Thầy mo - "linh hồn" của xứ Mường999

Thầy mo - linh hồn của người Mường.
Thầy mo - linh hồn của người Mường.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong đời sống văn hóa dân gian Mường, thầy mo là người có khả năng giao tiếp với các thế giới ngoài thế giới người sống, bằng hành động mo tổ chức thành nghi lễ. Thầy mo là yếu nhân có vai trò “thông quan” với những lực lượng siêu nhiên mà con người tin rằng có liên quan đến cuộc sống của họ thông qua việc ông là người thực hiện lễ cúng các thần linh cũng như những lực lượng siêu nhiên khác.

“Không có mo thì không có người Mường”

Mo Mường là loại hình văn hóa dân gian nổi bật, độc đáo có giá trị nhân văn sâu sắc, là món ăn tinh thần trong cuộc sống của người Mường. Người Mường luôn tự hào với cách ví von nếu “không có mo thì không có người Mường”.

Mo Mường là hoạt động diễn xướng văn hóa dân gian được thực hành trong các nghi lễ gắn với đời sống tín ngưỡng của người Mường, không gian diễn xướng của mo diễn ra trong đời sống cộng đồng, trong từng gia đình nhằm thực hành một nghi lễ nào đó.

Mo Mường là một hiện tượng văn hóa dân gian tích hợp trong nó nhiều loại hình văn học nghệ thuật thuộc nhiều thành tố văn hóa dân gian như: tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán, văn chương, nghệ thuật âm nhạc, lễ hội. Đồng thời, thông qua mo mà nhiều mặt khác trong đời sống văn hóa dân tộc cũng chịu ảnh hưởng như: lối sống, tư duy, phong cách, tư tưởng … Nói chung, mo Mường là một chỉnh thể văn hóa dân gian mà thầy mo là người am hiểu nhất.

Mỗi bản Mường đều có ít nhất một gia đình làm mo, truyền từ đời này qua đời khác để đảm bảo công việc nghi lễ tín ngưỡng, tâm linh cho bản Mường. Dân trong xóm, bản gọi gia đình đó là mo Mường. Thầy mo là người thực hiện toàn bộ những nghi lễ cần có trong một đời người.

Theo nghĩa động từ, “mo” có nghĩa là xướng lên theo những làn điệu nhất định những bài cúng, những khúc mo nhòm, những cát mo kể trong các nghi lễ phục vụ đời sống của từng gia đình và cộng đồng. Người làm nghề mo được dân gian gọi là thầy mo hoặc trượng.

Những thầy mo Chiến, thầy mo Lươm ở Mường Bi (Tân Lạc), thầy mo Nhúm, thầy mo Chành ở Mường Động (Kim Bôi); thầy Kệnh ở Mường Thàng (Cao Phong); thầy Trí, thầy Đỏn ở Mường Vang (Lạc Sơn)… nổi danh trên khắp xứ Mường tỉnh Hòa Bình.

Theo thầy mo Bùi Văn Chuẩn, 87 tuổi thì thầy mo chính xác là nghề cúng bái. Thầy mo chính là sứ giả giữa thế giới thần linh và nhân gian. Mo Mường bao gồm nhiều thành tố văn hóa: Phong tục tập quán, tín ngưỡng, nghệ thuật âm nhạc, nghệ thuật tạo hình, lối sống, ngôn ngữ, văn chương, diễn xướng… phản ánh đặc trưng riêng mang bản sắc văn hóa của người Mường. Ở các vùng Mường hiện nay có 5 làn điệu mo được dân gian đặt tên: “Ò hoi”, “Dà dê”, “Hâm mo”, “Dà đôông” và “Hệu kệu”. Những làn điệu mo này, về mặt âm nhạc có giai điệu khác nhau. Nội dung mo Mường với hàng chục nghìn câu thơ, câu văn vần qua các bài mo, cát mo, roóng mo được sáng tác theo vần điệu, nghệ thuật và tuân thủ theo một nguyên tắc diễn xướng nhất định được truyền khẩu từ đời này sang đời khác, là một sự độc đáo mà ít dân tộc nào bảo tồn được.

Thầy mo làm lễ cúng trong Lễ Mát nhà.

Thầy mo làm lễ cúng trong Lễ Mát nhà.

Người Mường sử dụng mo để thực hành nghi lễ trong đời sống 23 nghi lễ: Lễ Tết Nguyên đán, lễ thanh minh tảo mộ, lễ cưới, lễ tế thành hoàng, khuống mùa, lễ rửa lá lúa, lễ cơm mới, lễ cầu quàng; lễ mụ sinh, lễ vía hộp, lễ vía mạnh, lễ vía khang, lễ vía gầy, lễ mụ thố, lễ mụ thảy; cúng ma nhà, cúng ma rừng, cúng ma trài, cúng ma đống, cúng khồng trăm, cúng qua đêm ngoài đồng, cúng khồng tập; tang lễ.

Mo Mường thành 3 thể loại mo. Mo nghi lễ bao gồm những bài mo gắn với các lễ nghi trong đời sống tín ngưỡng của người Mường. Xét về chức năng thì thể loại mo này có chức năng dẫn dắt thần linh hay linh hồn, vía con người thực hiện một lễ thức nào đó, vì vậy nó mang tính chất nghi thức. Về nội dung thông thường gồm bốn phần chính: Thứ nhất là nêu lý do của lễ thức; thứ hai là mời các nhân vật thờ trong lễ nghi đó về tại nơi tổ chức nghi lễ; thứ ba là dâng ăn uống và cầu xin; thứ tư là đưa các nhân vật thờ về chỗ ngự.

Mo kể chuyện bao gồm những bài mo có chức năng kể chuyện. Mỗi một trường đoạn trong mo kể gọi là “cát”. Thể loại mo này không cố định về mặt nội dung mà phụ thuộc vào không gian, thời gian, hoàn cảnh hành lễ, sự sáng tạo và tâm lý của thầy mo. Tuy nhiên, nó bắt buộc phải có ở một số nghi lễ và có thể giản lược hay tạm vắng ở một số nghi lễ. Cụ thể như, trong nhóm nghi lễ gọi linh hồn con người (nhóm lễ vía) bắt buộc phải có phần “đẻ gạo” trước khi dâng ăn uống cho vía.

Mo nhòm là loại mo tả cảnh. Nhòm có nghĩa là ngắm nhìn ra phía xa. Nội dung những bài mo nhòm hầu hết là miêu tả về phong cảnh, đất nước, con người. Thể loại mo này được mo xen kẽ trong mo nghi lễ và mo kể, nội dung cũng không cố định. Đây là loại mo rất dễ bị giản lược hoặc có thể bỏ để đảm bảo thời gian và điều kiện cho mo nghi lễ và mo kể chuyện. Mo nhòm được coi như một “thứ gia giảm”cho mo nghi lễ.

Túi “khót”- bảo vật thiêng truyền đời

Mo Bùi Văn Lựng (năm 1957) được coi là “pho sách sống” của xứ Mường. Đến đời ông là đời thứ 7 làm mo. Những thầy mo có gia truyền làm mo như mo Lựng được dân chúng coi trọng hơn và gọi là “mo có nổ”. Mo Lựng bật mí, thầy mo khi hành lễ thường mặc chiếc áo dung để đi làm lễ là chiếc áo dài 5 thân cài khuy bên nách phải, màu xanh đen, thắt đai lưng, đội mũ vải nhọn đầu như hình chiếc bồ đài. Và đặc biệt hơn cả, thầy mo mang trong mình chiếc túi phép chứa đựng vật thiêng trong quá trình làm mo.

Cũng như mo Lựng, mo Chuẩn từng cho biết, “khót” là túi đồ nghề cực kỳ quý hiếm của mỗi thầy mo xứ Mường. Túi “khót” là bảo vật thiêng truyền đời, vật yểm trợ cho thầy mo khi thầy hành lễ. Đây là một vật không thể thiếu của thầy mo. Nếu biết mo và hành lễ giỏi đến mức nào mà không có “khót” thì cũng không được coi là thầy mo.

“Khót” trong tiếng Mường có nghĩa là sự sót lại. Trên thực tế, “khót” của các thầy mo là những cổ vật sót lại ở đâu đó mà chính thầy mo và người nhà thầy mo sưu tập được: có thể là lượm được hoặc có những vật mà họ phải đổi bằng trâu, bò, của cải, vàng, bạc. Họ quan niệm đó là những vật thiêng, vật có sức mạnh nên mới sót lại, có sức sống trường tồn theo thời gian. Khi tìm được những vật đó, họ cho rằng vật đó đã có duyên đến với họ để góp sức mạnh thực hiện việc làm phúc cho đời.

Bên trong túi “khót” của thầy mo Mường.

Bên trong túi “khót” của thầy mo Mường.

“Khót” được sử dụng rất đơn giản, nó chính là vật thiêng trong nhà và luôn đi theo thầy mo hành lễ. Thường ngày, khi ở nhà với cuộc sống thường nhật, “khót” được đựng vào một chiếc túi vải hoặc túi gấm, thanh sạch được đặt trên bàn thờ tổ tiên nhà thầy mo. Khi hành lễ, chỉ có lễ vía mạnh, lễ trừ tà ma và tang lễ thầy mo mới đem “khót” theo mình. Trong các nghi lễ trừ tà ma, thầy mo mang “khót” đến nhà chủ lễ, xếp bày vào một chiếc sàng và đặt lên cạnh mâm thờ tổ tiên thầy mo. Trong lễ vía mạnh, “khót” được cho vào một chiếc chậu có một chút nước sạch sau khi thầy mo đã niệm chú vào đó.

Trong đó, có rất nhiều đồ vật chuyên dụng, nhưng có thể chia thành 4 nhóm chính: Nhóm xương răng động vật, đồ kim khí, đá và các loại củ quả. Nhìn qua thì chúng là những vật dụng bình thường nhưng lại mang những ý nghĩa tâm linh đặc biệt. Mỗi bộ phận trên cơ thể động vật như nanh hổ, nanh báo, sừng tê giác, ngà voi... đều đại diện cho con vật ấy hình thành “đội quân tinh nhuệ, hộ vệ” thầy mo đi trấn yểm khắp nơi. Khi đi cúng, bên cạnh túi “khót”, mỗi thầy mo sẽ mang theo khánh và một con dao dài bên cạnh.

Tất cả các thầy mo Mường đều phải nhớ lời nguyền: “Sinh ra tôi không mặc áo rách, không đi bừa nà rộc, không ăn đầu gà, không ăn thịt chó, không mó đầu trâu, không ngủ nhà gái góa chồng”. Nếu phạm phải lời nguyền đó, thầy mo sẽ bị tai ương không thể hóa giải. Ngoài lời nguyền đó, các thầy mo phải có tâm, không giữ được đạo đức mà làm sai lệnh đấng linh thiêng thì bị giày vò cho đói khổ, bệnh tật, ốm đau đến chết”.

Trong thiết chế xã hội cổ truyền của dân tộc Mường, mỗi xóm, bản đều có những người được coi là thủ lĩnh tinh thần và rất am hiểu phong tục, tập quán truyền thống dân tộc gắn với nghi lễ trong cuộc sống. Thầy mo là người có uy tín, am hiểu phong tục, luật lệ của bản Mường nên được người dân coi trọng, tin tưởng và thường tới xin ý kiến về những việc cần phải khuyên nhủ, phân xử trong cuộc sống thường ngày.

Hiện, các địa phương vùng cao đang phối hợp các cơ quan, tổ chức; khuyến khích cá nhân có những đóng góp, hỗ trợ cộng đồng, nghệ nhân mo trong việc truyền dạy, phục hồi, lưu truyền các áng mo đã bị mai một, các tập quán xã hội tốt đẹp, tín ngưỡng và lễ hội liên quan đến mo Mường; mở rộng các hình thức và môi trường sinh hoạt mới phù hợp với mục tiêu bảo vệ giá trị văn hóa mo Mường trong cuộc sống đương đại, gắn với phát triển du lịch của các địa phương…

Đọc thêm

Ly nước và nỗi buồn

Ly nước và nỗi buồn
(PLVN) - Nỗi buồn trong cuộc sống cũng giống như ly nước. Khi mới chạm đến, chúng ta có thể cảm thấy nó chỉ là một chút vướng bận. Nhưng nếu cứ giữ mãi trong lòng, không buông bỏ, nỗi buồn ấy sẽ ngày càng đè nặng, khiến tâm hồn bạn mệt mỏi, đau đớn hơn.

Quảng bá hình ảnh Việt Nam qua nghệ thuật nhiếp ảnh

Nhân dân Sài Gòn diễu hành mừng thành phố được giải phóng (ngày 15/5/1975). (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Thông qua nghệ thuật nhiếp ảnh, nhiều hình ảnh vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam, sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng đã được giới thiệu với Nhân dân thế giới, được lưu giữ thành tư liệu lịch sử phản ảnh các dấu mốc quan trọng của lịch sử phát triển đất nước.

Cuộc đời sóng gió của đại minh tinh Khánh Ngọc

(Nguồn: Nhạc xưa Blog)
(PLVN) - Nữ ca sĩ Khánh Ngọc ghi dấu trong lòng người yêu âm nhạc, phim ảnh năm 50 - 60 của thế kỷ trước nhờ tài năng và nhan sắc xinh đẹp. Bà được mệnh danh là nghệ sĩ toàn tài, xứng tầm với ba chữ “đại minh tinh”. Nhưng, đằng sau ánh hào quang, nữ ca sĩ đã trải qua cuộc đời đầy sóng gió.

Những 'chiếc nón cuộc đời'

Yến Trân giao lưu trực tuyến với các bạn trẻ. (Ảnh: T.Ư Đoàn)
(PLVN) - “Mỗi chúng ta đội một chiếc nón khác nhau, có thể là chiếc nón của kỹ sư, chiếc nón của bác sĩ… đôi khi định kiến bắt mình đội một chiếc nón của người nội trợ. Nhưng hãy tin rằng, bên trong bạn luôn có một sức mạnh, nội lực mạnh mẽ để đội chiếc nón của riêng mình”…

Văn minh khi tập yoga

Yoga nên được thực hành ở những nơi yên tĩnh, kín đáo. (Ảnh minh họa - Nguồn: Yoga năng lượng cuộc sống)
(PLVN) - Hiện nay, yoga là bộ môn được nhiều người Việt Nam lựa chọn luyện tập. Bên cạnh lợi ích về nâng cao sức khỏe, cải thiện tinh thần, vẫn còn đó những màn tập yoga “khó đỡ” nhận về nhiều ý kiến trái chiều của cộng đồng.

Hà Nội thời cận đại - từ nhượng địa đến thành phố (1873 - 1945)

Cuốn sách “Hà Nội thời cận đại”.
(PLVN) - Lịch sử Hà Nội thời kỳ cận đại, mở đầu vào các năm 1873, 1882 với hai cuộc tấn công thành Hà Nội của quân đội viễn chinh Pháp và kết thúc vào năm 1945, có thể xem là một giai đoạn bản lề trong việc định hình nên diện mạo của thành phố này. Đó là giai đoạn mà Hà Nội đi qua những năm tháng cả hào hùng lẫn thương đau, bị tàn phá và được kiến thiết, ở đó những biến động lớn lao đã hằn in lên trang sử của Hà Nội một dấu ấn không thể phai mờ đến tận hôm nay.

Có những kiểu yêu…

Có những mối quan hệ độc hại, đầy rẫy bạo lực và bất bình đẳng nhưng người trong cuộc không dứt ra được, bởi cái cớ “trót yêu”. (Nguồn: FL)
(PLVN) - Lan Anh gục khóc nức nở trên vai bạn. Trên gương mặt cô là đôi mắt sưng húp, không phải do khóc, mà là do một tác động ngoại lực. Bờ môi sưng vêu, tụ máu. Người bạn gái thân thiết nghiến răng: “Đã nói mày bao nhiêu lần, phải bỏ cái thằng vũ phu đó đi, không có ngày nó đánh mày chết, mà mày không nghe”. Lan Anh rấm rứt trong làn nước mắt: “Nhưng tao không bỏ được. Tao yêu ảnh. Ảnh chỉ có tật nóng tính, còn lại rất tốt với tao…”.

Cô gái violon

Ảnh minh họa. (Nguồn: V.H)
(PLVN) - Buông tay khỏi những nốt đàn, Nhật thở dài đứng lên. Người bố đi từ trong phòng ra. Nhìn ánh mắt Nhật, ông nói: “Mới gặp chút khó khăn đã…”. Người bố hiểu tâm trạng con qua tiếng đàn.

Thừa Thiên Huế đón nhận bằng của UNESCO công nhận những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng là di sản tư liệu khu vực

Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam trao bằng công nhận “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế" là Di sản tư liệu thế giới.
(PLVN) - Chiều ngày 23/11, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” là Di sản tư liệu thế giới và công bố hoàn thành dự án “bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa”.

Nét riêng của áo dài xứ Huế

Áo dài và nón lá Huế tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam
(PLVN) - Suốt dọc dài dải đất hình chữ S của đất nước Việt Nam, áo dài miền nào cũng có, thế nhưng riêng với xứ Huế, tà áo dài, nón lá đã là một phần của bản sắc văn hóa và vẻ đẹp riêng có của con người nơi đây.

Quảng Ngãi khai phá tiềm năng du lịch trên nền giá trị văn hóa truyền thống

Quảng Ngãi khai phá tiềm năng du lịch trên nền giá trị văn hóa truyền thống
(PLVN) - Trong quá trình cư trú, đồng bào các dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi đã kiến tạo nên các giá trị văn hóa đặc sắc được thể hiện trong tín ngưỡng, phong tục tập quán, làng nghề, ẩm thực… Việc khai thác những nét văn hóa vùng cao này không chỉ giúp bảo tồn mà còn thúc đẩy phát triển du lịch miền núi.

Bữa cơm gia đình – thứ quý giá đang dần mất đi

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, có một điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại trở thành xa xỉ: một bữa cơm gia đình đúng nghĩa. Đó là lúc mọi người quây quần bên nhau, không công việc, không điện thoại, chỉ có sự chia sẻ, tiếng cười, và tình cảm chân thành.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

 Hội thảo thu hút hàng trăm nhà khoa học uy tín trong nước và quốc tế
(PLVN) - Từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 11 năm 2024, Trường Cao đẳng Huế phối hợp với Trường Đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức Hội thảo quốc tế về Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số .