tỏa hình ảnh, giá trị Việt Nam. Nhân dịp năm mới, PLVN trò chuyện với Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài - Đại sứ Lương Thanh Nghị. 

Khi thành danh muốn quay về

Điều gì khiến Đảng, Nhà nước ta lâu nay luôn nhất quán chủ trương “Người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam", thưa Đại sứ?

“Riêng trong năm 2020, lượng kiều hối về Việt Nam đạt khoảng hơn 15 tỷ USD. Tình hình đầu tư của kiều bào về nước vẫn duy trì mức tăng ổn định. Tính đến cuối năm 2020, kiều bào từ 27 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có 362 dự án FDI đầu tư tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký là 1,6 tỷ USD”.

- Cộng đồng NVNONN ngày càng lớn mạnh về số lượng và mở rộng hơn về địa bàn. Hiện có khoảng 5,3 triệu người sinh sống, làm việc trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó hơn 80% là ở các nước phát triển. Vai trò, vị thế và uy tín của cộng đồng NVNONN trong xã hội sở tại ngày càng nâng cao. Đại bộ phận bà con đã có địa vị pháp lý, ổn định cuộc sống, hội nhập sâu rộng trong tất cả các lĩnh vực. 

Cùng với đó, các hội đoàn của NVNONN cũng được củng cố và phát triển, góp phần tăng cường đoàn kết, gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc, thực sự là cầu nối hữu nghị giữa Việt Nam với các nước. Phong trào dạy, học tiếng Việt của NVNONN ngày càng phát triển.

Một điểm đáng chú ý khác là, cộng đồng NVNONN ngày càng gắn bó với quê hương, đã và đang trở thành một trong những nguồn lực quan trọng đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhiều sáng kiến, kết nối trí thức người Việt đóng góp cho các vấn đề phát triển đất nước được đề xuất, triển khai... Nhiều doanh nghiệp của NVNONN đã liên kết, thúc đẩy thương mại, đưa hàng hóa Việt Nam ra thị trường quốc tế, quảng bá văn hóa và hình ảnh đất nước ra thế giới. 

Chúng tôi rất quan tâm những đóng góp về mặt kinh tế của kiều bào, để khẳng định đó là nguồn lực quan trọng góp phần xây dựng, phát triển đất nước? 

- Về nguồn lực kinh tế, lượng kiều hối chuyển về trong nước trong thời gian gần đây có tăng trưởng đáng kể, lũy kế từ năm 1993 đến nay đạt khoảng 175 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia nhận kiều hối lớn nhất thế giới. Riêng trong năm 2020, theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, lượng kiều hối về Việt Nam đạt 15,7 tỷ USD, tương đương 5,8% GDP. Tình hình đầu tư của kiều bào về nước vẫn duy trì mức tăng ổn định. Tính đến cuối năm 2020, kiều bào từ 27 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có 362 dự án FDI đầu tư tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký là 1,6 tỷ USD… 

Chúng ta đang có khoảng 500.000 chuyên gia, trí thức NVNONN. Một thế hệ trí thức mới gốc Việt trẻ và tài năng tập trung ở nhiều lĩnh vực mũi nhọn như tin học, viễn thông, vật liệu mới, chế tạo máy, sinh học... và ngày càng nhiều trong số họ sau khi thành danh ở nước ngoài đã nghĩ đến chuyện trở về và “làm điều gì đó” cho đất nước. 

Đại sứ Lương Thanh Nghị - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN.
Đại sứ Lương Thanh Nghị - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN. 

Thưa Đại sứ, ngoài những con số có thể thống kê được như trên, kiều bào còn thể hiện vai trò của mình trong những lĩnh vực nào?

- Kiều bào ta có những đóng góp tích cực trong việc xây dựng, quảng bá hình ảnh đất nước thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa, đã và đang trở thành những “đại sứ du lịch”, “đại sứ văn hóa” để lan tỏa hình ảnh, giá trị Việt. 

Một số người gốc Việt tại Mỹ, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc... đã tham gia chính trường sở tại ở các cấp độ khác nhau (Nghị sỹ Liên bang, Tiểu bang, Hội đồng thành phố...), góp phần tích cực trong việc củng cố và tăng cường mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước. Nhiều cá nhân, hội đoàn của kiều bào cũng đã tổ chức các buổi triển lãm, toạ đàm, hội thảo về Biển Đông, góp phần củng cố sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc trên mặt trận đấu tranh giữ vững hoà bình, ổn định và bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Hệ thống pháp lý về kiều bào dần hoàn chỉnh

Để hỗ trợ kiều bào hội nhập và gắn kết với quê hương, không thể không để cập tới vai trò “cầu nối” hết sức quan trọng của Ủy ban Nhà nước về NVNONN, thưa Đại sứ? 

- Ủy ban Nhà nước về NVNONN đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong, ngoài nước thực hiện tốt việc hỗ trợ kiều bào ổn định cuộc sống và hội nhập vào xã hội sở tại; đồng thời tăng cường gắn kết kiều bào với quê hương. Ủy ban đã phối hợp, tham mưu, kiến nghị ban hành nhiều chính sách, quy định pháp luật liên quan đến NVNONN trong các lĩnh vực: xuất nhập cảnh, quốc tịch, sở hữu nhà ở, thu hút, trọng dụng cá nhân là NVNONN hoạt động khoa học công nghệ ở trong nước... Đến nay, một hệ thống pháp lý tương đối hoàn chỉnh liên quan đến NVNONN đã được hình thành, tạo thuận lợi cho kiều bào về nước sinh sống, làm việc, đầu tư, kinh doanh.

Ủy ban cũng đã phối hợp tổ chức thành công nhiều hội thảo, hội nghị chuyên đề nhằm kết nối các doanh nhân, trí thức kiều bào với trong nước về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, nông nghiệp công nghệ cao... Ngoài ra, còn hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc cho các doanh nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học NVNONN khi về đầu tư, kinh doanh, hợp tác khoa học; huy động NVNONN phát triển các kênh phân phối hàng Việt Nam ở nước ngoài.

Dù có nhiều nỗ lực nhưng việc phát huy nguồn lực của NVNONN chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Thời gian tới, Ủy ban sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến NVNONN, xây dựng cơ chế, chính sách đồng bộ trong việc vận động các trí thức, chuyên gia đầu ngành NVNONN, trong đó quan tâm hơn nữa tới nhóm kiều bào trẻ…

Trân trọng cám ơn Đại sứ!

* Anh Kimble Ngô - Việt kiều Canada:

Kết nối cộng đồng trẻ vì quê hương

 

Tôi lớn lên và sống ở nước ngoài nhưng luôn cảm thấy mình không giống như họ, bởi mình có dòng máu Việt đang chảy trong tim. Ở bên kia, mức lương tốt hơn nhưng qua tiếp xúc tôi thấy rất nhiều người trẻ người Việt Nam đang ở nước ngoài muốn về nước. Nhiều người nói với tôi, ở đây đang làm ngân hàng, luật sư, lương của tôi ở mức này nếu về nước liệu có kiếm được việc làm phù hợp không? Đúng là lương ở Việt Nam thấp hơn nước ngoài, nhưng để được đóng góp cho quê hương, nhiều người sẵn sàng chấp nhận. 

Bản thân tôi luôn mong muốn tạo ra một “cộng đồng nhỏ” để có thể kết nối với kiều bào ta ở ngoài, trong đó đa phần người trẻ, qua đó có những đóng góp cho quê hương, đất nước.

* Bà Nguyễn Việt Triều - Việt kiều Ba Lan:

Kiều bào đau đáu về miền Trung

 

Tôi được cộng đồng tin cậy giao phó về miền Trung trong nhiều đợt bão lũ để hỗ trợ đồng bào mình. Năm 2020, tôi đang có mặt ở Việt Nam nên đã thay mặt cho cộng đồng người Việt tại Ba Lan gửi gắm sự ủng hộ tới miền Trung. Chúng tôi đã đến tận địa điểm bị sạt lở, những trường học bị tàn phá lũ do lũ... tại Nam Trà My và Bắc Trà My (Quảng Nam). 

Cộng đồng người Việt ở Ba Lan luôn hướng về đất nước. Vì thế, chúng tôi luôn gửi hình ảnh về bên kia để bà con biết rằng, việc quyên góp ủng hộ đã đến được tận tay đồng bào của mình. Nhìn những hình ảnh đó, bà con kiều bào ở xa thấy thương lắm, lúc nào cũng đau đáu hướng về quê hương.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Dân tộc Việt Nam đã phải đối mặt với muôn vàn gian khổ, hy sinh, mất mát nhưng chưa bao giờ, ý chí về một nước Việt Nam độc lập, thống nhất bị lay chuyển.
"Nếu như thế hệ cha anh đã khắc ghi chân lý "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một" bằng những hy sinh mất mát, thì thế hệ hôm nay phải biến lý tưởng đó thành động lực phát triển, thành đôi cánh vươn lên trong thời đại mới", Tổng Bí thư Tô Lâm nhắn gửi trong bài viết với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành mừng đại lễ 30/4 tại TP HCM

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành mừng đại lễ 30/4 tại TP HCM

(PLVN) - Buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước diễn ra sáng nay, 27/4. Trời TP HCM phong quang, gió nhẹ. Các đoàn, khối lần lượt tiến qua lễ đài chính, trực thăng mang theo cờ Tổ quốc bay lượn và tiêm kích trổ tài trên bầu trời trong ánh mắt đầy ngưỡng mộ, tự hào của hàng vạn người dân và du khách có mặt tại TP HCM, cũng như ánh mắt của muôn người Việt theo dõi qua màn hình ở khắp mọi miền đất nước và nước ngoài...

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
(PLVN) -Tối 26/4, trong không khí hân hoan của cả nước hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (27/4/1975 – 27/4/2025). Đại tướng Phan Văn Giang – Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đến dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.

Không khí hào hùng nhắc nhớ những ngày tháng 4 lịch sử ở TP HCM

TP HCM khoác lên mình chiếc áo rực rỡ của sắc đỏ, sắc vàng – màu cờ Tổ quốc ngập tràn trên mọi con đường, góc phố.
(PLVN) - Những ngày cuối tháng Tư, mọi con đường, góc phố TP HCM khoác lên mình chiếc áo rực rỡ của sắc đỏ, sắc vàng – màu cờ Tổ quốc. Trong không khí kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, rất nhiều hình ảnh nhắc nhớ về một thời hào hùng của dân tộc...

Thủ tướng chỉ đạo giữ nguyên thời hạn khởi công hai 'siêu dự án' đường sắt

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ mục tiêu không thay đổi là phải khởi công dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025 và khởi công tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) - Mục tiêu không thay đổi là phải khởi công dự án Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025 và khởi công tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026. Trong quá trình triển khai, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, đơn vị "thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa"...

Sẽ bỏ Thanh tra Bộ, tổ chức cơ quan thanh tra theo 2 cấp

Quang cảnh Phiên họp ngày 26/4. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Nhằm triển khai thực hiện Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hai cấp ở Trung ương và địa phương, dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) lược bỏ hoàn toàn quy định về Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ, cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra sở, Thanh tra huyện.

Tạo điều kiện tốt nhất để công nhân phát huy trí tuệ và sức mạnh dân tộc

Tạo điều kiện tốt nhất để công nhân phát huy trí tuệ và sức mạnh dân tộc
(PLVN) -  Sáng 26/4, phát biểu tại Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2025, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình khẳng định mỗi doanh nghiệp cần coi người lao động là tài sản quý giá nhất; mỗi công đoàn phải là điểm tựa tin cậy và mỗi công nhân cần không ngừng học hỏi, đổi mới, sáng tạo – để trở thành lực lượng tiên phong trong kỷ nguyên số và trí tuệ nhân tạo.

Ấn tượng hình ảnh buổi sơ duyệt Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Ấn tượng hình ảnh buổi sơ duyệt Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
(PLVN) - Buổi sơ duyệt diễu binh với gần 40 khối thuộc lực lượng Quân đội, Công an, các khối Mặt trận tổ quốc, đoàn thể và ba khối quân đội nước bạn Trung Quốc, Lào, Campuchia tham gia. Đông đảo người dân và du khách tập trung hai bên đường theo dõi diễu binh với tâm trạng háo hức và ngập tràn lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước...

Hoàn thiện thể chế về văn học, nghệ thuật là sứ mệnh chung của cả hệ thống chính trị

Hội nghị khẳng định văn học, nghệ thuật Việt Nam trong 50 năm qua đã đi đúng hướng, đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng của đất nước.
(PLVN) - Ngày 25/4, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).