Thế giới 2018: Những tia hy vọng

Những căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang khiến thế giới “đứng tim” vì lo lắng
Những căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang khiến thế giới “đứng tim” vì lo lắng
(PLO) - Năm 2018 bắt đầu với những dấu hiệu trái ngược trong lĩnh vực kinh tế và địa chính trị. Thị trường chứng khoán toàn cầu đang duy trì ở mức cao, trong khi triển vọng kinh tế ngày càng tăng ở hầu hết các quốc gia. Tuy nhiên, trong khi các nhà đầu tư hào hứng chào đón một năm mới với những kỳ vọng thì những người quan tâm tới tình hình chính trị quốc tế lại không khỏi lo ngại. 

Trong những năm gần đây, người ta thường quen với việc Trung Đông là nơi xuất hiện những tin xấu, còn châu Á là nơi đem đến không ít hy vọng và lạc quan. Hai vị trí này có thể sẽ hoán đổi trong năm nay. Nguy cơ địa chính trị lớn nhất là chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên. Nếu Mỹ hiện thực hóa lời đe dọa trút “lửa và cơn thịnh nộ” xuống Triều Tiên thì đó sẽ là lần đầu tiên Mỹ giao chiến với một quốc gia có trang bị vũ khí hạt nhân khác. Rủi ro và thiệt hại là điều khó có thể tính toán chính xác. 

Ngột ngạt?

Các nhà đầu tư và giới kinh tế cho rằng chiến tranh tại Triều Tiên khó nổ ra, song các chuyên gia an ninh quốc gia lại không có được sự lạc quan này. Nhiều người cho rằng bầu không khí tại Washington hiện nay khá giống với những gì từng diễn ra trước khi Mỹ xâm lược Iraq vào năm 2003, khi giới chức phụ trách chính sách đối ngoại tự cho rằng một cuộc chiến phủ đầu nhằm vào chính quyền của Saddam Hussein là ý tưởng hay.

Thượng nghị sỹ Lindsey Graham thuộc đảng Cộng hòa, một thành viên của Ủy ban Quân vụ Thượng viện cho rằng chiến tranh là điều “khó tránh” nếu Triều Tiên không dừng chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của mình. Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Trump cũng có chung quan điểm cứng rắn này, và khẳng định rằng Mỹ sẽ “làm mọi điều có thể” để ngăn chặn chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. 

Những bình luận không khoan nhượng này cần phải được xem xét cùng với những yếu tố khiến Mỹ e dè tấn công. Nguy cơ Triều Tiên trả đũa có thể dẫn tới thiệt hại hàng trăm nghìn sinh mạng tại nước láng giềng Hàn Quốc. Quân đội Mỹ đã nói rằng họ có thể giữ mức thiệt hại về người ở con số tạm chấp nhận được, bằng việc tấn công phủ đầu nhằm vào những tên lửa mà Triều Tiên đang hướng về Seoul. Tuy nhiên, Gideon Rachman, người phụ trách chuyên mục bình luận quốc tế của tạp chí Financial Times cho rằng, ngay cả trong trường hợp giải pháp này là khả thi thì việc tìm và giữ an toàn cho các vũ khí hạt nhân của chính quyền Bình Nhưỡng cũng là điều không đơn giản và nhiệm vụ này buộc phải được tiến hành bằng bộ binh. 

Hơn thế nữa, các đồng minh thân thiết nhất của Mỹ ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia đều khó có khả năng ủng hộ một cuộc tấn công phủ đầu. Trong khi đó, bài phát biểu đầu năm mới của Kim Jong-un có vẻ như đã lợi dụng những chia rẽ này, đe dọa tấn công Mỹ bằng vũ khí hạt nhân song lại đề xuất đối thoại với Triều Tiên. Bởi vậy, ông Rachman  cho rằng nhiều khả năng chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên sẽ không bùng phát trong năm tới. 

Lạc quan

Thực tế là những diễn biến thực sự làm thay đổi thế giới - từ sự sụp đổ của Bức tường Berlin cho tới vụ khủng bố ngày 11/9/2001 - lại là những thứ người ta không thể dự đoán trước. Làn sóng biểu tình bất ngờ diễn ra trên các đường phố Iran tuần này là một trong những minh chứng rõ ràng. 

Bi quan thường là những gì người ta nghĩ về Trung Đông, từ cuộc chiến ở Iraq, làn sóng Mùa xuân Arập cho tới tiến trình hòa bình Israel-Palestine. Các cuộc biểu tình ở Iran sớm hay muộn cũng sẽ khép lại hoặc bị đàn áp, tương tự những gì đã diễn ra vào năm 2009. Tuy nhiên, theo ông Rachman, trong năm nay, nhiều vấn đề và xung đột lớn ở Trung Đông có thể sẽ bắt đầu đi vào lộ trình. Bất ổn ở Iran, làn sóng cải cách tự do tại Saudi Arabia và việc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) bị đánh bại trên chiến trường đều có thể xem bước lùi nghiêm trọng của Hồi giáo cực đoan. 

Trong bài viết đăng trên trang mạng ft.com, ông Gideon Rachman lạc quan cho rằng trong năm 2018, những nguy cơ mà giới học giả lo ngại sẽ không xảy ra, chiến tranh sẽ không bùng phát trên bán đảo Triều Tiên, ở Biển Đông hay ở Đông Âu. Ông bình luận: “EU sẽ không tan rã, các cuộc đàm phán về Brexit sẽ không đổ vỡ và các thị trường cũng sẽ không rơi vào khủng hoảng. Sẽ có những thay đổi tích cực và đáng kể tại Trung Đông”.

Đọc thêm

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?
(PLVN) - Tổng thống đắc cử Donald Trump mới đây đã tuyên bố sẽ mở rộng lãnh thổ và sự kiểm soát của quốc gia này, trong đó bao gồm việc sẽ giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama. Tầm ảnh hưởng của Kênh đào Panama lớn tới đâu và lý do của Mỹ khi bày tỏ mong muốn “đòi lại” con kênh đào này là gì?

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.