Thấy gì từ “làn sóng” đào tạo nguồn nhân lực xanh?

Tập huấn về năng lượng tái tạo cho sinh viên. (Nguồn: ĐH Bách khoa Hà Nội)
Tập huấn về năng lượng tái tạo cho sinh viên. (Nguồn: ĐH Bách khoa Hà Nội)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đào tạo nhân lực xanh đáp ứng nhu cầu việc làm xanh đang ngày càng trở nên cần thiết đối với nền kinh tế tuần hoàn mà Việt Nam cũng như thế giới đang theo đuổi.

Nhu cầu lao động xanh tăng cao

Đứng trước thách thức về biến đổi khí hậu, các quốc gia trên thế giới đang chuyển đổi mạnh mẽ từ nền kinh tế “nâu” sang nền kinh tế “xanh” với trọng tâm chuyển đổi tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng, phát thải carbon thấp bảo đảm tăng trưởng xanh, bền vững. Để bắt kịp xu thế hội nhập quốc tế, những năm qua, Chính phủ cùng nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang có những bước đi nhanh, mạnh mẽ trong công cuộc chuyển đổi xanh và phát triển bền vững.

Tại Diễn đàn Nhịp cầu phát triển năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã nhấn mạnh, tăng trưởng bền vững là con đường lựa chọn tất yếu của Việt Nam và quyết tâm chiến lược của quốc gia. Ngoài ra, Việt Nam đã có khung pháp lý căn bản và Chính phủ cam kết sẽ tiếp tục hoàn thiện, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế xanh, trong đó có lĩnh vực năng lượng tái tạo...

Để làm được điều đó, nước ta cần một nguồn nhân lực rất lớn, nhất là nhân lực chất lượng cao, có đủ kỹ năng, chuyên môn, trình độ. Việt Nam đang xanh hóa nền kinh tế nên tương lai có thêm 88 nghề khác có tiềm năng có việc làm xanh, dự báo đến năm 2030 sẽ cần hàng trăm nghìn lao động xanh, nhu cầu cao nhất đến từ các ngành sản xuất, chiếm 48% như năng lượng, nông nghiệp và công nghệ…

Tuy nhiên, cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, một trong những vấn đề gặp phải của Việt Nam là nguồn nhân lực hiện nay còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng, trong khi thị trường liên quan đến lĩnh vực xanh đang “nở rộ”. Một báo cáo từ LinkedIn cho thấy nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực có kỹ năng xanh đang tăng cao trên toàn cầu nhưng thiếu hụt số người có khả năng đáp ứng. Theo đó, năm 2022 - 2023, chỉ có 12,3% tỷ lệ người có những kỹ năng xanh hoặc đang làm công việc xanh trong lực lượng lao động và tỷ lệ tuyển dụng lao động có ít nhất một kỹ năng xanh chỉ đạt 22,4%. Do đó, nhu cầu tuyển dụng đang gấp đôi nguồn cung về nhân lực xanh và cứ 8 người lao động thì có tới 7 người không có kỹ năng xanh.

Chủ động đào tạo nguồn nhân lực xanh

Trước những thách thức và hạn chế về nguồn nhân lực xanh, đồng thời nắm bắt các chỉ đạo, chiến lược phát triển lớn của quốc gia, cũng là xu hướng phát triển của thế giới, những năm gần đây, các trường đại học tại Việt Nam đã thay đổi nhiều ngành học để thích nghi, đào tạo nguồn nhân lực hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường sống bền vững.

Đơn cử, tại Trường Điện - Điện tử, Đại học Bách khoa Hà Nội nhằm đón đầu “làn sóng” chuyển đổi xanh ngành kỹ thuật điện, Trường đã và đang đẩy mạnh phát triển Chương trình tiên tiến Hệ thống điện và Năng lượng tái tạo. PGS.TS Nguyễn Đức Huy - Trưởng khoa Điện cho biết sinh viên tốt nghiệp ở các chương trình đào tạo về năng lượng tái tạo có thể làm việc trước hết ở các doanh nghiệp làm việc trong ngành điện, liên quan đến lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Đồng hành với Trường Điện - Điện tử là nhiều công ty lớn trong nước như Tổng Công ty Điện lực Việt Nam và các công ty nước ngoài, nổi bật là các công ty đến từ Nhật Bản. Tầm nhìn của nhà trường và doanh nghiệp là đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, không chỉ cho Việt Nam mà còn cung cấp cho toàn thế giới. Việc hợp tác đào tạo giữa doanh nghiệp nơi có nhu cầu “nguồn nhân lực xanh” và “nguồn nhân lực chất lượng cao” với các trường đại học nơi đáp ứng nhu cầu tạo ra sự cân bằng phát triển bền vững cho các bên, đồng thời đóng vai trò to lớn để có được nguồn nhân lực chất lượng.

Bên cạnh đó, để trang bị kiến thức căn bản về kinh tế xanh, kỹ năng xanh cho thanh niên Việt Nam để tiến tới đáp ứng cho yêu cầu của mới của nền kinh tế, nhiều dự án, chương trình đã được khởi động. Trong khuôn khổ chương trình Tập huấn về năng lượng bền vững, buổi Tọa đàm “Tìm kiếm nguồn nhân lực xanh” được tổ chức tại Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh đã mang đến cho các sinh viên thông tin về những kỹ năng xanh, chứng chỉ cần thiết cho sinh viên kỹ thuật khi bước vào thị trường lao động, cũng như định hướng về việc làm trong tương lai.

Rõ ràng, để có thể thực hiện mục tiêu chuyển đổi xanh, một trong những yếu tố có tác động mạnh mẽ tới thành công chính là con người. Việt Nam với nguồn nhân lực trẻ khoảng 51,2 triệu người trong độ tuổi lao động nếu được trang bị và đào tạo tốt sẽ giúp giải quyết “bài toán” nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế xanh trong tương lai.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...