Thay đổi lối sống: Người Trung Quốc sẽ ăn ít hơn để tránh lãng phí thực phẩm

Ảnh: AP Photo / Kin Cheung.
Ảnh: AP Photo / Kin Cheung.
(PLVN) - Chính phủ Trung Quốc đang phát động chiến dịch lớn để tiết kiệm lương thực, giảm sự lãng phí trong thói quen ăn uống, nhưng người Trung Quốc cũng rất khó từ bỏ thói quen chè chén nhậu nhẹt.

Sự lãng phí đồ ăn đã trở thành thói quen thông thường 

Ẩm thực Trung Quốc thường được chia thành bốn khu vực: Sơn Đông, Tứ Xuyên, Quảng Đông và Giang Tô. Công thức, thành phần, nước sốt và hương vị ở mỗi nơi đều khác nhau. Tục ngữ địa phương có câu: "Nam ngọt, Bắc mặn, Đông cay, Tây chua".

Mặc dù nhiều người Trung Quốc nấu ăn tại nhà nhưng những quán ăn không hề vắng khách. "Sinh nhật, lễ tốt nghiệp, tạ ơn giáo viên, mừng thăng chức, những bữa tiệc như vậy luôn gây ra vấn đề lãng phí nghiêm trọng… Điều này cần được giải quyết", nhà nghiên cứu Cheng Shengkou tại Viện Địa lý và Tài nguyên Thiên nhiên thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc cho biết trên Đài truyền hình Trung ương.

Ở Trung Quốc cũng như nhiều nước châu Á, người ta thường đặt nhiều món ăn để mọi người thử mỗi món một chút. Nghi thức quen thuộc là trên bàn không được có đĩa trống, nếu mọi người chưa ăn hết sạch mọi đồ ăn thì có nghĩa là khách chưa no.

Cụm từ "How are you?" được dịch sang tiếng Trung Quốc là "Bạn đã ăn chưa?", bởi vì nếu người đối thoại có một bữa sáng thịnh soạn, mọi thứ với anh ta sẽ không quá tệ.

Ở Trung Quốc có rất nhiều câu chuyện về ăn uống. Tất cả các vấn đề quan trọng được quyết định sau bữa ăn. Không một sự kiện quan trọng nào có thể thành công nếu không có một bữa ăn thịnh soạn. Ngay cả các ngày trong tuần, bữa tối trên bàn vẫn đầy ắp thức ăn. Tất nhiên, không ai có thể ăn nhiều đồ ăn như vậy, và không ít thực phẩm sẽ phải bỏ đi. Sự lãng phí này là mặt trái của một "truyền thống" tưởng chừng như vô hại.

Các nhà chức trách Trung Quốc quyết định đã đến lúc phải chấm dứt điều này. Đích thân ông Tập Cận Bình đã phải lên tiếng về điều này.

Số lượng thực phẩm tươi ngon bị vứt đi làm cho người ta bị sốc. Trung bình, Trung Quốc thải 18 triệu tấn rác thực phẩm mỗi năm - chính là con số đồ ăn bị dư từ các bữa ăn. Khối lượng như vậy có thể nuôi sống 30-50 triệu người dân. Cũng tính rằng, trong vòng 12 tháng, trung bình mỗt người dân Trung Quốc thải ra thùng rác khoảng 33,5 kg thức ăn.

Chính quyền Trung Quốc không muốn sự lãng phí này tiếp tục xảy ra, nhất là trong bối cảnh hiện tại. Năm ngoái, nước này phải đối mặt với dịch cúm lợn, và năm nay, nguồn cung gặp khó khăn do hậu quả dịch Covid-19. Trong khi đó, ở các khu vực phía Nam có lũ trên diện rộng. "Tất nhiên là vẫn có đủ lương thực, nhưng người dân Trung Quốc nên xử sự trân trọng hơn với đồ ăn", Bắc Kinh nhấn mạnh.

Khách tại nhà hàng ở Bắc Kinh. Ảnh: REUTERS.
Khách tại nhà hàng ở Bắc Kinh.  Ảnh: REUTERS.

"Cuộc chiến" bảo vệ thức ăn

Các chủ nhà hàng đang chủ động chống chứng háu ăn. Tháng trước, các khách hàng đến quán "Thịt bò rán Chuiyan" ở tỉnh Hồ Nam trước khi vào quán phải cân nặng, và dựa trên kết quả trọng lượng cơ thể họ được khuyến nghị các bữa ăn có lượng calo khác nhau. Ví dụ, các món thịt bò, đầu cá hoặc sườn heo hầm chỉ dành cho phụ nữ không nặng hơn 40 kg và nam giới dưới 80 kg.

Sáng kiến này không được đánh giá cao, nhà hàng bị cáo buộc kỳ thị khách. Ban quản lý phải xin lỗi và giải thích rằng họ chỉ cố gắng tuân theo quy định của nhà chức trách.

Tại Vũ Hán, Hiệp hội dịch vụ ăn uống khuyên các nhà hàng nên đưa ra quy tắc "N trừ 1", tức là đưa đồ ăn ít hơn so với số lượng người trong bàn. Nếu chưa đủ no, khách hành có thể đặt thêm sau.

Ở Thượng Hải, chính quyền đề nghị báo cáo về những người lãng phí thức ăn. Không khó để phát hiện đối tượng vi phạm, vì cả nước có hàng chục triệu (theo các nguồn khác là hàng trăm triệu) camera an ninh có hệ thống nhận dạng khuôn mặt.

Ở Cáp Nhĩ Tân, thậm chí giới chức còn đặt camera theo dõi người lãng phí đồ ăn. Lãng phí thức ăn 3 lần sẽ bị chiếu ảnh lên "màn hình xấu hổ" trong nhà hàng.

Mặc dù vấn đề đã quá rõ ràng nhưng không phải ai cũng phản ứng thấu tình đạt lý trước hành động của các cơ quan chức năng. Mạng xã hội phẫn nộ: "Tức là tôi không thể gọi đồ ăn tùy thích mà tôi trả bằng tiền của mình?".

Mức phạt cho việc phung phí thức ăn vẫn chưa được đưa ra. Các đại biểu Quốc hội đang làm việc này, và hiện giờ vẫn chỉ biết hy vọng vào sự tuyên truyền và ý thức của người dân.

Tuy nhiên, đối với nhiều người Trung Quốc, thực phẩm dồi dào không phải là ý thích, mà là cơ hội tương đối mới mẻ để thể hiện sự giàu có của mình. Vì vậy, sẽ không dễ dàng để đạt được chừng mực, kể cả ép buộc. Giáo dục kiên trì có hiệu quả hơn là cấm đoán, đặc biệt là trong trường hợp ẩm thực ngon miệng.

Đọc thêm

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?
(PLVN) - Karaoke, virus, AI, deepfake… là một phần trong tập hợp 90 từ tiếng Anh nổi bật có ảnh hưởng định hình chín thập kỷ qua, phần nào phản ánh những phát triển xã hội, văn hóa, công nghệ, chính trị và môi trường đã định hình ngôn ngữ tiếng Anh từ năm 1934 đến năm 2024.

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'
(PLVN) - Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh vừa phối hợp với Trường Đại học TDTT Thượng Hải, Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đồng tổ chức thành công Hội nghị Khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.