Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thay đổi phương án tác chiến “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”: Yếu tố quyết định dẫn đến thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chủ tịch Hồ Chí Minh nghe Đại tướng Võ Nguyên Giáp trình bày kế hoạch mở Chiến dịch ĐBP. (Ảnh tư liệu).
Chủ tịch Hồ Chí Minh nghe Đại tướng Võ Nguyên Giáp trình bày kế hoạch mở Chiến dịch ĐBP. (Ảnh tư liệu).
(PLVN) - Cách đây 70 năm, ngày 7/5/1954, quân dân Việt Nam đã lập nên kỳ tích lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, đập tan tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ (ĐBP) - “pháo đài bất khả xâm phạm”, niềm kiêu hãnh của quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Phải tiến hành cuộc kháng chiến chống lại sự xâm lược của cường quốc có tiềm lực và sức mạnh kinh tế, quân sự gấp nhiều lần; làm thế nào mà chúng ta vẫn giành chiến thắng?

Bản lĩnh, trí tuệ, chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam

Trả lời câu hỏi trên, Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị nhấn mạnh, Chiến thắng ĐBP là kết quả của nhiều yếu tố hợp thành, ngọn nguồn sâu xa là bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

Bản lĩnh, trí tuệ, chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam in đậm dấu ấn trong những quyết định đúng đắn, sáng tạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp và ý chí quyết chiến, quyết thắng cao độ, tinh thần dũng cảm, kiên cường vượt mọi gian khổ, hy sinh của cả dân tộc để đưa Chiến dịch ĐBP tới thắng lợi hoàn toàn.

Ngày 30/1/1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp (ký mật danh Hưng) điện báo cáo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Trường Chinh và Bộ Chính trị về phương án tác chiến “đánh chắc, tiến chắc” và được nhất trí, cho đây là một quyết định hoàn toàn đúng đắn.

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết cho biết, với quyết định thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”, có rất nhiều vấn đề đặt ra, nhất là những khó khăn: Chiến dịch kéo dài, ác liệt hơn; mọi công tác chuẩn bị chiến trường, bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, kế hoạch tác chiến và hợp đồng trên toàn mặt trận sẽ phải xây dựng lại. Nhưng các lực lượng đã khẩn trương hoàn thành các công việc cần thiết.

Ngày 13/3/1954, chiến dịch bắt đầu. Sau 56 ngày đêm chiến đấu vô cùng gian khổ, hy sinh với tinh thần quả cảm “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” của cán bộ, chiến sĩ và các lực lượng tham gia chiến dịch, đến chiều 7/5/1954, Chiến dịch ĐBP giành toàn thắng. Có được thắng lợi này là do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân trực tiếp có tính chất quyết định là sự chỉ đạo chiến dịch với quyết định lịch sử chuyển từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”, thể hiện bản lĩnh kiên định, trí tuệ sắc sảo, tư duy quân sự sáng suốt, chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam và ý chí quyết chiến, quyết thắng của vị tướng tài ba Võ Nguyên Giáp - Bí thư Đảng ủy, Chỉ huy trưởng Chiến dịch.

Thiếu tướng, TS. Trần Minh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược quốc phòng đánh giá: Thay đổi phương châm tác chiến là nét đặc sắc, sáng tạo nhất và quyết định trực tiếp đến thắng lợi của Chiến dịch ĐBP. Từ nghiên cứu, đánh giá tình hình thực tế và so sánh tương quan lực lượng trên chiến trường, Bộ Chỉ huy Chiến dịch đã quyết định chuyển phương châm. Đây là một quyết định “cân não”, rất khó khăn lúc bấy giờ. Thực tiễn đã minh chứng với việc xác định đúng phương châm tác chiến và áp dụng linh hoạt các hình thức chiến thuật, nhất là hình thức vây, lấn, quân ta đã từng bước tiêu diệt các cứ điểm của địch.

Dưới góc nhìn của một chuyên gia về khoa học lịch sử Đảng, TS. Lương Viết Sang, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nhận định: Với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, dựa vào sức mình là chính, với tinh thần tự lực, tự cường, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã phát huy cao độ sức mạnh của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, từng bước giành những thắng lợi quan trọng trong cuộc trường kỳ kháng chiến.

Trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954, đỉnh cao là Chiến dịch ĐBP, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc đã được huy động ở mức cao nhất. Quân dân ta trên cả nước đều đẩy mạnh các hoạt động phối hợp, liên tiếp tiến công tiêu diệt nhiều sinh lực địch.

Một trong những vấn đề nan giải bảo đảm cho tác chiến ở ĐBP là công tác hậu cần, tiếp tế. Với lực lượng gần 10 vạn người (cả bộ đội, dân công và lực lượng khác) cùng quãng đường rừng núi 300 - 500km, tưởng như việc tiếp tế là không thể thực hiện được. Nhưng với tinh thần “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, tất cả đều dồn sức cho ĐBP, kể cả sức người, sức của.

Giá trị lịch sử

Một phần bức tranh hơn 3.000m2 tái hiện 4.500 nhân vật trong trận ĐBP tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử ĐBP. (Ảnh: Lam Hạnh)

Một phần bức tranh hơn 3.000m2 tái hiện 4.500 nhân vật trong trận ĐBP tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử ĐBP. (Ảnh: Lam Hạnh)

Nói về giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại, Trung tướng, PGS. TS Nguyễn Văn Bạo, Giám đốc Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng nhấn mạnh: ĐBP là một trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc, có ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại to lớn, góp phần quyết định kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta.

Với Chiến thắng ĐBP, dân tộc Việt Nam đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược, những nỗ lực cuối cùng của Pháp và can thiệp Mỹ, buộc Pháp phải ký Hiệp định Geneva, cam kết chấm dứt chiến tranh, tôn trọng độc lập, chủ quyền của ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia.

Chiến thắng ĐBP là một “thiên sử vàng”, “đã được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, hay một Đống Đa của thế kỷ XX” và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc; là ngọn cờ cổ vũ các dân tộc thuộc địa trên thế giới đấu tranh giành lại độc lập, tự do. Chiến thắng ĐBP chính là khúc nhạc dạo đầu cho bản trường ca thắng Mỹ của Nhân dân Việt Nam sau này.

Chiến thắng ĐBP đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc về đường lối kháng chiến; về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về phát huy nhân tố chính trị, tinh thần; về khoa học nghệ thuật quân sự, công tác chính trị - tư tưởng, công tác tham mưu tác chiến, hậu cần, kỹ thuật, thông tin liên lạc, sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, các binh chủng...

Đó là những vấn đề quan trọng góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc đã được nghiên cứu, vận dụng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Những bài học cho hôm nay

Trung tướng, PGS. TS Nguyễn Văn Bạo khẳng định: Tiếp tục phát huy giá trị của Chiến thắng ĐBP, chúng ta phải luôn kiên định đường lối, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng.

Kết hợp chặt chẽ các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với quốc phòng, an ninh và đối ngoại; đẩy mạnh xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân vững chắc; chú trọng xây dựng “thế trận lòng dân”; chăm lo bảo đảm, nâng cao đời sống Nhân dân và giáo dục cho thế hệ trẻ về mục tiêu, lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước, tinh thần tự lực, tự cường, truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, quân đội cần phải tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các quan điểm, phương châm chỉ đạo của Đảng về quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Chủ động làm tốt công tác nghiên cứu, đánh giá, dự báo tình hình để tham mưu cho Đảng, Nhà nước hoạch định đường lối quân sự, quốc phòng đúng đắn; tổ chức triển khai xử lý thắng lợi các tình huống có thể xảy ra, không để Tổ quốc bị động, bất ngờ.

Từ Chiến thắng ĐBP đặt ra cho chúng ta hôm nay, cần coi trọng hơn nữa việc xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân vững mạnh. Tập trung xây dựng QĐND “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại” theo Nghị quyết Đại hội XIII.

Thời gian tới, cùng với quá trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang theo các đề án về điều chỉnh tổ chức biên chế và chiến lược trang bị cho Quân đội đến năm 2025, cần tiếp tục đổi mới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng nhằm bảo đảm cho Quân đội luôn giữ vững bản chất giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới, nâng cao chất lượng huấn luyện, giáo dục, đào tạo, chú trọng huấn luyện nâng cao khả năng làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật mới, hiện đại. Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển khoa học nghệ thuật quân sự, chiến tranh nhân dân.

Các học viện, nhà trường Quân đội cần bám sát phương châm: “Chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị”. Phát huy giá trị của Chiến thắng ĐBP, đòi hỏi phải tiếp tục phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại, đẩy mạnh đối ngoại quốc phòng đáp ứng tình hình mới…

Đọc thêm

BĐBP Cà Mau tổng kết công tác đảng, công tác chính trị

BĐBP Cà Mau tổng kết công tác đảng, công tác chính trị
(PLVN) - Ngày 9/12, Đảng ủy - Bộ Chỉ huy Bộ đội phòng tỉnh Cà Mau tổ chức tổng kết công tác đảng, công tác chính trị năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiện nhiệm vụ năm 2025. Đại tá Phạm Minh Giang - Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng - Chính ủy BĐBP tỉnh chủ trì Hội nghị.

Kỷ niệm 11 năm Ngày truyền thống Trung tâm 586 – Bộ Tư lệnh 86

Kỷ niệm 11 năm Ngày truyền thống Trung tâm 586 – Bộ Tư lệnh 86
(PLVN) -  Chiều ngày 9/12/2024, Trung tâm 586 tổ chức gặp mặt kỷ niệm 11 năm Ngày truyền thống (10/12/2013 – 10/12/2024). Đây là sự kiện quan trọng ghi nhận truyền thống vẻ vang qua hơn một thập kỷ xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của đơn vị, từ đó khơi dậy niềm tự hào, xây dựng ý thức trách nhiệm, tiếp tục giữ vững và phát huy truyền thống của Bộ đội Tác Chiến Không gian mạng “Trung thành, Kỷ luật, Trí tuệ, Hiệu quả” trong thời gian tới.

Nhà máy Z114 nâng cao tiềm lực sản xuất vũ khí

Lãnh đạo Tổng cục CNQP và Đoàn công tác kiểm tra, xem xét một số sản phẩm quốc phòng trưng bày do Z114 sản xuất. (Ảnh trong bài: Lam Hạnh).
(PLVN) -  Quán triệt Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng (CNQP) đến 2030 và những năm tiếp theo, Nhà máy Z114 (tên giao dịch là Cty TNHH Một thành viên Cơ khí - Hóa chất 14, thuộc Tổng cục CNQP) phấn đấu trở thành đơn vị nòng cốt của cụm CNQP miền Nam.

Chuỗi hoạt động thể thao, văn hóa kỷ niệm 11 năm thành lập Trung tâm 586 – Bộ Tư lệnh 86

Chuỗi hoạt động thể thao, văn hóa kỷ niệm 11 năm thành lập Trung tâm 586 – Bộ Tư lệnh 86
(PLVN) - Trung tâm 586, Bộ Tư lệnh 86 Tác chiến không gian mạng tổ chức chuỗi sự kiện ý nghĩa chào mừng 11 năm ngày thành lập, hướng tới kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Các hoạt động này không chỉ nhằm khơi dậy niềm tự hào, củng cố ý thức trách nhiệm của cán bộ, nhân viên mà còn tạo bầu không khí thi đua sôi nổi, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị.

Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng dâng hương tại nhà truyền thống Lực lượng vũ trang tỉnh Bình Dương, dự lễ diễn tập tác chiến phòng thủ Quân khu 7

Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng dâng hương tại nhà truyền thống Lực lượng vũ trang tỉnh Bình Dương, dự lễ diễn tập tác chiến phòng thủ Quân khu 7
(PLVN) - Sáng  / 12, Đoàn công tác Bộ Quốc phòng do Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng đã đến dâng hoa, dâng hương Bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà truyền thống Lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Bình Dương.