Thấy gì qua cuộc tranh luận nảy lửa, hỗn loạn của ông Trump và đối thủ Biden

Nhiều vấn đề lớn được đưa ra tranh cãi, trong đó có cả nội dung gian lận bầu cử.
Nhiều vấn đề lớn được đưa ra tranh cãi, trong đó có cả nội dung gian lận bầu cử.
(PLVN) - Ngày 29/9 vừa qua (tức sáng 30/9 giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump và ứng viên tổng thống Joe Biden đã chính thức có cuộc tranh luận đầu tiên được hàng triệu cử tri mong chờ. Cuộc tranh luận giữa 2 người đã diễn ra một cách nảy lửa và cả hỗn loạn.

Tranh luận nảy lửa

Trong cuộc tranh luận diễn ra 90 phút, cả ông Trump và ông Biden đều đã tìm cách thuyết phục cử tri Mỹ rằng đối thủ của họ không có khả năng lãnh đạo nước Mỹ trong 4 năm tới. Hai người đã tranh cãi về con số 205.000 người chết do dịch bệnh Covid-19 tại Mỹ, về tính trung thực của cuộc bỏ phiếu ngày 3/11 tới đây, về việc ông Trump đề cử thẩm phán Amy Coney Barrett vào Tòa án Tối cao Mỹ, về các quan hệ chủng tộc tại Mỹ, chính sách của nước này về môi trường và một số đề tài khác.

Trong cuộc tranh luận, ông Trump đã bác bỏ bản tin của tờ New York Times hôm tuần trước cho rằng ông chỉ đóng 750 USD thuế liên bang trong năm 2016 - khi ông tranh cử Tổng thống và năm 2017, năm đầu tiên ông nhậm chức. Đương kim Tổng thống Mỹ khẳng định ông trả thuế “nhiều triệu USD” nhưng ông Biden cho rằng ông Trump “trả thuế ít hơn một giáo viên trung bình”. 

Tuy nhiên, theo truyền thông Mỹ, trong hầu hết thời gian tranh luận, 2 ứng viên tại cuộc bầu cử tổng thống đã nhục mạ lẫn nhau với những chỉ trích nặng nề, sỉ nhục và tấn công cá nhân. “Ông ta là Tổng thống tồi tệ nhất chưa từng có tại Mỹ”, ông Biden nói khi ông và ông Trump đứng trên bục trên sân khấu tranh luận tại trường đại học thuộc thành phố Cleveland. Một vài lần, ông Biden gọi ông Trump là “anh hề”. 

Đáp lại, ông Trump - người đang tìm cách thắng cử thêm một nhiệm kỳ thứ 2 sau chiến thắng trước bà Hillary Clinton của đảng Dân chủ năm 2016 - khẳng định ông trong 47 tháng với tư cách Tổng thống Mỹ đã làm nhiều việc hơn ông Biden làm trong 47 năm trong tư cách một thượng nghị sĩ và Phó Tổng thống dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama.

 

Ông Trump cho rằng nếu ông Biden đảm nhận chức vụ Tổng thống Mỹ trong năm tới, “quý vị sẽ có một cuộc suy thoái chưa từng thấy trước đây” vì kế hoạch tăng thuế thu nhập doanh nghiệp từ 21% lên 28% và đánh thuế với các cá nhân có thu nhập hơn 400.000 USD/năm của đảng Dân chủ. 

Cả 2 ứng viên cũng đụng độ mạnh mẽ về cách thức kiểm soát đại dịch Covid-19 tại Mỹ. “Tổng thống không có kế hoạch. Ông ấy biết là virus chết người nhưng không nói cho quý vị”, ông Biden nói. Trong khi đó, ông Trump khẳng định chính quyền đã làm việc rất tốt. “Chỉ vài tuần nữa chúng ta sẽ có vaccine”, ông nói. Tổng thống cũng cho rằng, nếu ông không hành động với lệnh cấm nhập cảnh người từ Trung Quốc - nơi virus corona chủng mới phát sinh - nước Mỹ có thể đã có tới 2 triệu người chết vì dịch bệnh.

Trong cuộc tranh luận, 2 ứng viên cũng chỉ trích nhau về căng thẳng chủng tộc tại Mỹ, thể hiện quan điểm đối lập về vấn đề biến đổi khí hậu, nhân sự Tòa án Tối cao cùng nhiều vấn đề khác. Về vấn đề bỏ phiếu sớm, hiện nay, việc bỏ phiếu sớm đã bắt đầu tại một số tiểu bang của Mỹ và hàng triệu người đã yêu cầu được gửi phiếu bầu vắng mặt để không phải tới phòng phiếu trong Ngày Bầu cử giữa đại dịch Covid-19.

Tại cuộc tranh luận, ông Trump, như đã nhiều lần tuyên bố trong những tuần lễ gần đây, cáo buộc giới chức bầu cử trên toàn quốc đã tự gửi phiếu tới cử tri dù họ không yêu cầu. “Việc này sẽ là gian lận chưa từng thấy”, ông nói và dẫn chứng về việc một số phiếu vắng mặt mới đây được tìm thấy trong một thùng rác. 

Ông Biden trong khi đó thúc đẩy người Mỹ bỏ phiếu và khẳng định không có bằng chứng về việc phiếu bầu bằng bưu điện sẽ dẫn đến gian lận và kêu gọi đếm phiếu đầy đủ trong cuộc bầu cử. Những cuộc thăm dò cho thấy nhiều người thuộc đảng Dân chủ thích bỏ phiếu vắng mặt trong khi đa số những đảng viên đảng Cộng hòa cho hay họ sẽ đi bầu trực tiếp. 

Ông Trump trong nhiều tháng qua luôn muốn công kích ông Biden và ông đã không lãng phí bất kỳ giây phút nào kể từ khi cuộc tranh luận bắt đầu. Trong cuộc đối đầu vừa qua, cả ông Trump và ông Biden thường xuyên ngắt lời nhau. Nhà báo Chris Wallace của tờ Fox News (người điều hành cuộc tranh luận) đã nhiều lần nhắc nhở ông Trump vì ông không tuân thủ quy tắc để cho mỗi ứng viên hoàn tất câu trả lời không bị cản trở khi tranh luận.

Số người xem tăng vọt

Theo thống kê của Nielsen, khoảng 64,7 triệu người đã theo dõi cuộc đấu chính trị đầu tiên giữa các ứng cử viên của Nhà Trắng trên 8 kênh truyền hình của Mỹ. Một thống kê cập nhật của hãng này lại đưa ra con số là có khoảng 73,1 triệu người đã xem cuộc tranh luận trên 16 kênh truyền hình. 

Thống kê cũng cho thấy, dù lượng người xem truyền hình cho cuộc tranh luận thấp hơn so với các cuộc tranh luận giữa ông Trump và bà Clinton vào năm 2016 nhưng số người xem phát trực tuyến qua internet rất cao.

Cho đến nay, số người xem trực tuyến chưa được thống kê đầy đủ nhưng chỉ riêng các bản tường thuật trực tuyến qua kênh YouTube của các báo, đài Wall Street Journal, Fox News, CBS và ABC đã thu hút hơn 20 triệu người xem. Ngoài ra, còn rất nhiều cơ quan truyền thông khác cũng tường thuật qua YouTube và nhiều người đã nghe cuộc tranh luận trên sóng phát thanh và những nền tảng khác. 

Cuộc tranh luận năm 2016 giữa ông Trump và bà Hillary Clinton đã thu hút 84 triệu người xem, phá kỷ lục về lượng người xem được lập từ rất lâu trước đó là 80,6 triệu người xem cuộc tranh luận giữa các ông Reagan-Carter diễn ra vào năm 1980. Đây cũng là con số hiếm có trong thời đại phát trực tuyến kỹ thuật số. Tuy nhiên, dựa trên các thống kê sơ bộ nói trên, nếu tính tổng cả các loại hình, nhiều người cho rằng số người xem/nghe cuộc tranh luận vừa qua của ông Trump và ông Biden có thể là nhiều nhất trong lịch sử.

Cuộc tranh luận nói trên diễn ra 5 tuần trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Đây là lần đầu tiên trong 3 lần 2 ứng cử viên đối mặt để tranh luận. Các cuộc tranh luận tiếp giữa 2 ông Trump và Biden sẽ diễn ra vào ngày 15/10 ở Miami, Florida và ngày 22/10 ở Nashville, Tennessee. Ngày bầu cử Tổng thống Mỹ là 3/11 tới. 

Các chuyên gia cho  rằng, năm 2016, ông Trump thua về số phiếu bầu phổ thông trên toàn quốc nhưng lại chiến thắng ở các bang Pennsylvania, Michigan và Wisconsin để giành thắng lợi từ cử tri đoàn. Do đó, các cuộc tranh luận không nhất thiết phải tác động tới hàng triệu người mới có thể tạo ra ảnh hưởng mang tính bước ngoặt. Phó Tổng thống Mike Pence và người đứng chung liên danh với ông Biden là Thượng nghị sĩ Kamala Harris sẽ có cuộc tranh luận duy nhất vào ngày 7/10 tới.

Cuộc tranh luận giữa các ứng viên tổng thống Mỹ trên truyền hình là một phần của truyền thống 60 năm được đánh dấu bằng một số khoảnh khắc đáng nhớ nhất của lịch sử chính trị Mỹ hiện đại. Trong đó, cuộc tranh luận trên truyền hình đầu tiên giữa các ứng cử viên tổng thống Mỹ diễn ra vào năm 1960. Khi đó, ứng viên của đảng Dân chủ John F. Kennedy đã đối mặt với Phó Tổng thống của đảng Cộng hòa Richard Nixon. 70 triệu người đã xem cuộc tranh luận này.

Tin cùng chuyên mục

Đảo Hans là một đảo đá nhỏ không có cư dân sinh sống.

Hồi kết của “Cuộc chiến tranh yên bình nhất thế giới”

(PLVN) - Cuộc tranh chấp giữa Canada và Đan Mạch về chủ quyền đối với đảo Hans ở vùng Bắc Cực được đặt cho biệt danh là “Cuộc chiến tranh yên bình nhất trên thế giới” vì ở nơi đây chưa từng xảy ra xô xát hay giao tranh vũ trang giữa hai bên.

Đọc thêm

Châu lục không còn dễ thu phục

Các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh châu Mỹ lần 9 tại Los Angeles (Mỹ).
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden không phải chẳng đạt được kết quả gì nhưng cũng không thể toại nguyện về kết cục của Hội nghị cấp cao của các nước châu Mỹ lần thứ 9 vừa qua.

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria
(PLVN) - Đối với các bộ lạc thổ dân ở Nigeria, việc rạch thân để tạo ra các vết sẹo là một nghi thức khá phổ biến và có từ rất lâu đời. Tùy từng bộ lạc, việc rạch thân sẽ diễn ra theo nhiều cách khác nhau, cùng với quan niệm về giá trị của những vết sẹo cũng khác nhau.

Bên lề sân cỏ (Kỳ 1): Lịch sử hình thành và chinh phục cả thế giới của bóng đá

 Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976 sau CN) chơi xúc cúc cùng các cận thần.
(PLVN) - Bóng đá được cho rằng đã xuất hiện từ thời đại Chiến Quốc và phiên bản cổ xưa nhất với đầy đủ các kỹ thuật là môn xúc cúc (các tên gọi khác: tháp cúc, đạp cúc, túc cúc) của Trung Quốc. Tuy vậy, phải tới thế kỷ 18, bóng đá mới trở nên phổ biến và phát triển rầm rộ, đặc biệt là ở các nước châu Âu.

Ô nhiễm môi trường - “sát thủ” nguy hiểm hơn cả bệnh tật, chiến tranh

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet mới đây cho biết, ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất là nguyên nhân gây ra cái chết của 9 triệu người mỗi năm, nhiều hơn số người tử vong do các bệnh nguy hiểm như AIDS, ho gà, sốt rét; hay khủng bố và chiến tranh.

Ranh giới nào cho luật?

Mỹ, EU, NATO và đồng minh cho rằng Nga đã bất chấp luật pháp quốc tế khi phát động chiến sự ở Ukraine.
(PLVN) - Chiến sự từ hơn 100 ngày nay ở Ukraine không những chỉ làm chấn động thế giới về chính trị an ninh mà còn đặt luật pháp quốc tế trước nhiều câu hỏi mà không biết đến khi nào mới có được câu trả lời.

EU cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sau gần 1 tháng dàn xếp bất đồng quan điểm trong nội bộ, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông qua chủ trương ngừng nhập khẩu dầu lửa của Nga.

Luẩn quẩn và bế tắc

22 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng ngày 24/5/2022 tại trường tiểu học Robb (bang Texas, Mỹ).
(PLVN) - Ở nước Mỹ, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn xảy ra liên tiếp 2 vụ xả súng khiến cho nhiều người bị thiệt mạng và gợi lại cả chuỗi dài những vụ việc tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ.

Kỳ dị chó cún được bầu làm Thị trưởng ở nước Mỹ

Một tân “Thị trưởng chó cún” ở thị trấn Rabbit Hash.
(PLVN) - Rabbit Hash là một thị trấn nhỏ tại bang Kentucky (Mỹ). Đã từ lâu, đảm nhiệm danh nghĩa Thị trưởng của thị trấn đã không còn thuộc về con người. Tổng cộng 5 “Thị trưởng chó cún” đã giữ chức vụ này với nhân vật đắc cử gần nhất là chú chó tên là Wilbur.

Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở Pháp

Chân dung Picasso.
(PLVN) - Ít người biết rằng, danh họa nổi tiếng thế giới Picasso lúc sinh thời, trong suốt gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là “phần tử nước ngoài nguy hiểm” và bị từ chối cho nhập quốc tịch Pháp.