Thấy gì từ Hội chữ xuân Quý Mão?

Xin chữ “ông đồ” tại Hồ Văn.
Xin chữ “ông đồ” tại Hồ Văn.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mùa “xin chữ” Tết Nguyên đán Quý Mão có nhiều điều thú vị, trong đó dễ nhận thấy là những quan ngại của nhiều người về “ông đồ” không biết chữ, “vàng thau lẫn lộn”… đã không còn.

Ấn tượng ông đồ ngoại quốc

Những ngày đầu xuân Quý Mão, hàng chục nghìn người đã tới Văn Miếu - Quốc Tử Giám để thắp hương tưởng nhớ các bậc tiên thánh, tiên hiền đã làm rạng danh quê hương, đất nước và tôn vinh truyền thống hiếu học, trọng dụng nhân tài của người Việt Nam. Đặc biệt, rất đông học sinh, sinh viên với tâm niệm đầu xuân năm mới đến cầu mong được học hành tiến bộ, đỗ đạt thành tài và xin chữ. Xin chữ là một nét đẹp văn hoá truyền thống không thể thiếu trong những ngày đầu xuân của người Việt. Đây là nét văn hóa có từ lâu đời, thể hiện sự trọng chữ nghĩa, tri thức và cũng là mong muốn xin được con chữ lấy may mắn, cầu một năm tài lộc và bình an.

Hội chữ Xuân Quý Mão hội tụ 50 người viết thư pháp đến từ 3 miền Bắc - Trung - Nam, đặc biệt có cả người nước ngoài đã tạo ra sự đa dạng, hấp dẫn trong những người viết chữ năm nay. Hình ảnh “ông đồ Tây” áo the khăn đóng ngồi viết thư pháp Việt khiến nhiều du khách tò mò muốn xin chữ. Jean Sebastien Grill (nghệ danh Trường Giang), “ông đồ” 41 tuổi đến từ Pháp vừa nắn nót từng nét chữ, vừa chia sẻ: Từ bé viết chữ đã là điều gì đó rất quan trọng đối với ông vì các chữ viết ra khó kiểm soát, cứ “tùm lum tùm la”. Lớn lên, ông học mỹ thuật và đam mê thư pháp. “7 năm trước, tôi học thư pháp từ chữ Hàn Quốc, sau đó thật may mắn tôi được gặp một thầy giáo dạy thư pháp tại Việt Nam. Sẵn tình yêu với nghệ thuật truyền thống Việt Nam, yêu đất nước Việt Nam, tôi học và thấm dần đam mê thư pháp quốc ngữ. Khi học thư pháp, tôi thấy tinh thần mình vững hơn, kiên nhẫn hơn trong công việc” - “ông đồ Tây” tâm sự.

Theo chia sẻ của Jean Sébastien, muốn viết được thư pháp đẹp và đạt thì phải luyện gân cốt vừa cứng vừa mềm dẻo, không chỉ rèn tay, rèn chữ mà rèn cả tâm. Jean Sébastien Grill được chọn viết câu đối trên Tứ Trụ của Văn Miếu - Quốc Tử Giám: "Đông tây nam bắc do tư đạo/Công khanh phu sĩ xuất thử đồ" (Khắp cả bốn phương trời đông tây nam bắc đều theo về đạo này/Các bậc công khanh phu sĩ đều từ đường này xuất thân). “Ông đồ” người Pháp này cũng chia sẻ, tham gia Hội chữ xuân là để góp sức quảng bá văn hóa Việt Nam đến du khách châu Âu, qua đó muốn giới thiệu một Việt Nam hòa bình, phát triển, đậm bản sắc văn hóa tới người nước ngoài.

Du khách còn được chiêm ngưỡng triển lãm thư pháp gồm 40 tác phẩm đẹp sáng tác theo chủ đề "Sư đạo tôn nghiêm" nhằm tôn vinh truyền thống tôn sư trọng đạo, khích lệ tinh thần học tập, vươn lên của thế hệ trẻ; đồng thời từng bước nâng cao trình độ thẩm mỹ, hiểu biết về nghệ thuật thư pháp của người viết chữ cũng như công chúng Thủ đô.

Không để tình trạng “vàng thau lẫn lộn”

Các “ông đồ” “xịn” được ngồi tác nghiệp ở tại Hồ Văn (đối diện Văn Miếu - Quốc Tử Giám) và trong di tích Văn Miếu. Vì vỉa hè Văn Miếu có bức tường rêu phong cổ kính, rất hợp với thư pháp, thu hút du khách nên những năm trước có một số ông đồ thích tác nghiệp ở đó. Đại diện Ban Tổ chức cho hay, rút kinh nghiệm những năm trước, năm nay, Ban Tổ chức sẽ mạnh tay hơn để xốc lại “Phố ông đồ”, kiên quyết không để xảy ra tình trạng lấn chiếm hè Văn Miếu để viết chữ và dùng loa đài quảng cáo cho chữ.

Năm nay, không chỉ có các “ông đồ” Hà Nội tham gia mà còn có các “ông đồ” đến từ nhiều tỉnh, thành như: Bắc Ninh, Hưng Yên, Huế, TP HCM… Để tìm ra “ông đồ Việt Nam chất lượng cao”, nhằm giải quyết vấn đề “vàng thau lẫn lộn” trong chất lượng “múa bút” của các “ông đồ”, hay “ông đồ” không biết chữ khiến nhiều người quan ngại, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã phối hợp với Câu lạc bộ Thư pháp Việt Nam tổ chức khảo hạch.

Ông Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám chia sẻ: “Tránh tình trạng như một vài năm trước, người cho chữ không hiểu và giải thích được nghĩa của chữ họ viết, Ban Tổ chức đã biên soạn một cuốn sách gồm 200 thành ngữ, từ cố định biên soạn và dịch ra tiếng Việt để người cho chữ có thể tìm hiểu và giải thích cặn kẽ nội dung cho du khách”.

Các “ông đồ” phải đeo thẻ của Ban Tổ chức cấp trong suốt thời gian tham gia viết và cho chữ. Đặc biệt, trong quá trình tham gia, những trường hợp vi phạm của “ông đồ” làm ảnh hưởng đến mỹ quan, văn minh sẽ bị đình chỉ tạm thời hoặc vĩnh viễn. Đây là cam kết của những người tham gia với Ban Tổ chức.

Về hiện tượng “chim mồi” xuất hiện một vài năm trước đây, ông Lê Xuân Kiêu lý giải, người viết chữ trẻ do nắm bắt tâm lý của người dân thích “ông đồ” già nên một số chủ lều chữ đã để những người tóc bạc, da mồi ở gian viết chữ của mình làm "chim mồi" hút khách. Thực tế, những người này thường không hề biết viết thư pháp mà chỉ "diễn". Họ chỉ cầm bút cho phải phép rồi bán những tờ có chữ đã viết sẵn. Về hiện tượng này, năm nay, Ban Tổ chức kiên quyết loại bỏ.

Chính sự cương quyết đó, Hội chữ xuân Quý Mão không có cảnh “lều chui” và “ông đồ” rởm trong khuôn viên Hồ Văn - Quốc Tử Giám.

Đọc thêm

Các chàng trai cầu mây Hà Nội lên ngôi vô địch ở nội dung đội tuyển đôi nam

Tuyển cầu mây nam Hà Nội xuất sắc giành HCV nội dung đội tuyển đôi nam
(PLVN) - Đội tuyển cầu mây nam Hà Nội là đội tuyển có lực lượng hùng hậu và đồng đều về chuyên môn nên trong tất cả các nội dung của cầu mây nam tại giải Vô địch cầu mây Quốc Gia năm nay đều có sự góp mặt của những chàng trai đến từ Thủ Đô. Sau 2 tấm HCV ở nội dung đồng đội 3 nam và 4 nam thì một lần nữa ở nội dung đội tuyển đôi nam đã lại ghi thêm dấu ấn lên bảng thành tích vàng của giải.

Bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính ở Việt Nam

Bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính ở Việt Nam
(PLVN) - Để góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính ở Việt Nam; thực trạng quy định, đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quy định của pháp luật tố tụng hành chính và hoạt động tố tụng hành chính nhằm bảo đảm quyền công dân ở Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp đã xuất bản cuốn “Bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính ở Việt Nam” của TS. Dương Thị Tươi.

Các bạn trẻ đón nhận các tác phẩm dã sử

Các tác giả viết dã sử đều còn rất trẻ (ảnh L.Lan)
(PLVN) - Trong hai năm trở lại đây, các tác giả văn chương ở độ tuổi dưới 25 xuất hiện ngày càng nhiều. Nhiều tác giả trong số ấy là những tác giả mới, nhưng rất thành công khi phát hành các tác phẩm đầu tay với số lượng hàng ngàn thậm chí hàng vạn bản in, thậm chí là dưới hình thức đầy thử thách như tiểu thuyết. Bất ngờ hơn cả là đề tài dã sử, kinh dị đậm chất Việt Nam… đều là đề tài khó, đòi hỏi độ am hiểu văn hoá ở cả người viết lẫn người đọc.

“Vũ Khoan tâm tình gửi lại” khắc họa tâm hồn cao đẹp

“Vũ Khoan tâm tình gửi lại” khắc họa tâm hồn cao đẹp (ảnh Thái Vũ).
(PLVN) - Cuốn sách “Vũ Khoan tâm tình gửi lại” đã khắc họa một cách chân thực và tình cảm chân dung nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan - một tâm hồn cao đẹp, trí tuệ minh mẫn, có đời sống bình dị - tấm gương sáng cho lớp lớp thế hệ noi theo.

“Kho báu” văn hóa trong đời sống

Thủ tướng Phạm Minh Chính với Đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín. (Ảnh:xaydungdang.org.vn).
(PLVN) -  Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có cuộc gặp mặt đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4).

'Thưởng thức triết học' và 'Zookiz và Trường Khoa học bí ẩn'

Bạn đọc cùng lắng nghe những chia sẻ và bàn luận với các khách mời về giá trị của triết học trong cuộc sống đương đại. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với chủ đề “mỗi đứa trẻ là một triết gia”, chương trình giao lưu và ra mắt bộ sách “Thưởng thức triết học” đã mở ra một cách tiếp cận với thế giới triết học hoàn toàn mới. Trong “Zookiz và trường khoa học bí ẩn” bạn đọc nhỏ tuổi thấy mình trong đó nên dễ nhập tâm vào câu chuyện và dễ nhớ kiến thức khoa học được cung cấp hơn.

Một thoáng rạ rơm

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Khi những hạt thóc căng mẩy màu vàng ươm đu mình cùng uốn cong thân lúa là lúc vào mùa gặt. Chiếc máy gặt đập liên hoàn hăng hái chạy những đường vòng đều đặn từ đầu ruộng đến cuối ruộng, từ ruộng này sang ruộng khác.