Thế mạnh chợ truyền thống

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - So với thời điểm trước dịch Covid-19, lượng khách đến chợ truyền thống tại TP HCM hiện đã giảm 30 - 50%. Thông tin được đại diện Sở Công Thương chia sẻ tại một cuộc tọa đàm tổ chức mới đây.

Đại diện Sở Công Thương cho biết, giảm nhiều nhất là khách đi chợ mua vải (60 - 90%). Lượng người mua tạp hóa, quần áo, giày dép giảm 50 - 70%; còn vật liệu, phụ kiện máy móc, phụ gia thực phẩm, đồ dùng gia đình sụt 20 - 40%.

Theo Sở Công Thương, khách đi chợ truyền thống giảm do chuyển dịch thói quen mua sắm. Người dân ngày càng có xu hướng chú trọng an toàn vệ sinh thực phẩm, mua sản phẩm nguồn gốc rõ ràng. Trong khi chợ truyền thống vẫn còn tình trạng bán không đúng giá, hàng giả, không rõ nguồn gốc; khiến một số khách hàng quay lưng.

Kênh bán lẻ này cũng chịu sức ép cạnh tranh của siêu thị, trung tâm mua sắm và các sàn thương mại điện tử với nhiều chương trình khuyến mãi được tung ra để thu hút khách hàng và dần thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân.

Một phần nguyên nhân còn do bất cập trong kinh doanh và công tác quản lý chợ, từ đầu tư cơ sở vật chất, vệ sinh môi trường, mô hình quản lý, nhận thức của ban quản lý, chính tiểu thương đến quy hoạch phát triển thương mại địa phương.

Thế nhưng sòng phẳng mà nói, chợ truyền thống vẫn có những thế mạnh mà các loại hình khác khó có thể “đánh bại”. Khảo sát của Trường Đại học Kinh tế - Luật cho hay, người dân hài lòng nhất với giá cả khi mua sắm ở chợ truyền thống. Người dân cũng cho rằng sản phẩm tại đây tươi ngon hơn những kênh mua sắm trực tuyến. Nhận định này cũng phù hợp với báo cáo của Sở Công Thương, khi cho thấy riêng với thực phẩm, chợ truyền thống vẫn là điểm đến phổ biến để người dân mua sắm nên lượng khách ngành hàng này chỉ giảm không đáng kể.

Chợ truyền thống còn có thế mạnh là đa dạng mặt hàng, người bán “chuyên sâu” về một mặt hàng nhất định. Chợ truyền thống còn là nếp sống của một số người tiêu dùng, là nét văn hóa đẹp không thể thay thế hoàn toàn bởi kênh mua sắm khác. Nói như Hội Quy hoạch và phát triển đô thị TP HCM, chợ truyền thống có thế mạnh tương tác xã hội, là nơi hội tụ kinh tế, tương tác cộng đồng, văn hóa chứ không chỉ điểm bán sỉ - lẻ đơn thuần.

Nhận diện những thế mạnh của chợ truyền thống trong thời đại mua sắm online, để thấy rằng mô hình chợ truyền thống cũng cần có một số sự thay đổi để phù hợp; như thiết kế các mô hình chợ truyền thống kết hợp ứng dụng công nghệ hiện đại; kết hợp online và offline. Đó là lý do TP HCM có ý định đưa các hoạt động thương mại điện tử vào chợ truyền thống, tập huấn tiểu thương tiếp cận bán hàng trực tuyến, bán livestream, nâng cao chất lượng phục vụ, hiện đại hóa hệ thống chợ và phát triển các chợ thành điểm tham quan, mua sắm du lịch góp phần phát triển du lịch - kinh tế địa phương. Nếu làm được những điều đó, nhất định sức sống của chợ truyền thống sẽ không thể tàn lụi, mà sẽ duy trì phát triển song song cùng các kênh thương mại điện tử.

Tin cùng chuyên mục

Viettel trình diễn năng lực công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Viettel trình diễn năng lực công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

(PLVN) - Năm 2024, tiếp tục hiện thực hóa tầm nhìn trở thành doanh nghiệp quốc phòng toàn cầu, Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel) với đại diện là Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech) sẽ tham dự Hội nghị Quốc phòng châu Á (DSA 2024) và Hội nghị An ninh Quốc gia châu Á 2024 (NATSEC) tại Malaysia từ ngày 6-9/5/2024. Đây là 1 trong các thị trường công nghiệp quốc phòng tiềm năng mà Viettel hướng tới.

Đọc thêm

Hệ thống điện 'căng mình' mùa nắng nóng

Phụ tải đỉnh vừa lập đồng nghĩa với lượng tiêu thụ điện tăng tương đương công suất đặt của 2 NMTĐ Lai Châu, Hòa Bình.
(PLVN) - Mới bắt đầu vào những ngày cao điểm nắng nóng nhưng phụ tải đỉnh của hệ thống điện quốc gia đã lập kỷ lục mới. Điều này gây lo ngại khi những ngày “lập đỉnh” của 2 năm gần đây rơi vào tháng 6 và tháng 7.

Chuyện ở nơi trồng 'nhất chi mai' lớn nhất Hà thành

Nông dân thôn An Hòa tất bật chăm sóc cây mai trắng. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Những năm gần đây, trên miền đất đồi gò thuộc xã Tản Lĩnh (huyện Ba Vì, Hà Nội), cây mai trắng hay còn được gọi với cái tên “nhất chi mai” đã bén rễ, nảy mầm, tô thắm vùng đất dưới chân núi Tản. Điều thú vị ít ai biết, chính thứ được liệt trong tứ quý gồm “tùng, cúc, trúc, mai” lại thích nghi tuyệt vời và là cây xóa nghèo trên vùng đất này.

Blockchain, AI thổi làn gió mới vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam

Blockchain, AI thổi làn gió mới vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam
(PLVN) - Hưởng ứng ngày Đổi mới Sáng tạo Thế giới - 21/4. Ngày 19/4, Hội tin học TP HCM (HCA), Saigon Innovation Hub, Binance Academy đồng tổ chức sự kiện Vietnam Technology Day, tại TP HCM. Sự kiện có sự tham gia của ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó chánh Văn phòng Bộ - Giám đốc văn phòng Phía Nam Bộ Khoa học và Công nghệ. Lãnh đạo các tập đoàn công nghệ Việt Nam và quốc tế cùng các Tiến sĩ đến từ Đại học hàng đầu Việt Nam.

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt
(PLVN) - Năm 2013, sản phẩm muối ăn Bạc Liêu được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Cuối năm 2020, nghề muối Bạc Liêu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Đặc biệt, đến nay có nhiều sản phẩm từ muối được công nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao.

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại
(PLVN) - Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và Internet, giáo dục số đã trở thành xu hướng quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, vnEdu content nổi lên như một nền tảng giáo dục số tiên phong cung cấp môi trường giáo dục số hiện đại với nhiều tiện ích cho giáo viên và học sinh trên cả nước.