“Thầy thuốc làng” chữa bệnh để tích đức

Mặc dù không học qua một trường lớp đào tạo cơ bản nào về ngành y, thế như Anh Phùng Văn Tỵ, năm ngay ngoài 40 tuổi (Khu 1, xã Tu Vũ, huyện Thanh Thủy, Phú Thọ) từ lâu nay vẫn được mọi người biết đến với danh hiệu “thần y” bởi biệt tài chữa bệnh gãy xương của mình.

[links()]Mặc dù không học qua một trường lớp đào tạo cơ bản nào về ngành y, thế như Anh Phùng Văn Tỵ, năm ngay ngoài 40 tuổi (Khu 1, xã Tu Vũ, huyện Thanh Thủy, Phú Thọ) từ lâu nay vẫn được mọi người biết đến với danh hiệu “thần y” bởi biệt tài chữa bệnh gãy xương của mình.

Thầy thuốc làng Lê Văn Tị
Thầy thuốc làng Lê Văn Tỵ

Làm theo di nguyện của bố

Anh Tỵ cho biết bố anh là thầy thuốc Phùng Văn Hiển, trước kia nhà bố anh rất nghèo, trong một lần đi chăn trâu không may bị gãy tay và sau đó được một thầy lang trong làng cứu giúp. Thầy lang đó đã truyền cho bố anh bí quyết chữa bệnh gãy xương. Cảm kích trước tấm lòng đó, bố của anh Tỵ đã mang hết công sức, tâm huyết để cứu giúp những người không may.

Kể từ khi bố anh mất vào năm 2000, anh bắt đầu bước vào kế tục công việc. Bây giờ anh đã tinh thông tất cả các bệnh lý liên quan tới xương. Đặc biệt, anh chữa bệnh rất “khác người”. Những bệnh về xương thì đa phần là người bệnh sẽ tỏ ra rất đau đớn khi được nắn lại, nhưng anh đều làm cho người ta bất ngờ khi chữa bệnh. Khi có bệnh nhân đến, anh chỉ cần hỏi chuyện họ… và sau đó là một cú “tắc” nhẹ anh đã chuyển được xương của bệnh nhân về vị trí cũ. Anh chia sẻ là làm cách đó bệnh nhân sẽ không lên gân, và như thế trong quá trình nắn xương sẽ không gây ra đau đớn. Nhiều người còn chưa hết bàng hoảng bởi cơn đau thì  đã anh đã nắn khớp trở lại như cũ. Chẳng thế mà biệt danh “thần y” là họ dành để khen ngợi tài năng của anh.

Tiếng lành đồn xa, cứ hễ người này được chữa là sau đó họ lại giới thiệu người khác tới. Giờ đây không chỉ người dân ở huyện Thanh Thủy – Phú Thọ biết tới anh, mà còn nhiều bà con ở huyện khác, thậm chí là ở các tỉnh lân cận như Hòa Bình, Hà Nội… Cũng đã nghe danh tiếng của anh và tìm đến nhờ anh giúp đỡ.

Để chứng minh hơn về tài năng của anh, tôi đã tìm gặp anh Bộ - một người ở xã Thanh Thủy đã từng được anh Tỵ cứu giúp. Anh Bộ kể rằng trước kia anh bị sái xương cổ do ngã từ trên đống rơm cao xuống, sau đó đầu anh bị nghiêng về một phía. Anh Bộ nghĩ rằng mình đã bị tật, và hết hi vọng. Thế nhưng sau đó niềm vui đã đến với anh, anh được anh Tỵ nắn cổ lại cho mình như lúc ban đầu. Và sau vài tuần nghỉ ngơi thì anh lại trở lại làm việc bình thường. Về trường hợp của anh Bộ khi nhắc lại anh Tỵ cũng nhớ mãi, bởi đó là những ca khó nhất mà anh đã từng làm.

Hay như có một trường hợp ở Hòa Bình, theo như lời của anh Tỵ thì người này bị sái cột sống lâu ngày, nhưng khi đi viện thì các bác sĩ chẩn đoán là “vôi hóa cột sống”. Người này đã uống rất nhiều thuốc, thế nhưng bệnh tình đều không suy giảm. Sau khi có người giới thiệu tới anh Tỵ, ngay lập tức được anh nắn lại bình thường. Anh bảo khi chữa xong, người đó không còn uống thuốc gì nữa, nghỉ ngơi vài hôm là lành bệnh.

Đó là một trong những trường hợp khó, ngoài ra những người bị gãy tay, bong gân, sái chân, sái tay thì hàng ngày anh Tỵ chữa không biết bao nhiêu mà kể cho hết. Nhiều lúc anh còn bốc thuốc để chữa bệnh quai bị cho nhiều người trong làng khi có bệnh dịch. Đa số mọi người đều cảm phục trước tài năng và cảm kích trước tấm lòng nhiệt tình của anh. Anh sẵn sàng đổ mồ hôi, công sức, tâm huyết của mình ra mà không màng tới sự báo đáp.

“Làm phúc để tích đức cho con cái”

Kế tục di nguyện của người bố nên anh Tỵ chỉ mang tài năng của mình đi làm phúc, giúp đỡ mọi người mà không quan tâm tới vấn đề tiền bạc. Chẳng thế mà căn nhà anh đang ở cũng chỉ là một căn nhà cấp bốn bình thường. Trong nhà chỉ là các vật dụng bình thường, ít thứ đáng giá.

Gia đình nhỏ của anh Tỵ
Gia đình nhỏ của anh Tỵ

Đa phần là khi chữa bệnh cho mọi người anh đều không lấy tiền, khi chữa xong bệnh thì họ thường đặt lễ ở giữa bàn: Có thể phong bì là một vài chục nghìn, hoặc là cân hoa quả để thắp hương cho bố anh… thậm chí là có nhiều trường hợp thấy họ nghèo quá, anh còn không nhận lễ. Khi tôi hỏi anh là mỗi ngày bệnh nhân đến đây nhiều không, anh bảo rằng ngày nào cũng có trung bình 8-10 lượt khách, có ngày ít thì 2-3 lượt. Nếu đem con số bệnh nhân này so với những phòng khám tư thì có lẽ số tiền anh Tỵ thu lại được cũng sẽ không nhỏ… nhưng anh không làm vậy. Bởi vì làm như thế sẽ đi ngược lại lời trăn trối của bố anh. Anh cứ làm phúc như thế này, hễ ai có việc gì thì anh cứu giúp, và hễ ai có bệnh thì họ sẽ được mọi người giới thiệu tới.

Anh Tỵ làm việc bất kể mọi lúc mọi, mọi nơi. Nhiều trường hợp gần nửa đêm gõ cửa nhờ anh cứu giúp, anh vẫn sẵn sàng thức dậy. Có khi anh bận đi gặt, bệnh nhân ra cả ngoài ruộng để nhờ anh.

Hiện tại bên cạnh công việc chữa bệnh, gia đình anh vẫn làm ruộng, chăn nuôi sản xuất để sinh sống. Bởi đó là thu nhập chính của gia đình. Ước muốn lớn nhất của anh là sau này có thể truyền nghề lại cho một trong hai người con, để mong khi chúng lớn lên sẽ tiếp tục kế nghiệp của ông nội và của bố làm phúc tích đức cho đời, lấy lộc cho con cháu…

Hùng Lê

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.