Thấy gì từ điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông đợt 1?

Hình minh họa.
Hình minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo Mai Văn Trinh đã có những lý giải, chia sẻ về điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông đợt 1 vừa qua.

Kết quả thi phản ánh khách quan chất lượng dạy học

- Thưa ông, với phổ điểm kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2021 (đợt 1), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) có nhận xét gì?

- Qua tiến hành phân tích một số môn thi và tổ hợp xét tuyển truyền thống cho thấy, phổ điểm các môn thi năm nay so với năm 2020 về cơ bản không thay đổi gì nhiều. Điều đó có nghĩa kỳ thi tốt nghiệp năm 2021 về cơ bản ổn định như năm 2020 và sát với bản chất của kỳ thi.

Phân tích phổ điểm cho thấy, đề thi đã bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng, phù hợp với mục đích kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng vẫn có sự phân hóa phù hợp. Đi sâu vào phân tích phổ điểm các vùng miền, kết quả thi năm nay phản ánh khách quan chất lượng dạy học của học sinh giữa các vùng miền. Những tỉnh, vùng miền có truyền thống, có điều kiện dạy học tốt thì kết quả thi cao hơn. Các tỉnh, địa phương, vùng miền còn khó khăn thì kết quả học tập thể hiện qua kỳ thi năm nay thấp hơn.

- Trong số các môn thi, phổ điểm của môn Tiếng Anh năm nay xuất hiện đỉnh thứ hai. Đây có phải hình dáng bất thường của phổ điểm hay không và nó nói lên điều gì, thưa ông?

- Phổ điểm chung của cả nước đối với môn Tiếng Anh năm nay xuất hiện 2 đỉnh và dường như là phép cộng của 2 phổ điểm chuẩn. Một phổ điểm ứng với vùng có số điểm thấp, một phổ điểm ứng với vùng có số điểm cao hơn. Cũng cần nói thêm rằng, phổ điểm môn Tiếng Anh thi tốt nghiệp THPT năm 2021 của cả nước khá đồng dạng với phổ điểm thi Tiếng Anh của một số tỉnh, thành phố lớn vốn có sự khác biệt rõ về điều kiện dạy học, nhất là điều kiện dạy học môn Ngoại ngữ giữa các quận, huyện có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau.

Theo Bộ GD-ĐT, về cơ bản trung bình điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 và trung bình điểm học bạ lớp 12 theo từng môn học có sự tương đồng và khoảng cách được thu hẹp hơn so với năm 2020. Nhiều môn ở nhiều tỉnh, thành phố có chênh lệch trên dưới 1 điểm.

Đối với các môn có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 còn thấp, như Tiếng Anh, Lịch sử, mức chênh lệch giữa điểm học bạ và điểm thi có phần cao hơn các môn khác. Theo Bộ GD-ĐT, kết quả học tập môn Tiếng Anh và môn Lịch sử của học sinh còn hạn chế; quá trình kiểm tra, đánh giá các môn này trong trường phổ thông có phần “rộng” hơn. Đây là lý do dẫn tới độ chênh giữa trung bình điểm học bạ lớp 12 và trung bình điểm thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh, Lịch sử cao hơn các môn khác.

Để có cách nhìn toàn diện, chính xác với phổ điểm môn Tiếng Anh, chúng tôi đã phân tích phổ điểm của từng nhóm thí sinh ở các vùng miền khó khăn và vùng miền có điều kiện dạy học thuận lợi. Đối với nhóm thí sinh thuộc vùng miền khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên…, đặc biệt 2 năm qua bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, các em phải học trực tuyến khiến việc học ngoại ngữ bằng hình thức này có những thiệt thòi nhất định. Kết quả phân tích phổ điểm của nhóm thí sinh thuộc vùng miền này cho thấy điểm trung bình thấp hơn nhưng dạng phổ điểm gần với phân bố chuẩn.

Tương tự phân tích với nhóm thí sinh ở vùng có điều kiện thuận lợi hơn thì kết quả điểm trung bình tốt hơn, có nhiều điểm cao hơn và phổ điểm cũng gần với phân bố chuẩn. Từ việc phân tích như vậy cho thấy, đề thi môn Tiếng Anh năm nay đã phản ánh khách quan kết quả học tập của thí sinh cũng như phản ánh trung thực điều kiện dạy học của các nhà trường là khác nhau, đặc biệt giữa các nhà trường ở vùng thuận lợi và vùng khó khăn.

Chất lượng dạy và học môn Ngoại ngữ trong trường phổ thông thời gian gần đây đang được chú trọng hơn, xu hướng đổi mới dạy học ngoại ngữ những năm gần đây đã thu hút nhiều học sinh đầu tư vào học Tiếng Anh. Số lượng học sinh dùng điểm thi môn Tiếng Anh trong tổ hợp xét tuyển vào các trường đại học khá nhiều, trong đó có cả trường top cao. Bên cạnh đó, cũng có nhiều học sinh phấn đấu để đạt được chứng chỉ ngoại ngữ uy tín để sử dụng tuyển sinh trong nước và du học nước ngoài. Điều này dẫn đến có nhiều học sinh đạt kết quả cao môn Ngoại ngữ trong kỳ thi năm nay.

Thuận lợi làm cơ sởtuyển sinh đại học

-Với môn Giáo dục công dân, năm nay số điểm 10 môn này là 18.640 bài thi, dẫn đầu với các môn thi khác và cao gấp nhiều lần năm trước. Ông có nhận định gì về điều này?

- Môn Giáo dục công dân dẫn đầu là kết quả thú vị. Nhiều năm qua, trong đổi mới giáo dục, công tác giáo dục đạo đức, pháp luật trong nhà trường được nâng cao. Ngoài nhiều chương trình giáo dục trong nhà trường có các chương trình, dự án hỗ trợ nhà trường trong giáo dục đạo đức, nhân cách cho các em. Đáng chú ý, định hướng ra đề thi môn Giáo dục công dân những năm gần đây là không đi nặng vào việc yêu cầu học sinh ghi nhớ máy móc mà tăng cường câu hỏi vận dụng pháp luật, gắn liền với những gì diễn ra trong đời sống xã hội. Vì vậy, bằng phương pháp vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống giải quyết vấn đề thì nhiều học sinh đã vận dụng xử lý được vấn đề.

Kết quả môn Giáo dục công dân cũng cho thấy, việc đổi mới dạy học Giáo dục công dân và ra đề thi môn Giáo dục công dân theo hướng thực hành pháp luật, nâng cao các chuẩn mực đạo đức, vận dụng pháp luật vào cuộc sống là một định hướng đúng. Xu hướng này, tinh thần này cần được tiếp tục được triển khai trong dạy học, kiểm tra, đánh giá môn Giáo dục công dân trong những năm tới.

- Với phổ điểm thi năm nay, ông đánh như thế nào về tác động của kết quả thi tốt nghiệp THPT đối với công tác tuyển sinh của các trường đại học?

- Phân tích phổ điểm của một số tổ hợp xét tuyển truyền thống cho thấy phổ điểm của các tổ hợp này khá gần với phân bố chuẩn. Điểm trung bình của các tổ hợp tăng nhẹ so với năm 2020, kết quả thi có độ phân hóa tốt. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho các cơ sở giáo dục đại học, kể cả các trường top cao làm cơ sở để tuyển sinh.

- Xin cảm ơn ông!

Đọc thêm

Từ tác phẩm có câu từ phản cảm phát cho học sinh ở TP HCM: Cẩn trọng khi lựa chọn ngữ liệu học tập

Ngữ liệu học tập cần được lựa chọn phù hợp với lứa tuổi của học sinh. (Ảnh minh họa. Nguồn: PV)
(PLVN) - Một trường quốc tế ở TP HCM trước kỳ lễ dài ngày vừa qua đã phát cho học sinh lớp 11 một tác phẩm văn học nước ngoài (được dịch sang tiếng Việt) tương đối nổi tiếng. Tuy nhiên, trong ngữ liệu học tập này có chứa những câu từ được nhiều người cho là phản cảm, khiến nhiều phụ huynh lo lắng, bất bình. Nhà trường đã phải nhanh chóng thu hồi các ấn bản trên và xem xét lại quy trình tác phẩm được giới thiệu cho học sinh.

Câu hỏi bỏ ngỏ trước ngưỡng cửa đại học

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo số liệu thống kê sơ bộ năm 2024 đối với 137 trường đại học và học viện tại các tỉnh phía Bắc tính từ Thanh Hóa trở ra (không bao gồm các trường quốc tế) có 35 trường đại học đang đào tạo đa ngành, tương đương với 25,5% trong tổng số. Trong đó gồm 15 trường có trụ sở tại Hà Nội (chiếm 43%) và 20 trường phân bố tại 16 tỉnh, thành phố khác (tỉnh Bắc Ninh có nhiều nhất với 3 trường).

377 thí sinh đạt thành tích xuất sắc tại Olympic Tiếng Anh dành cho cấp tiểu học và THCS

Olympics Tiếng Anh toàn thành phố năm nay chào đón 1288 thí sinh THCS đến từ 401 trường, và 1295 thí sinh tiểu học đến từ 490 trường tại Hà Nội (ảnh P.V)
(PLVN) -  Lễ tổng kết và trao giải Olympic Tiếng Anh dành cho cấp tiểu học và THCS đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội). Trải qua hai vòng thi ở mỗi cấp, Ban tổ chức cuộc thi Olympics Tiếng Anh thành phố Hà Nội đã lựa chọn ra 377 thí sinh đạt thành tích xuất sắc để trao các giải đặc biệt, nhất, nhì, ba và khuyến khích.

Bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT, thí sinh cần lưu ý điều này

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Sau khi đăng ký thành công, từ ngày 11/5 đến 17/5, tất cả thí sinh phải sử dụng tài khoản và mật khẩu được cấp đăng nhập vào Hệ thống quản lý thi qua địa chỉ http://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn để kiểm tra thông tin đăng ký dự thi, phản hồi các sai sót và đề xuất duyệt minh chứng đối tượng ưu tiên (nếu có) với đơn vị đăng ký dự thi...

Làm gì để 'gỡ' áp lực các kỳ thi đầu cấp?

Các kỳ thi vào lớp 1, lớp 6 đang ngày càng trở nên áp lực với học sinh. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Ôn thi từ khi bập bẹ biết nói là câu chuyện phổ biến ở các trường tiểu học, THCS. Thay vì được học đúng độ tuổi, khả năng, hiện nay, nhiều gia đình đã hướng con cái đến các tiêu chuẩn học tập “ngoại cỡ”.

'Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh' trong thế giới đa cực

Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp tại Hà Nội. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Theo báo cáo nghiên cứu vào năm 2019 của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh (FALMI), khoảng 75% học sinh THPT thiếu hiểu biết cần thiết về các ngành nghề mà mình lựa chọn, theo đuổi sau khi tốt nghiệp. Vấn đề này dẫn đến có khoảng 60% học sinh nhận thấy bản thân mình đã có lựa chọn sai lầm trong định hướng nghề nghiệp.