Thấy gì từ “Em và Trịnh”?

Thấy gì từ “Em và Trịnh”?
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Tôi đã xem bộ phim “Em và Trịnh” hai lần trong cách biệt hai ngày để tâm trí không bị va đập hay hối thúc bởi tính thể hiện mà bình phẩm một tác phẩm điện ảnh.

Trước khi nói về phim thì tôi nghĩ nên nhìn nhận Trịnh và nhạc Trịnh ở góc độ văn hóa, văn nghệ đại chúng, nó phổ biến đến độ gần như có một trường phái riêng đó là Trịnh. Chừng mực nào đó nó lấn lướt luôn cả những tài danh nhạc sĩ khác như Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên hay Từ Công Phụng… ở dòng nhạc tình ca này, tất nhiên người nghe vẫn chọn riêng cho mình dòng nhạc và nghệ sĩ thích hợp.

Trịnh được yêu thích hơn ở chỗ là ca từ Trịnh như một lời giải cho những vướng mắc cắc cớ của những con người suy tư về tình yêu thân phận mà họ không diễn tả được. Còn gì thi vị hơn khi một chiều nhẹ bên hiên vắng quán cafe, nghe “nhìn những thu đi” để “thấy tháng ngày chết trong thu vàng”. Hay khi tỉnh giấc trong một cơn mưa, nghe nhà bên mở diễm xưa để ta đi vào giấc mơ hiện tại của “nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xa” và lòng thấp thỏm, lo sợ là khi nhà bên tắt cơn mơ thực kia bất cứ lúc nào…

Người ta yêu Trịnh cũng vì những giải biện và thấu hiểu như vậy. Tuy nhiên, khi quá phổ biến đến độ ai cũng có thể bàn về Trịnh được nên nó tự nhiên bình dân hoá, đại chúng hóa, số ít thì trầm ngâm chiêm nghiệm còn lại thì nhìn chung là phong trào.

Phim “Em và Trịnh” dựa vào những bức thư tình gửi qua lại giữa Trịnh và nàng thơ Dao Ánh. Thật ra những lá thư đó là sướt mướt ủy mị, một nỗi buồn của tình yêu con người và thời cuộc, của ngôn từ, của cô đơn của yêu và mộng. Như đã nói ở trên, khi tên tuổi và nhạc Trịnh được người nghe đón nhận thì mọi thứ sau đó là sẽ dễ hơn. Ủy mị hay đau khổ cũng được, yêu mà.

Tôi sẽ không đi sâu vào phim với các chi tiết, điện ảnh, nghề vì nó không phải là thứ để bình luận phim. Nhìn chung một câu chuyện kể lại ta nên nhìn nhận nó như những trang đời của Trịnh về tình yêu và thân phận thôi. Lối dẫn chuyện tôi nghĩ rằng chưa thuyết phục, cô Michiko dẫn chuyện với cách hỏi, Trịnh trả lời và hồi tưởng chuyện lồng trong chuyện. Đây là điểm mà cá nhân tôi cho rằng ekip phim còn vội vàng với kịch bản. Dù ekip với những tên tuổi nổi tiếng về biên kịch, sáng tạo, sản xuất. Nói về tình yêu thân phận thì những hào nhoáng kia không làm nên thành công cho bộ phim, hay chí ít thì cũng đọng lại cho người xem nhiều luyến tiếc.

Sức khỏe của một nền điện ảnh, nghệ thuật, không phụ thuộc vào những con người nổi tiếng, ồn ào, mà nó có mặt nơi đời sống thường nhật ngoài kia, của sống và yêu dung dị chân thành nhưng mãnh liệt, là những khoảng vắng của cô đơn võng vãnh muỗi bay của đêm sâu cùng cực… như Trịnh đã từng thế.

Bảo Ninh trong “Nỗi buồn chiến tranh” với những hình ảnh cuối tiểu thuyết khi Kiên rời trận mạc về với đời thường, Kiên đi qua vùng cao đó và bắt gặp một gia đình nhỏ trong căn nhà phong phanh gió núi có vợ có chồng, có tiếng con trẻ. Kiên chùng lòng và tự hỏi rốt cuộc điều gì mới là mục đích cuối cùng của đời mình. Phải chăng là một cuộc sống bình thường của một con người bình thường.

Như tác giả từng nói, “điều vĩ đại hóa ra rất bình thường”. Einstein cuối đời cũng nói rằng nếu được chọn lựa một lần nữa thì ông chỉ muốn làm cậu bé bán bánh mì thôi. Hay trong “Một tâm hồn đẹp” phim về Giáo sư John Nash, khi nhận giải Nobel toán học năm 1992 ông cũng chỉ nói rằng cuộc đời ông cuối cùng cũng là tình yêu ông thấy được ở vợ mình thôi.

Điện ảnh văn học âm nhạc mọi thứ cũng là cái cớ, cái nền bày ra để đặt tình yêu lên đó. Mà trong một đêm giao thừa năm 1992 Trịnh đã viết: “Cuộc sống là một niềm an ủi vô bờ. Cuộc sống chỉ cho ta mà không cần lấy bớt đi. Cuộc sống cho ta tất cả và mỉm cười khi thấy ta dại dột. Con người sinh ra vốn bất toàn và để làm những điều lầm lỗi. Nó đẹp vì bất toàn. Nó đáng yêu vì nó luôn luôn lầm lỗi. Vậy thì cứ yêu mà đừng tuyệt vọng. Hết cuộc tình này sẽ có một cuộc tình khác. Không có ai lang chạ. Không có ai phản bội ai. Có thứ tình này, có thứ tình nọ. Có tội lỗi và có thiên thần. Ðừng khen chê, bôi bác, thẩm định…”.

Thế nên, thiết nghĩ, nếu phim không hoàn hảo vài khung hình thì cũng không có gì đáng nói, đáng bình cả. Mỗi người hãy xem và tự cảm cho riêng mình…

Tin cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Nguyên- Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành thông tin về Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024 (ảnh Thùy Dương).

59 tên sách được chọn vào chung khảo Giải thưởng Sách quốc gia 2024

(PLVN) -  59 tên sách được Hội đồng chung khảo lựa chọn để trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ bảy thuộc sáu lĩnh vực: Chính trị - kinh tế; Khoa học xã hội và nhân văn; Khoa học tự nhiên và công nghệ; Văn hóa, văn học và nghệ thuật; Thiếu nhi; Sách được bạn đọc yêu thích.

Đọc thêm

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 - tôn vinh văn hóa Việt

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 "Ẩm thực kết nối” tôn vinh văn hóa Việt. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với chủ đề "Ẩm thực kết nối”, Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 không chỉ là dịp giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa ẩm thực của các quốc gia, mà còn là cơ hội để thúc đẩy tôn vinh các đẹp văn hóa của Việt Nam, thúc đẩy ngoại giao văn hóa, đẩy mạnh hình ảnh quốc gia và mở rộng, phát huy hơn nữa về tinh thần hợp tác quốc tế.

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Hơn 300 doanh nghiệp Quảng Ninh tung gói kích cầu mùa du lịch cuối năm 2024

Một góc TP Hạ Long, Quảng Ninh điểm đến thân thiện và an toàn.
(PLVN) -  Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”. Chương trình nhằm tăng sức hút du khách dịp cuối năm 2024. Thu hút h ơn 300 doanh nghiệp từ các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan, và du thuyền đã tham gia .