Thấy gì từ cuộc đua xếp hạng đại học?

Nữ sinh viên trường ĐH Tôn Đức Thắng. ( Ảnh minh họa: Yan news)
Nữ sinh viên trường ĐH Tôn Đức Thắng. ( Ảnh minh họa: Yan news)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo các chuyên gia, những năm gần đây, trong cuộc cạnh tranh khốc liệt tuyển sinh, các trường đại học bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới xếp hạng các trường đại học. Mùa tuyển sinh năm nay, có một điều dễ nhận thấy nhiều trường đại học được các tổ chức giáo dục quốc tế xếp hạng cao nhưng thí sinh lại không mặn mà…

Xếp hạng thế giới vẫn không hút thí sinh

Theo đó, trong vài năm qua, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Phenikaa, Đại học Duy Tân luôn được đánh giá cao trong các bảng xếp hạng quốc tế. Năm 2022, Đại học Tôn Đức Thắng được xếp thứ hạng 1.001 - 1.200 trong bảng xếp hạng QS WUR 2022. Với kết quả này, Đại học Tôn Đức Thắng là một trong 4 trường đại học của Việt Nam được đánh giá cao.

Tiêu chí xếp hạng của QS WUR 2022 nhấn mạnh vào đóng góp và tác động của chất lượng đào tạo và nghiên cứu của trường đại học đối với xã hội (thông qua đánh giá của doanh nghiệp, học giả trong và ngoài nước) và các đóng góp cho hoạt động nghiên cứu khoa học (thông qua số trích dẫn/giảng viên).

Tương tự Trường Đại học Phenikaa cũng được Tạp chí Times Higher Education (THE) đánh giá cao. Vào đầu tháng 6/2023, Tạp chí Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng của bảng xếp hạng THE Impact Rankings. Đây là bảng xếp hạng lấy việc tiên phong thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDG) của Liên Hợp quốc làm tiêu chí để xếp hạng các tổ chức giáo dục đại học trên toàn cầu. Theo đó, Trường Đại học Phenikaa lọt top 25% các trường đại học có sức ảnh hưởng nhất trong quan hệ đối tác toàn cầu vì các mục tiêu PTBV theo đánh giá của THE. Trong đó, SDG 17 - Quan hệ đối tác toàn cầu vì các mục tiêu phát triển bền vững, tiêu chí quan trọng hàng đầu, Phenikaa thuộc top 401 - 600 trên tổng số 1.625 trường xếp hạng chỉ số này, tăng hơn 600 bậc so với năm 2022.

Trường Đại học Duy Tân cũng được xếp hạng cao trong bảng xếp hạng các trường đại học. Cụ thể, năm 2021 Trường Đại học Duy Tân nằm trong các trường đại học hàng đầu của Việt Nam trên Bảng xếp hạng các Đại học trên thế giới (CWUR - Center of World University Rankings).

Mặc dù được đánh giá cao trong bảng xếp hạng thế giới nhưng các trường này có điểm đầu vào còn thua nhiều đại học vùng. Cụ thể, năm 2023, Trường Đại học Duy Tân tuyển sinh trong cả nước các thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương trong nước hoặc nước ngoài đủ điều kiện xét tuyển học đại học theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT với 6.200 chỉ tiêu. Điểm chuẩn Đại học Duy Tân năm 2023 theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT dao động từ 14 - 22,5 điểm.

Tương tự, sau khi xét tuyển đợt 1, Trường Đại học Phenikaa thông báo xét tuyển bổ sung các ngành/chương trình đào tạo theo phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 với tổng 790 chỉ tiêu, điểm chuẩn vào trường dao động từ 17,5 đến 23.

Cùng với đó, sau khi Bộ GD&ĐT thông báo kết quả quét lọc ảo, Trường Đại học Tôn Đức Thắng cũng nhanh chóng công bố kế hoạch tuyển sinh bổ sung. Hàng loạt ngành của trường này chưa đủ chỉ tiêu như: khoa học môi trường, công nghệ kỹ thuật môi trường, bảo hộ lao động, kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, quản lý thể dục thể thao (chuyên ngành golf), quản lý xây dựng. Chương trình đại học bằng tiếng Anh xét bổ sung các ngành gồm: Việt Nam học (chuyên ngành du lịch và quản lý du lịch), kế toán (chuyên ngành kế toán quốc tế), công nghệ sinh học, kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, kỹ thuật xây dựng.

Chương trình học tại Phân hiệu Khánh Hòa tuyển bổ sung các ngành: Việt Nam học (chuyên ngành du lịch và lữ hành), kế toán, luật, kỹ thuật phần mềm, quản trị kinh doanh (chuyên ngành quản trị nhà hàng - khách sạn), marketing, ngôn ngữ Anh. Như vậy, mặc dù các bảng xếp hạng của nhiều trường cao song phụ huynh và học sinh vẫn không lựa chọn…

Bảng xếp hạng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt tuyển sinh

Cuộc cạnh tranh ngày càng gắt gao trong tuyển sinh khi thí sinh ngày nay đã có những lựa chọn thực tế hơn cho tương lai. (Ảnh minh họa - Nguồn: internet ).

Cuộc cạnh tranh ngày càng gắt gao trong tuyển sinh khi thí sinh ngày nay đã có những lựa chọn thực tế hơn cho tương lai. (Ảnh minh họa - Nguồn: internet ).

Bảng xếp hạng các trường đại học của Việt Nam (Viet Nam’s University Rankings - VNUR) vừa công bố bảng xếp hạng 100 trường đại học trong nước năm 2023. Trong số 100 trường được xếp hạng, có 10 cơ sở giáo dục đại học đạt số điểm đánh giá cao nhất lần lượt gồm các đại học: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP HCM, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Duy Tân, Đại học Kinh tế TP HCM, Đại học Cần Thơ, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế.

Trong đó 5 cơ sở đào tạo đại học xếp cuối bảng xếp hạng gồm: Đại học Phương Đông, Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, Trường Đại học Nam Cần Thơ, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Học viện Hàng không Việt Nam.

Trước cuộc chạy đua tham gia các bảng xếp hạng trong nước và quốc tế của nhiều trường đại học, TS Lê Trường Tùng - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT cho rằng, không ít trường biểu hiện của “bệnh thành tích”, thậm chí có hiện tượng gian lận, không liêm chính để trường đạt được thứ hạng cao. Theo ông Tùng, trường đại học có 3 sứ mệnh chính là cung cấp các dịch vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và đóng góp cho xã hội chứ không phải là ganh đua với nhau.

Và trong “cơn sốt” xếp hạng, nhất là khi nhấn mạnh tiêu chí số lượng bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế như thứ để đo thành quả các trường thì ta sẽ đưa ra bức tranh sai lệch. Khi họ sẽ chạy theo thành tích, chạy theo bài báo, làm mọi cách để có những con số thật đẹp thay vì tập trung sứ mạng tạo ra tri thức, phục vụ cộng đồng và đào tạo sinh viên. Do đó, nếu kiểm soát không tốt, chạy theo nó thì sẽ lạm dụng trở thành xếp hạng - vị xếp hạng.

GS Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Trung tâm Công nghệ y tế thuộc Đại học Kỹ thuật Sydney (Úc) cho rằng, trào lưu xếp hạng đại học trên thế giới chỉ mới xuất hiện khoảng chừng 25 năm trước đây. Bắt đầu từ bảng xếp hạng AsiaWeek, Đại học Giao thông Thượng Hải (1999), rồi đến phụ trang giáo dục đại học của tạp chí Times, QS World University Ranking. Còn ở Việt Nam 5 năm trước đã có nỗ lực xếp hạng đại học và công bố bảng xếp hạng.

Theo ông Tuấn, ngay cả không có bảng xếp hạng thì công chúng cũng đã hình thành một bảng xếp hạng rồi. Chẳng hạn như ở trong Nam trước đây chỉ có vài trường đại học và ông có thể xếp hạng theo những “tiêu chuẩn” cá nhân hơn là dựa vào định lượng và phân tích khoa học.

Thực tế, một số trường đại học ở Việt Nam đã có lịch sử hơn 100 năm. Cụ thể, Trường Đại học Y Hà Nội có nguồn gốc là Trường Y khoa Hà Nội được thành lập từ năm 1902. Đại học Quốc gia Hà Nội có nguồn gốc từ Trường Đại học Đông Dương được thành lập năm 1906. Trường Đại học Sài Gòn có nguồn gốc từ năm 1908 với tên gọi ban đầu là Trường Trung học Pháp - Hoa… Tuy nhiên, đến nay mới có một bảng xếp hạng các trường đại học trong nước tương đối đầy đủ và được thực hiện bởi một tổ chức phi lợi nhuận.

Theo GS Nguyễn Lộc, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, dù một số trường đại học có nguồn gốc từ thời thực dân Pháp đã hơn 100 năm, nhưng thực chất giáo dục đại học Việt Nam được tính từ năm 1945, đến nay gần 80 năm, so với thế giới vẫn rất non trẻ.

Trong đó Đại học Quốc gia Hà Nội được tính thành lập từ năm 1993, chứ không phải năm 1945 dù có gốc là Trường Đại học Đông Dương ra đời năm 1906. So với thế giới, Đại học Quốc gia Hà Nội được xếp trong nhóm những đại học trẻ - dưới 50 tuổi. Vì vậy, nhìn chung nền giáo dục đại học của Việt Nam vẫn là non trẻ. Trong khi đó trên thế giới, có rất nhiều trường đại học có lịch sử hàng trăm năm, thậm chí nghìn năm.

Các chuyên gia tuyển sinh cho rằng, vấn đề quan trọng của việc xếp hạng là nhu cầu chọn lựa các trường của người học. Đây là cuộc chiến tuyển sinh gay gắt bởi trước đây số người học nhiều hơn số lượng các trường đại học. Hiện tại, số người học đại học đang có chiều hướng giảm, còn số lượng các trường đại học tăng lên nên việc xếp hạng để lấy tiếng tăm và thực hiện tuyển sinh là điều tất yếu. Do đó, học sinh sau khi tốt nghiệp trung học đứng trước những lựa chọn và bảng xếp hạng đại học sẽ giúp cho họ và phụ huynh đi đến quyết định đúng đắn.

Có thể thấy, có những trường đại học lâu đời và quy mô lớn, được công chúng đánh giá cao, nhưng khi đưa vào tính toán và phân tích khách quan thì lại không được xếp hạng cao. Ở Úc đã xảy ra vài trường hợp như thế, mà theo đó các trường trẻ có hạng cao hơn các đại học có tuổi hơn 120 năm. Kết quả xếp hạng như thế làm cho đại học tụt hạng ngạc nhiên và tìm cách cải tiến cho tốt hơn. Theo đó, bảng xếp hạng đại học có giá trị kích thích sự cạnh tranh, kết quả là sinh viên và xã hội sẽ được hưởng lợi.

Mặc dù, theo ông Nguyễn Văn Tuấn, chẳng có bảng xếp hạng đại học nào là đáng tin cậy cả. Mối tương quan giữa xếp hạng của các bảng xếp hạng đại học rất thấp, thấp đến độ chẳng có ý nghĩa gì đáng kể. Một số trường trong danh sách Top 50 của ARWU thậm chí có năm không nằm trong danh sách Top 500 của THE. Tính tổng cộng, chỉ có 133 trường nằm trong cả hai danh sách. Phân tích này một lần nữa cho thấy cách xếp hạng của cả hai nhóm không đáng tin cậy.

Bởi vậy, các chuyên gia giáo dục cho rằng, khi thí sinh khi chọn đăng ký học trường đại học nào cần tìm hiểu kỹ về điểm trúng tuyển đầu vào, quá trình đào tạo, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, tỷ lệ tốt nghiệp có việc làm, ý kiến của các nhà tuyển dụng về chất lượng ứng viên tốt nghiệp từ trường đại học, đặc biệt là sự thành công của các cựu sinh viên. Ngoài ra, đánh giá chung của xã hội về chất lượng đào tạo của một trường đại học cũng rất quan trọng. Dẫu sự đánh giá, xếp hạng của nhóm chuyên gia, các tổ chức đều có ý nghĩa nhất định, nhưng người dân và các em học sinh, sinh viên cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định đăng ký chọn trường học phù hợp với bản thân.

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh buổi Hội thảo

Đại học Nha Trang tiên phong trong việc công bố dự thảo phương hướng tuyển sinh đại học từ năm 2025

(PLVN) -  Ngày 5/11, Trường Đại học Nha Trang đã tổ chức Hội thảo “Đổi mới tuyển sinh đại học nhằm thích ứng với chương trình Giáo dục phổ thông mới”. Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo Sở GDĐT cùng lãnh đạo Phòng giáo dục Trung học của 5 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Phú Yên, Ninh Thuận và Khánh Hòa.

Đọc thêm

Nhiệm vụ trọng tâm đổi mới giáo dục

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là chuyện lớn của quốc gia, Đảng và Nhà nước luôn coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Trong “Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, ngày 15/9/1945”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô': Hành trình dạy - học hạnh phúc

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” tôn vinh các thầy cô xuất sắc tiêu biểu tại những vùng khó khăn trên cả nước. (Ảnh: T.Ư Đoàn)
(PLVN) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vừa công bố danh sách 60 gương thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Đây là năm thứ 10 Chương trình đồng hành lan tỏa thông điệp dạy học hạnh phúc của các thầy cô trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được 'nâng cấp'

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu (Ảnh: Bộ GD&ĐT)
(PLVN) - Đề cập tới một số khó khăn, hạn chế trong tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được nâng cấp cấp độ ở tất cả khác khâu.

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp
(PLVN) - Sáng ngày 28/10/2024, tại Hội trường lớn, Khoa Kinh tế, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Kế toán - Kiểm toán góc nhìn thực tiễn”. Sự kiện thu hút hơn 500 sinh viên tham dự cùng các chuyên gia đầu ngành, mang đến cơ hội quý báu để các bạn trẻ khám phá sâu hơn về nghề nghiệp.

Xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh: Phụ huynh cần gương mẫu trong chấp hành pháp luật

Lực lượng CSGT tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội. (Nguồn: THPT Việt Đức)
(PLVN) - Sau gần một tháng ra quân mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh, tình trạng học sinh (HS) vi phạm tại các điểm trường trên cả nước đã giảm và có sự chuyển biến tích cực. Thế nhưng, bên cạnh thay đổi tích cực từ phía HS, các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ từ phía phụ huynh lại có dấu hiệu tăng cao.

Kiên cố hóa trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Trung học cơ sở Lê Lợi (xã Đắk N'Drót, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) được “thay áo mới” nhờ chương trình kiên cố hóa trường lớp. (Nguồn: THCS Lê Lợi)
(PLVN) - Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, đã dành nhiều nguồn lực cho công việc kiên cố hóa trường học. Nhưng vì số trường học trong cả nước rất lớn - trên 53.000 trường học, trong khi đất nước nguồn lực còn hạn chế, nên việc kiên cố hóa trường học luôn cần sự chung tay của toàn xã hội.