Thấy gì từ những hội chợ sách lớn nhất thế giới?

Thư viện Iberoamericana Octavio Paz tại thủ đô sách UNESCO – Guadalajara, Mexico. Ảnh: Flickr
Thư viện Iberoamericana Octavio Paz tại thủ đô sách UNESCO – Guadalajara, Mexico. Ảnh: Flickr
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong nhiều thế kỷ, những hội sách quốc tế là những mốc sự kiện quan trọng thúc đẩy ngành công nghiệp xuất bản và văn hóa đọc trên toàn thế giới.

Gần 500 năm - Tuổi đời của hội sách lớn nhất thế giới

Sự kiện sách lớn nhất và lâu đời nhất thế giới chắc chắn phải kể tới Hội chợ sách quốc tế Frankurt tại Đức, thường diễn ra vào tháng 10 hàng năm. Trải qua lịch sử hình thành và phát triển hơn 500 năm, đến nay, vẫn chưa có tài liệu cụ thể cho biết thời điểm chính xác hội chợ sách này lần đầu tiên diễn ra vào thời gian nào. Tuy nhiên, nhiều nhà sử học đã đưa ra phán đoán vào năm 1942, khi hai nhà điều hành của công ty Gutenberg - một trong những doanh nghiệp in ấn đầu tiên của thế giới - chuyển tới thành phố Frankfurt.

Đến nay, Hội sách Frankfurt đã trở thành một trong những hội chợ sách quan trọng nhất trên thế giới, có quy mô và sức hút lớn nhất thế giới, thúc đẩy chuỗi cung ứng các hoạt động xuất bản, cung cấp nội dung, chuyển thể sách, giao dịch bản quyền, sản xuất sách đa phương tiện,… Ngoài các hoạt động chuyên nghiệp giữa các nhà kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực sách, sự kiện còn bao gồm nhiều hoạt động tôn vinh, triển lãm, tiếp thị sách cho công chúng toàn cầu. Đây không chỉ là điểm hẹn không thể bỏ lỡ của những chuyên gia, nhà xuất bản, tổ chức triển lãm trong ngành sách, các tác giả, độc giả mà còn là sự giao thoa của truyền thống và đổi mới, thu hút các nhà phát triển và sáng tạo công nghệ hiện đại.

Một góc sách tại Hội chợ sách quốc tế Frankfurt năm 2022. Ảnh: DW

Một góc sách tại Hội chợ sách quốc tế Frankfurt năm 2022.

Ảnh: DW

Guadalajara - Thủ đô sách của thế giới

Được thành lập vào năm 1987, Hội chợ Sách quốc tế Guadalajara được biết tới là hội chợ sách lớn nhất châu Mỹ và lớn thứ hai trên thế giới. Tên của hội chợ được đặt theo tên của thủ phủ, thành phố lớn nhất bang Jalisco của Mexico. Hội sách Guadalajara cũng là sự kiện văn hóa thường niên quan trọng nhất của loại hình này trong khối những quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha - thứ tiếng cơ bản của trên 20 quốc gia, cũng là bản ngữ của khoảng 470 - 500 triệu người trên thế giới.

Thành phố Guadalajara là trung tâm văn hóa và là niềm tự hào của Mexico. Năm 2017, thành phố này nhận danh hiệu thành phố sáng tạo của UNESCO. Tháng 4/2022, Guadalajara tiếp tục UNESCO vinh danh là Thủ đô sách thế giới nhờ kế hoạch phát triển toàn diện về sách trong việc tạo ra thay đổi xã hội và xây dựng văn hóa gia đình, tạo thói quen đọc cho mọi lứa tuổi, cũng như tổ chức chuỗi sự kiện về sách xuyên suốt năm. Ước tính trong khoảng thời gian từ tháng 4/2022 đến tháng 4/2023, thành phố này tổ chức khoảng 2.000 hoạt động lớn nhỏ sách và văn hóa đọc.

Theo UNESCO, chương trình đề xuất của Guadalajara tập trung vào ba trục chiến lược: Lấy lại không gian công cộng thông qua các hoạt động đọc sách trong công viên và những nơi dễ tiếp cận khác; liên kết xã hội và gắn kết - đặc biệt là thông qua các hội thảo đọc và viết cho trẻ em; củng cố bản sắc của các khu phố bằng cách sử dụng kết nối giữa các thế hệ, kể chuyện và thơ đường phố.

Ở Guadalajara, đọc sách không chỉ là thú vui, chính quyền thành phố đã lập kế hoạch toàn diện về văn hóa đọc nhằm kích hoạt sự thay đổi xã hội, chống bạo lực và xây dựng văn hóa hòa bình. Ở khía cạnh này, sách được xem là thành tố quan trọng để chuyển đổi tư duy trong xã hội. Cụ thể, các thư viện, phòng đọc, hiệu sách và các nhà xuất bản độc lập, các câu lạc bộ sách đều đảm bảo thực hiện mục tiêu tuyên truyền về chính sách phòng, chống bạo lực. Đáng nói, đại lộ dành cho người đi bộ Fray Antonio Alcalde với gần 3km chiều dài cũng trở thành không gian dành riêng cho việc đọc sách.

Hội sách xuyên đại dương lớn nhất thế giới

Được xem là “hội chợ sách di động” lớn nhất trên biển, con tàu Logos Hope mỗi năm có thể đón hàng trăm nghìn lượt du khách từ khắp nơi trên thế giới. Trong nhiều cuộc hành trình đi xuyên đại dương, con tàu cập bến nhiều quốc gia, phục vụ nhu cầu đọc sách, mua bán sách, bản quyền sách của không chỉ những du khách trên tàu mà còn cả những người bản địa, đặc biệt tại những nơi còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận sách và tri thức như một số nước tại châu Phi.

Được biết, con tàu Logos Hope dài khoảng 132,5m được sản xuất từ năm 1973 và thuộc quyền sở hữu của tổ chức phi lợi nhuận GBA Ships (có trụ sở tại Đức). Vào tháng 2/2019, Logos chính thức bước vào hành trình vòng quanh thế giới với sứ mệnh đưa sách và tri thức đến tất cả mọi người. Có một khoang đặc biệt trên tàu được thiết kể với sức chứa đến 5.000 đầu sách. Phí vào cửa cho những người từ 13 đến 64 tuổi là 1 USD.

Những hành khách trên tàu được tham gia những triển lãm về sách, giao lưu chia sẻ với các câu lạc bộ sách, trải nghiệm các dịch vụ từ cơ bản đến cao cấp của du lịch hàng hải. Các cuốn sách trên thư viện Logos Hope chủ yếu được viết, dịch bằng tiếng Anh. Nội dung của chúng bao quát từ khoa học, thể thao, sở thích, nấu ăn, nghệ thuật cho đến y học, ngôn ngữ.

Ngay đầu năm nay, con tàu đã cập bến Port Said - một cảng du lịch của Ai Cập, điểm đến kế sau chuyến thăm Lebanon 2 tuần. Được biết, đây là lần thứ hai Logos Hope đến Ai Cập kể từ năm 2009. Sự kiện này không chỉ là cơ hội để thúc đẩy du lịch đường biển tại khu vực này mà còn thúc đẩy tổ chức thêm các sự kiện văn hóa về sách, đem đến những trải nghiệm khám phá về sách tốt nhất cho cả khách du lịch và người dân địa phương.

Đáng nói, trong năm 2022, mặc dù hành trình của Logos Hope chỉ thu ngắn lại một nửa so với năm 2019, những hội sách vẫn thu hút được rất nhiều lượt ghé thăm. Tính riêng trong chuyến ghé thăm Lebanon vào tháng 11/2022, lượng khách đã chạm tới 50.000 lượt.

Những hội sách đáng mong đợi khác trong 2023

Ngoài những sự kiện kể trên, trong năm 2023, thế giới đã, đang và sẽ chứng kiến sự trở lại sôi động của những lễ hội, hội chợ sách toàn cầu với quy mô và sức ảnh hưởng lớn hơn nhiều, sau nhiều năm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Vào tháng 1 năm nay, Lễ hội Truyện tranh Quốc tế Angoulême lần thứ 50 tại Pháp đã được tổ chức với sức hút tới khoảng 200.000 người yêu truyện tranh, trong đó có nhiều tác giả nổi tiếng. Đây cũng được xem là một trong những lễ hội truyện tranh lớn bậc nhất thế giới. Cũng trong khoảng cuối tháng 1 và đầu tháng 2, Hội chợ sách quốc tế Kolkata tại Ấn Độ cũng thu hút hàng triệu khách ghé thăm, cũng là một hội sách nổi tiếng gắn với những thương hiệu như “Hội chợ sách phi thương mại lớn nhất thế giới”, “Hội chợ sách lớn nhất châu Á”,… Sau đó, trong tháng 3, Hội sách Thiếu nhi Bologna và BolognaBookPlus được tổ chức lần đầu tại Ý, ngay lập tức được ghi nhận là nơi trao đổi bản quyền sách thiếu nhi chuyên nghiệp hàng đầu thế giới.

Hội sách Quốc tế Sharjah diễn ra thường niên tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. (Ảnh: Khaleej Times)

Hội sách Quốc tế Sharjah diễn ra thường niên tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. (Ảnh: Khaleej Times)

Còn trong hiện tại, Hội sách London, sự kiện thương mại tại Vương quốc Anh dành cho giới xuất bản sách diễn ra vào tháng 4 hàng năm, hứa hẹn cung cấp một môi trường giao lưu chuyên nghiệp toàn cầu để đàm phán quyền, mua bán và phân phối nội dung trên các kênh in ấn, âm thanh, truyền hình, phim, các sản phẩm trên nền tảng kỹ thuật số.

Sắp tới, sự kiện thường niên, Hội sách Madrid tại Tây Ban Nha (được tổ chức từ năm 1933) sẽ diễn ra từ ngày 27/5 đến 12/6, góp phần đem đến một không gian sách tuyệt vời cho những cư dân, du khách và người yêu thích dòng sách viết bằng tiếng Tây Ban Nha. Bên cạnh đó, Hội sách Quốc tế Bắc Kinh (Trung Quốc) được thành lập vào năm 1986, diễn ra từ 23/8 đến 26/8, ước tính sẽ thu hút khoảng hơn 2.600 nhà triển lãm đến từ hơn 100 quốc gia và khu vực trên thế giới. Cuối năm nay, sự kiện nổi bật trong ngành sách vào tháng 12 sẽ là Hội sách Quốc tế Sharjah tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Sự kiện được hình thành từ năm 1982 dưới sự bảo trợ của Hoàng thân Sheikh Sultan bin Muhammad Al-Qasimi, đến nay đây đã trở thành sự kiện xuất bản hàng đầu thế giới và là sự kiện xuất bản lớn nhất thế giới Ả Rập.

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.