Thế giới lên án luật ném đá đến chết người ngoại tình, tình dục đồng giới ở Brunei

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Hồi đầu tuần qua, Brunei vừa thông qua một đạo luật, theo đó sẽ ném đá đến chết cho tội ngoại tình và quan hệ tình dục đồng giới. Tuy nhiên, Liên Hợp Quốc (LHQ) và nhiều nước trên thế giới đang lên án hình phạt này là “tàn nhẫn và vô nhân đạo”. 

Tình dục đồng giới sẽ bị ném đá đến chết

Brunei là một vương quốc nhỏ bé, giàu dầu mỏ với hơn 450.000 người sinh sống trên đảo Borneo, gần các quốc gia Hồi giáo khác như Indonesia và Malaysia. So với các nước láng giềng, Brunei đang ngày càng có tư tưởng bảo thủ hơn trong những năm gần đây, bao gồm cấm bán đồ uống có cồn. 

Thậm chí mới đây quốc gia Đông Nam Á này còn ra luật, đồng tính luyến ái là bất hợp pháp và bị phạt tù tới 10 năm. Nhưng với luật mới nặng nề này, Brunei trở thành quốc gia châu Á đầu tiên phạt người đồng tính bằng cái chết. Theo đó, bắt đầu từ ngày 3/4, Brunei sẽ thi hành luật Hồi giáo Sharia, trừng phạt tình dục đồng tính, ngoại tình và cưỡng hiếp bằng án tử hình, bao gồm hình phạt ném đá tới chết. Bộ luật cũng quy định các hình phạt nghiêm khắc khác như người bị kết tội trộm cắp sẽ bị chặt tay phải nếu vi phạm lần đầu.

Brunei lần đầu tiên công bố các hình phạt này vào năm 2013. Tuy nhiên, chưa đưa vào thực thi do các cơ quan chức năng còn gặp khó khăn trong việc tìm ra phương thức áp dụng thực tế. Năm 2015, Brunei áp dụng Luật Hồi giáo cứng rắn hơn bằng cách cấm tổ chức lễ mừng Giáng sinh với quy mô lớn vì sợ người Hồi giáo có thể bị “dẫn dắt lạc lối”.

Bộ luật Hình sự mới đây do Quốc vương kiêm Thủ tướng Brunei Hassanal Bolkiah ký ban hành. Trong thông báo về sự thay đổi Luật Hình sự, trang web của Chính phủ dẫn lời Quốc vương nói rằng: “Chúng tôi không mong người khác chấp nhận hay đồng tình nhưng họ cần tôn trọng quốc gia theo cách mà quốc gia đã tôn trọng họ”.

Văn phòng Thủ tướng của Brunei bảo vệ quyết định áp dụng Luật Hồi giáo Sharia này, “Luật Sharia, ngoài việc hình sự hóa và răn đe các hành vi trái với giáo lý Hồi giáo, còn nhằm mục đích giáo dục, tôn trọng và bảo vệ các quyền chính đáng của mọi cá nhân, xã hội hoặc quốc tịch thuộc bất kỳ tín ngưỡng và chủng tộc nào”.

Bị lên án gay gắt

Việc thi hành các biện pháp hà khắc của Brunei đã vấp phải sự chỉ trích rộng rãi trên thế giới. Chính trị gia ở Mỹ, Áo, Anh, Úc, New Zealand đã lên tiếng quan ngại động thái này.

Bộ Ngoại giao Mỹ phát thông báo cho biết rất “quan ngại” về quyết định của Brunei và “một số hình phạt trong luật không phù hợp với các ràng buộc về nhân quyền quốc tế”. Phía Mỹ dẫn giải: “Các chính phủ có nghĩa vụ đảm bảo rằng tất cả mọi người. Trong đó có những người thuộc nhóm LGBT đều được hưởng các quyền con người và quyền tự do cơ bản mà họ được mặc nhiên thừa nhận. Chúng tôi phản đối mạnh mẽ các vi phạm nhân quyền và lạm dụng đối với nhóm LGBT, gồm bạo lực, hình sự hóa vấn đề hoặc hành vi của người LGBT và các hình thức phân biệt đối xử nghiêm trọng khác”. 

Thủ tướng Áo Sebastian Kurz cũng lên tiếng phản đối, rằng quyết định của Brunei về việc thi hành Luật Hồi giáo hà khắc là “tàn nhẫn và vô nhân đạo” và kêu gọi hủy bỏ việc thi hành luật này. Trong tuyên bố trên Twitter, ông Kurz chia sẻ, “Tôi kêu gọi Quốc vương Brunei, và cả với các quốc gia khác có luật lệ tàn ác và vô nhân đạo tương tự, rút lại án tử hình bằng cách ném đá đối với hành vi tình dục đồng giới giữa những người trưởng thành. Không nên bị khép tội hình sự vì xu hướng tính dục hoặc giới tính của họ”. 

Bà Penny Mordaunt, Tổng thư ký của Liên hiệp Vương quốc Anh phụ trách phát triển quốc tế, viết trên Twitter của mình: “Không ai phải đối mặt với án tử hình vì người mình yêu. Quyết định của Brunei là man rợ và Vương quốc Anh sát cánh cùng cộng đồng LGBT và những người bảo vệ quyền của họ. Quyền của người LGBT là quyền con người”. 

Còn bà Helen Clark, cựu Thủ tướng New Zealand nhấn mạnh, việc đưa Bộ luật Hình sự mới trong đó, quy định xử tử bằng cách ném đá người có hành vi tình dục đồng tính là “một tin sốc”. “Không thể hiểu được điều gì đã thúc đẩy một động thái man rợ như vậy, vốn đối lập hoàn toàn với các nguyên tắc cơ bản của quyền con người”, bà viết trên Twitter.

Phía LHQ xem bộ luật cho phép ném đá đến chết người ngoại tình và người đồng tính của Brunei là “tàn nhẫn và vô nhân đạo”. “Tôi kêu gọi Chính phủ Brunei ngăn việc áp dụng Bộ luật Hình sự hà khắc. Bộ luật này sẽ đánh dấu sự thất bại trầm trọng trong việc bảo vệ nhân quyền cho người dân Brunei nếu được thực thi”, Cao ủy Nhân quyền LHQ Michelle Bachelet cho biết. 

Các nhóm nhân quyền đã nhanh chóng thể hiện sự kinh hoàng trước bộ luật của Brunei. “Brunei phải ngay lập tức dừng kế hoạch thi hành những hình phạt tàn khốc này và sửa đổi Bộ luật Hình sự để tuân thủ các nghĩa vụ nhân quyền. Cộng đồng quốc tế phải khẩn trương lên án hành động của Brunei để áp dụng những hình phạt tàn khốc này”, Rachel Chhoa-Howard, nhà nghiên cứu về Brunei tại Tổ chức Ân xá Quốc tế, chia sẻ trong một tuyên bố. 

Tuy nhiên, bất chấp áp lực phản đối từ quốc tế, văn phòng Thủ tướng Brunei vẫn quyết bảo vệ luật mới. “Brunei là một quốc gia Hồi giáo có chủ quyền, hoàn toàn độc lập và thực thi luật pháp riêng như tất cả các quốc gia độc lập khác” - tuyên bố của văn phòng Thủ tướng nêu.

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đọc thêm

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.

Một cầu thủ bóng đá được trao Huân chương Tự do Tổng thống

Messi giành Quả bóng vàng 2021. (Ảnh: Euro Sport)
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden vừa trao tặng Huân chương Tự do Tổng thống – danh hiệu cao quý nhất dành cho công dân Mỹ – cho siêu sao bóng đá Messi cùng 18 cá nhân xuất sắc khác. Buổi lễ tôn vinh những đóng góp xuất sắc của họ trong việc làm cho nước Mỹ và thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

Loạt tín hiệu vui đầu năm mới trên thế giới

Loạt tín hiệu vui đầu năm mới trên thế giới
(PLVN) - Thế giới đón nhận nhiều tín hiệu tích cực, từ phiên đấu giá cá ngừ vây xanh lập kỷ lục tại Nhật Bản, tỷ lệ sinh tăng trở lại sau gần một thập kỷ tại Hàn Quốc, đến chương trình khám sức khỏe miễn phí cho toàn dân sắp triển khai tại Indonesia. Đặc biệt, câu chuyện bé trai Zimbabwe sống sót kỳ diệu sau 5 đêm lạc trong công viên hoang dã đã truyền cảm hứng mạnh mẽ, với niềm tin vào những điều tốt đẹp...

Liên tiếp tai nạn kinh hoàng trên thế giới những ngày đầu năm mới

Liên tiếp tai nạn kinh hoàng trên thế giới những ngày đầu năm mới
(PLVN) - Những ngày đầu năm mới 2025 chứng kiến loạt thảm họa và tai nạn nghiêm trọng xảy ra trên khắp thế giới, từ động đất ở Ethiopia, cháy nổ ở Ấn Độ và Trung Quốc, đến các vụ xả súng và tai nạn giao thông kinh hoàng tại Mỹ và Hong Kong (Trung Quốc). Mỗi sự cố đều để lại hậu quả nặng nề, cướp đi sinh mạng của nhiều người và gây ra tổn thất lớn về vật chất.